Xuất hiện các chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là dấu hiệu của bệnh gì?

Hiện tượng nổi nhiều nốt chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là dấu hiệu của bệnh da liễu mà nhiều người gặp phải. Nếu bạn cũng gặp phải tình trạng tương tự như vậy có thể đây không phải là dấu hiệu bình thường mà có liên quan đến các bệnh lý khác. Vậy việc nổi chấm đỏ như nốt ruồi son là dấu hiệu liên quan đến bệnh gì có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Hãy cùng  diachiuytin giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bệnh gì
Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

 

Xuất hiện các chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là dấu hiệu của bệnh gì?

Nếu trên da xuất hiện các nốt đỏ giống nốt ruồi son thông thường là do cơ thể bạn đang phát ban, xuất huyết hoặc do sắc tố. Đối với da do sắc tố thì không ảnh hưởng đến sức khỏe và cũng không cần sự can thiệp của y học, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

Còn đối với nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi do xuất huyết hay phát ban thì người bệnh nên chú ý theo dõi vì có thể đang mắc phải một số bệnh liên quan. Các bệnh có thể gặp như sau:

1. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng Dengue là tác nhân chính gây ra. Bệnh khởi phát và lây nhiễm nhiều vào mùa mưa vì thời điểm này là lúc muỗi vằn bắt đầu sinh sản. Bệnh sẽ lây từ người bệnh thông qua mũi vằn.

Thông thường, sau khi tiếp xúc với mầm bệnh thời gian ủ bệnh từ 4-5 ngày trước khi phát bệnh. Bệnh sốt xuất huyết trải qua 4 giai đoạn: Ủ bệnh, sốt, tình trạng bệnh nguy hiểm, phục hồi. Bệnh tùy thuộc vào thể trạng mỗi người mà có các biểu hiện nặng nhẹ khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết rõ nhất của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao, phát ban xuất hiện các nốt đỏ trên da giống nốt ruồi son. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị đau họng, nhức đầu, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi.

Bệnh khi chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, lúc này bạch cầu và tiểu cầu sẽ giảm đi, dẫn đến hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu. Các nốt đỏ xuất huyết xuất hiện ngày càng nhiều, các nốt này có thể gây ngứa ngáy và khó chịu.

Ở giai đoạn nguy hiểm còn có thể dẫn đến xuất huyết não, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết bên trong bụng nặng hơn có thể gây tử vong. Sau khi vượt qua giai đoạn này, người bệnh sẽ hồi phục lại thể trạng bình thường.

2. Ung thư máu

Ung thư máu hay còn gọi bạch cầu cấp, bệnh khởi phát trong quá trình sản sinh ra các tế bào mới nhưng có một số tế bào máu bị ung thư. Các tế bào ung thư này sẽ phát triển rất nhanh theo cấp số nhân, chúng có thể ẩn nấp trong tủy xương làm cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu.

Các tế bào máu bình thường ngày càng giảm đi do các tế bào ung thư tấn công. Vì vậy, biểu hiện dễ nhận biết rõ nhất của bệnh là thiếu máu, người bệnh sẽ bị các dấu hiệu xuất huyết. Điển hình là trên da xuất hiện các chấm đỏ như nốt ruồi.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị xuất huyết đường tiêu hóa, niêm mạc, cơ tim, não,…Nặng hơn sẽ bị phì đại lợi, nổi các hạch, da nổi u hạt, lá lách, gan phì to,…

Xuất huyết giảm tiểu cầu

Xuất huyết giảm tiểu cầu là hiện tượng các tiểu cầu bị suy giảm, huyết tán ở mạch vi bị thiếu máu. Bệnh có thể do di truyền hoặc một số dị nguyên gây ra. Bệnh gặp nhiều ở những người từng cấy ghép tủy và tế bào máu, người bị ung thư, phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị nhiễm trùng, người bị nhiễm HIV.

Nổi nhiều nốt ruồi đó trên da
Xuất huyết giảm tiểu cầu

Dấu hiệu rõ nhất khi mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là trên da nổi các chấm đỏ như nốt ruồi son, đây là các nốt xuất huyết. Bên cạnh đó còn có các biểu khác như: 

  • Da bị bầm tím nhưng không rõ nguyên nhân
  • Các sắc tố da bắt đầu nhợt nhạt và có thể chuyển sang màu vàng
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt, đau đầu kèm theo trí nhớ bị suy giảm

Bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng hơn như: Đột quỵ, suy thận, hôn mê, nội tạng chảy máu,…

3. Bệnh suy tủy

Suy tủy cũng có thể dẫn đến nổi các chấm đỏ trên da như nốt ruồi son. Bệnh đặc biệt nguy hiểm vì khi khởi phát xương tủy đã không còn khả năng sản sinh ra các tế bào máu cung cấp cho cơ thể.

Bệnh suy tủy do nhiều nguyên nhân gây ra có thể do di truyền, do sử dụng một số loại thuốc điều trị trong thời gian dẫn đến các tác dụng phụ làm suy tủy.

Người bệnh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, các chất phóng xạ, nhiễm virus, nhiễm trùng trong thời gian dài,…Hay những người có tiền sử mắc các bệnh viêm tuyến ức, viêm các khớp, tuyến giáp, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng có thể mắc bệnh suy tủy.

Triệu chứng rõ nhất khi mắc bệnh suy tủy là xuất huyết trên da, nổi các chấm đỏ như nốt ruồi son. Và một số dấu hiệu sau:

  • Hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh
  • Sốt cao, viêm da, viêm mũi họng
  • Lòng bàn tay trắng 
  • Xuất huyết não, niêm mạc, đường tiêu hóa
  • Nhiễm trùng máu

4. Viêm mao mạch dị ứng

Viêm mao mạch dị ứng khởi phát khi hệ miễn dịch bị rối loạn, hệ thống vi mạch trong cơ thể bị tấn công dẫn đến tình trạng dị ứng da và xuất huyết.

Viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng

Bệnh viêm mao mạch dị ứng có một số dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Dưới da xuất hiện các mẩn đỏ như nốt ruồi son và không gây ngứa, các ban đỏ này xuất hiện ở cùng mông, đùi, cẳng tay, cẳng chân.
  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Đau nhức các khớp, cơ thể mệt mỏi
  • Bị xuất huyết tiêu hóa, đi tiểu ra máu, buồn nôn,..

Bệnh viêm mao mạch có thể gặp ở mọi lứa tuổi, khi nhận biết các dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên thăm khám và điều trị kịp thời để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

5. Giãn mao mạch

Giãn mao mạch là tình trạng các mao mạch máu bị giãn phình gây xuất huyết. Nguyên nhân dẫn đến giãn mao mạch là do đột biến gen ở thụ thể activin và endoglin làm cho các mạch máu bị vỡ ra, xuất huyết và hình thành các ban đỏ trên da.

Giãn mao mạch gồm các triệu chứng như: Chảy máu cam, trên da xuất hiện các mẩn đỏ không ngứa ngáy, đi đại tiện ra máu,…Bệnh nếu không được khống chế kịp thời sẽ dẫn đến thiếu máu gây đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

6. Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn chống lại các cơ quan trong cơ thể. Bệnh có một số biểu hiện thường gặp như:

  • Trên da xuất hiện các ban đỏ, các ban đỏ này thường sẽ có hình cánh bướm.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp, sốt nhẹ, sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đối với nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt.

Bệnh Lupus ban đỏ đặc biệt nguy hiểm vì ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể như các mao mạch máu và hệ thần kinh. Bệnh vẫn chưa tìm ra được pháp điều trị dứt điểm.

Vì vậy, người bệnh cần phải phối hợp điều trị, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh, đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác.

7. Sốt phát ban

Sốt phát ban hay gặp ở trẻ em, bệnh do virus gây ra có các biểu hiện như: Nóng sốt, trên người nổi các nốt đỏ không ngứa, đi kèm với một số triệu chứng:

  • Sưng bạch huyết ở vùng cổ
  • Tiêu chảy
  • Đau họng
  • Đau nhức các cơ, đau bụng
Sốt phát ban
Sốt phát ban

Sốt phát ban thông thường sẽ khỏi sau 7 ngày nếu cho trẻ nghỉ ngơi, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, và ăn uống điều độ và uống nhiều nước. Tuy nhiên, với một số trường hợp, trẻ sốt cao, có nguy cơ gây ra các biến chứng thì người lớn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều trị.

8. Bệnh sởi

Bệnh sởi do virus Paramyxovirus là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Bệnh có thể gặp ở mỗi lứa tuổi và có tính truyền nhiễm cao. Thời gian khởi phát bệnh cao nhất vào mùa xuân và có thể phát triển thành dịch.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là trên da xuất hiện các nốt đỏ như nốt ruồi son, hiện tượng này có thể xuất hiện khắp trên cơ thể người bệnh. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như: Sốt, ho, sổ mũi, viêm kết mạc mắt,…

9. Bệnh dày sừng nang lông

Bệnh dày sừng nang lông xảy ra khi ở bề mặt da tích tụ Keratin quá nhiều dẫn đến tình trạng lỗ chân lông bị bít, từ đó hình thành các nốt sẩn đỏ trong phạm vi lỗ chân lông. Bệnh tuy có khả năng di truyền nhưng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Tuy nhiên, bệnh dày sừng nang lông gây mất thẩm mỹ vì các nốt sần xuất hiện trên da, khiến người bệnh không tự tin ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh có thể đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách làm giảm tình trạng dày sừng nang lông

10. Ung thư da

Trên da xuất hiện các chấm đỏ như nốt ruồi son nhưng không gây ngứa, cũng có thể bạn đang mắc bệnh ung thư da. Đây là bệnh lý nguy hiểm, theo thời gian, các chấm đỏ này sẽ nổi càng nhiều nhưng không có biểu hiện đau rát hay ngứa ngáy châm chích.

Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu này, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán, làm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son có nguy hiểm không?

Tình trạng da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son tuy không gây ngứa rát, châm chích. Nhưng là biểu hiện của các bệnh tương đối nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. 

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son có nguy hiểm không?
Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son có nguy hiểm không?

Vì vậy, người bệnh không được xem thường và không điều trị đúng cách hay bỏ điều trị giữa chừng. Người bệnh cần đến bệnh để được thăm khám, điều trị theo liệu trình để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là một số bệnh liên quan đến tình trạng nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son cũng như cảnh cáo về sự nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Lưu ý, người bệnh điều trị theo đúng liệu trình trị liệu của bác sĩ, không được tự dùng thuốc điều trị vì có thể gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Post Comment