TOP 7 phương pháp chữa á sừng bằng lá trầu không cực kỳ hiệu quả

Chữa á sừng bằng lá trầu không là một trong những phương pháp giúp da giảm bong tróc nhanh, ức chế được sự phát triển và lây lan của vi khuẩn hoặc nấm gây hại. Đồng thời phương pháp này cũng sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo da mới, giúp da sớm hồi phục lại như ban đầu.

TOP 7 phương pháp chữa á sừng bằng lá trầu không cực kỳ hiệu quả

Trầu không là loại thực vật khá quen thuộc với nhiều người, thường được sử dụng ăn kèm với cau và vôi. Ngoài ra, nó còn được dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc dân gian giúp chữa các loại bệnh lý về da, trong đó có bao gồm cả bệnh á sừng.

Chữa á sừng bằng lá trầu không
Lá trầu không thường được dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc dân gian để chữa các bệnh lý về da, trong đó có á sừng.

 

Trong Đông Y, lá trầu không được biết đến là vị thuốc có tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm lành vết thương hiệu quả. Người bị á sừng khi dùng lá trầu không để chữa có thể cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là giảm bong tróc da nhanh, giúp tái tạo làn da mới mịn màng như trước.

Còn theo Y học hiện đại, lá trầu không chứa nhiều dưỡng chất có lợi với người bị á sừng. Trong đó có 2,4% là tinh dầu bao gồm: vitamin (A, B1, B2), khoáng chất (kali, iot) và axit nicotinic. Các chất này có khả năng kháng sinh rất mạnh, ức chế được sự phát triển và lây lan của nấm hoặc vi khuẩn gây hại. Đồng thời, nó còn giúp làm dịu tổn thương, làm cho da trở nên mềm mại, giảm bong tróc, ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng khi cào gãi quá nhiều.

Ngoài ra, trong lá trầu không còn chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, có khả năng ức chế gốc tự do nên sẽ đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương, giúp da sớm hồi phục như ban đầu.

Cách chữa á sừng bằng lá trầu không giảm bong tróc da nhanh

Có rất nhiều cách chữa á sừng bằng lá trầu không, nhưng không phải cách nào cũng an toàn và cho hiệu quả cao. Dưới đây là 7 cách chữa giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là giảm bong tróc da nhanh. Mời bạn tham khảo!

1. Chữa á sừng bằng cách uống nước lá trầu không

Dùng lá trầu không để nấu nước uống là một trong những cách chữa á sừng hiệu quả nhất. Khi dung nạp vào cơ thể, các hoạt chất trong lá trầu không sẽ thẩm thấu sâu vào trong máu và đào thải các tác nhân gây hại ra ngoài. Từ đó da sẽ hồi phục lại dần, không còn bong tróc và ngứa ngáy nữa.

Chữa á sừng bằng lá trầu không
Dùng lá trầu không để nấu nước uống là một trong những cách chữa á sừng hiệu quả nhất

Nguyên liệu cần có: 10 lá trầu không bánh tẻ

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem đi ngâm trong nước muối pha loãng, sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo.
  • Dùng dao cắt nhỏ lá trầu không ra, cho vào nồi nấu sôi với một lượng nước vừa đủ trong 10 phút.
  • Lọc lấy nước và bỏ đi phần bả, chia chúng thành 2 phần bằng nhau để uống trong ngày.

2. Chữa á sừng bằng cách ngâm nước lá trầu không

Theo các nghiên cứu, người bị á sừng nên nấu nước lá trầu không ngâm vùng da bị tổn thương mỗi ngày. Cách này sẽ giúp loại đi các vi khuẩn còn trú ẩn trên bề mặt da, giữ cho da luôn sạch sẽ, thông thoáng, tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Đồng thời cung cấp được thêm độ ẩm cho da, giúp da giảm bong tróc.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá trầu không
  • 2 lít nước

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem đi rửa sạch và ngâm trong nước muối 15 phút để làm loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn còn xót lại.
  • Vớt lá trầu không ra và để ráo nước. Sau đó vò nát và cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước.
  • Đun hỗn hợp sôi lên thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục nấu trong 10 phút để hoạt chất lá trầu không tan ra hết trong nước.
  • Tắt bếp và lọc lấy phần nước. Sau đó pha loãng phần nước vừa thu được với nước sạch để tiến hàng ngâm vùng da bị á sừng.
  • Có thể dùng phần bả chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày đến khi da không còn bong tróc nữa.

3. Chữa á sừng bằng cách tắm lá trầu không

Chữa á sừng bằng cách tắm lá trầu không thường được áp dụng khi tổn thương xảy ra trên diện rộng. Khi thực hiện cách này, người bệnh sẽ kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh á sừng như khô cứng, nức nẻ, bong tróc,…giúp da sớm mịn màng trở lại.

Chữa á sừng bằng lá trầu không
Chữa á sừng bằng cách tắm lá trầu không thường được áp dụng khi tổn thương xảy ra trên diện rộng

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá trầu không tươi
  • 1 thìa muối biển
  • 3 lít nước

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem rửa với nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn, đất cát.
  • Vò nát lá trầu không và cho vào nồi nấu cùng muối và nước đã chuẩn bị.
  • Đun sôi trong 10-15 phút đến khi hoạt chất trong lá trầu không tan ra hết thì tắt bếp.
  • Đổ ra thau và pha thêm nước để tắm. Có thể dùng phần bả chà nhẹ lên vùng da bị á sừng để tăng thêm hiệu quả điều trị.
  • Thực hiện 1 lần/ngày, sau 5-10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm dần.

4. Chữa á sừng bằng cách bôi nước lá trầu không

So với cách chữa á sừng bằng lá trầu không khác thì cách này khá đơn giản nhưng lại cho hiệu quả cao. Người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà mà không tốn nhiều thời gian và chi phí.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100gr lá trầu không tươi

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không sau khi mua về thì bỏ đi phần hư và thúi úng, chỉ giữ lại lá tươi.
  • Đem lá trầu không rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo.
  • Cho lá trầu không vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn.
  • Vắt lấy nước cốt và dùng để bôi lên vùng da cần điều trị.
  • Thực hiện đều đặn 3-5 lần/ngày thì á sừng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
  • Có thể kết hợp bôi nước lá trầu không vào ban ngày và đắp bả trầu không vào ban đêm để tăng thêm hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

5. Chữa á sừng bằng cách đắp lá trầu không

Theo dân gian, dùng bã lá trầu không đắp lên vùng da bị á sừng sẽ giúp tiêu độc, giảm viêm, làm mát da một cách hiệu quả. Người bệnh chỉ cần thực hiện 1 lần/ngày thì các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, nức nẻ sẽ sớm biến mất.

Chuẩn bị: Lá trầu không tươi

Cách thực hiện:

  • Đem lá trầu không đi rửa sạch, để ráo nước.
  • Dùng dao cắt nhỏ lá trầu không và cho vào cối giã nát.
  • Làm sạch vùng da bị á sừng, rồi tiến hành đắp lá trầu không lên vùng da cần điều trị.
  • Dùng gạc y tế hoặc vải mềm băng xung quanh lại để cố định, tránh không cho lá trầu không rớt ra ngoài.
  • Giữ nguyên trong 30 phút rồi tháo ra, rửa sạch lại với nước.

6. Chữa á sừng bằng lá trầu không và bồ kết

Người ta tìm thấy trong bồ kết nhiều hoạt chất saponin có tác dụng kháng viêm, làm sạch da và loại bỏ đi tác nhân gây hại một cách hiệu quả nên đã kết hợp lá trầu không và bồ kết để chữa á sừng.

Sự kết hợp này đã đánh tan được tình trạng bong tróc, khô ráp của da chỉ trong thời gian ngắn, khiến chúng trở nên thật mềm mại và mịn màng.

Chữa á sừng bằng lá trầu không
Lá trầu không kết hợp với bồ kết sẽ đánh tan được tình trạng bong tróc, khô ráp của da chỉ trong thời gian ngắn

Chuẩn bị:

  • 10 lá trầu không tươi
  • 5 trái bồ kết khô
  • 1 lít nước

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước.
  • Bồ kết khô rửa sạch và cắt thành từng khúc ngắn.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun sôi trong 20-30 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau và pha thêm nước lạnh để giảm độ nóng.
  • Tiến hành ngâm rửa vùng da cần điều trị trong 15-20 phút.
  • Rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày thì sau một thời gian bệnh á sừng sẽ khỏi.

7. Chữa á sừng bằng cách kết hợp lá trầu không với các dược liệu khác

Ngoài cách chữa á sừng trên, người bệnh có thể dùng lá trầu không kết hợp với một số dược liệu khác để đầy lùi tình trạng bong tróc, nứt nẻ, khô ráp và khó chịu trên da một cách hiệu quả.

Nguyên liệu cần có:

  • 7 lá trầu không tươi bánh tẻ
  • 2 nắm rau răm
  • 10 lá bèo hoa dâu
  • 1 nắm muối
  • 3 lít nước

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không, rau dăm, hoa dâu đem rửa sạch với nước, sau đó ngâm với nước muối pha loãng trong 10-15 phút.
  • Vớt tất cả nguyên liệu ra và để ráo rồi cho vào nồi nấu cùng 3 lít nước.
  • Đun sôi trong 20 phút thì cho muối vào, dùng muỗng hoặc đũa khuất đều đến khi tan hết thì tắt bếp.
  • Lọc lấy 1/5 lượng nước để uống, phần còn lại dùng ngâm rửa vùng da bị á sừng.
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày đến khi bệnh hết hẳn thì ngưng sử dụng.

Những lưu ý khi dùng lá trầu không chữa bệnh á sừng

Chữa á sừng bằng lá trầu không được nhiều người đánh giá là an toàn, lành tính và ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên khi áp dụng, người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Lá trầu không khi dùng để chữa bệnh á sừng nên chọn loại tươi, không bị hư úng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
  • Tuyệt đối không dùng lá trầu không chữa bệnh á sừng cho phụ nữ mang thai và cho con bú nếu không muốn xảy ra hậu quả đáng tiếc.
  • Đây là bài thuốc dân gian nên hiệu quả điều trị thường chậm. Người bệnh cần kiên trì thực hiện đúng liều lượng và hướng dẫn để đạt kết quả điều trị tốt nhất. Tránh nôn nóng sử dụng sai cách sẽ dễ xảy ra phản ứng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Cách chữa này chỉ mang lại hiệu quả với những trường hợp á sừng nhẹ. Với các ca bệnh nặng và kéo dài không nên áp dụng cách này.
  • Nếu sau vài ngày sử dụng mà các triệu chứng á sừng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu dị ứng thì người bệnh cần ngưng sử dụng ngay. Sau đó đến gặp bác sĩ để thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp hơn.
  • Chỉ nên dùng lá trầu không để vệ sinh da hoặc uống trong ngày. Tránh để qua đêm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe người bệnh.
  • Không gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị á sừng vì có thể khiến tổn thương lan rộng, gây lỡ loét, nhiễm trùng.
  • Không tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc chất tẩy rửa mạnh vì chúng có thể khiến các triệu chứng á sừng trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp bắt buộc, phải sử dụng bao tay hoặc đồ bảo vệ để giảm tổn thương trên da.
  • Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ và cắt ngắn móng để loại bỏ nơi trú ẩn của vi khuẩn, hạn chế chúng xâm nhập vào da gây tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Có thể kết hợp sử dụng thêm kem dưỡng trong thời gian chữa á sừng bằng lá trầu không để cung cấp độ ẩm cho da, giúp da mềm mại và mịn màng hơn, giảm tình trạng bong tróc và ngứa ngáy.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các loại rau xanh, trái cây vào thực đơn để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
  • Kiêng các loại thức ăn cay nóng, các loại thực phẩm dễ dây dị ứng, rượu bia, nước ngọt có gas,… vì chúng có thể khiến tình trạng á sừng bùng phát dữ dội hơn.
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể để giữ ẩm cho da và giúp quá trình đào thải độc tố diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể đủ mạnh để chống lại các tác nhân gây hại.

Trên đây là 7 cách chữa á sừng bằng lá trầu không giảm bong tróc da nhanh. Hi vọng sẽ giúp mọi người tìm được cách chữa trị phù hợp, cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh và sớm trả lại làn da mịn màng như ngày nào.

Post Comment