TOP 7 Cách giúp giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa cực nhanh
Viêm da cơ địa là căn bệnh thường gây ra cảm giác ngứa ngáy rất nhiều cho người bệnh và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc đặt trị, các bác sĩ da liễu thường khuyến khích người bệnh nên kết hợp với các phương pháp điều trị tại nhà để giảm ngứa hỗ trợ việc điều trị bệnh tốt hơn.
Cụ thể, bạn có thể áp dụng 7 cách giảm ngứa do viêm da cơ địa tại nhà như sau:
1. Chườm đá lạnh giúp giảm ngứa do viêm da cơ địa
Với các trường hợp viêm da cơ địa kéo theo các triệu chứng như ngứa, sưng rát,… Người bệnh có thể dùng những viên đá lạnh để chườm vào các vùng da bệnh, từ đó giúp cải thiện tình trạng da nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Trước khi thực hiện bạn nên sát trùng da với các dung dịch chuyên dùng.
- Dùng gạt quấn quanh viên đá lạnh.
- Đắp lên da khoảng 2 – 3 phút.
- Thực hiện phương pháp này mỗi tuần từ 3 – 4 lần để cải thiện nhanh chóng tình trạng sưng viêm.
Theo các nghiên cứu của bác sĩ tại Mỹ, những người có tình trạng viêm da cơ địa nên giữ một khối đá lạnh để làm mát vùng da ngứa. Sự kích thích lạnh có thể làm gián đoạn các cơn ngứa cho cơ thể, phá vỡ chu kỳ ngứa khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
2. Tắm lá trầu không giảm ngứa do viêm da cơ địa
Tắm lá trầu không chữa viêm da cơ địa và một phương pháp dân gian được áp dụng tương đối phổ biến. Theo ghi chép của Y học cổ truyền, loại thảo được này có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng hành khí, tiêu viêm và chống ngứa hiệu quả. Với những đặc tính này mà từ lâu lá trầu không đã được tận dụng điều trị các bệnh do viêm da cơ địa, bệnh mề đay, mẩn ngứa,…
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá trầu không và để ráo nước.
- Đun sôi 2 – 3 lít nước sau đó vò nát trầu không và cho vào nồi.
- Đun thêm khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp.
- Hòa hỗn hợp vừa thu được với một ít nước lạnh (không nên tắm nước quá nóng vì sẽ gây kích ứng khiến da ngứa nhiều hơn.
- Dùng hỗn hợp này tắm mỗi tuần 3 – 4 lần.
Ngoài ra, tác dụng của loại thảo được này không chỉ được lưu truyền qua dân gian mà còn được chứng minh dựa trên cơ sở khoa học. Qua các nghiên cứu hiện đại cho rằng, lá trầu không có chứa một số thành phần tốt chp da như Estragol, Menthol và Chavicol. Do đó, khi sử dụng lá trầu không chửa viêm da cơ địa có thể làm giảm ngứa, tiêu viêm, ngăn ngừa các hiện tượng viêm nhiễm một cách hiệu quả nhất.
3. Bôi gel nha đam giúp giảm ngứa do viêm da cơ địa
Nha đam hay còn gọi là lô hội thường được sử dụng để nấu nước uống hoặc chế biến thành các món ăn giúp giải khát và thanh nhiệt. Bên cạnh đó, các thành phần chứa trong nha đam có tác dụng cải thiện các chứng bệnh ngoài da như mụn trứng cá, vết bỏng nhẹ, chàm, bệnh nổi mề đay và đặc biệt là viêm da cơ địa. Ngoài ra, các thành phần chứa trong nha đam như polysaccharide và monosaccharide có tác dụng tăng cường miễn dịch và kháng virus.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 lá nha đam tươi.
- Gọt bỏ vỏ và rửa sạch mủ.
- Dùng thìa sạch cạo lớp gel trong suốt và thoa lên vùng da bị tổn thương.
- Sau 20 – 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
Trong nha đam còn chứa các loại axit béo chưa bão hòa, những chất này có tác dụng làm giảm dị ứng, giảm ngứa, tiêu sưng, thúc đẩy lên da non và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Do đó, dân gian thường sử dụng phương pháp này để điều trị các bệnh về dị ứng da, viêm da cơ địa cấp tính và cả viêm da cơ địa mãn tính. Ngoài ra, trong giai đoạn tổn thương da bắt đầu khô lại, có dấu hiệu của dày sừng, nứt nẻ và thô ráp. Sử dụng gel nha đam bôi lên da có thể làm giảm viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm và giúp làm lành các tổn thương nhanh chóng.
4. Tắm bột yến mạch giảm ngứa do viêm da cơ địa
Bột yến mạch là nguyên liệu không chỉ được biết đến với công dụng tắm trắng, làm đẹp mà nó còn chữa viêm da cơ địa rất hiệu quả. Trong thực phẩm này có chứa thành phần saponin với tác dụng làm sạch và dịu nhẹ cho da, không gây kích ứng cho các vết mẩn đỏ như các loại xà bông thông thường có tính tẩy rửa cao. Vì vậy, bạn có thể sử dụng bột yến mạch để cải thiện các triệu chứng của bệnh và làm giảm nguy cơ tái phát.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nước ấm và 3 thìa bột yến mạch.
- Hòa 2 nguyên liệu lại với nhau và khuấy đều.
- Tắm trực tiếp hỗn hợp này sau đó tắm lại một lần nữa với nước sạch.
- Thực hiện 1 lần/ ngày để các tổn thương trên da mau lành.
Tắm bột yến mạch giúp sát trùng và hạn chế các vi khuẩn có hại do bên trong nó có chứa một hàm lượng kẽm dồi dào. Thêm vào đó là thành phần avenanthramides có tác dụng kháng viêm và giảm ngứa vô cùng hiệu quả. Theo các nhà nghiên cứu cho thấy rằng, thành phần này còn có tác dụng thúc đẩy tốc độ lành của vết thương và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.
5. Sử dụng máy tạo độ ẩm giảm ngứa do viêm da cơ địa
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng là cách lựa chọn của nhiều người khi thời tiết bắt đầu thay đổi. Theo đó, độ ẩm và thời tiết khô lạnh chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh viêm da cơ địa bùng phát mạnh. Viêm da cơ địa vào lúc này khiến cho da bị tổn thương nặng nề, mất cân bằng độ ẩm làm cho da khô và trở nên dễ kích ứng hơn. Nếu không được khắc phục kịp thời, quá trình này có thể sẽ khiến cho viêm, ngứa da trở nên nặng hơn.
Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp cho da bạn hạn chế được tình trạng thoát hơi nước, từ đó giúp làm giảm hiện tượng ngứa do khô ráp, nứt nẻ. Đồng thời, bạn có thể kết hợp với một chút tinh dầu tràm trà hoặc bạc hà để tạo cảm giác thư thái và thoải mái. Người bệnh cũng nên bổ sung đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể được hoạt động tốt hơn, từ đó giúp các chức năng của tế bào da được cân bằng thúc đẩy quá trình tái sinh da mới.
6. Ngâm lá ngải dại giảm ngứa do viêm da cơ địa
Lá ngải dại trong Y học cổ truyền được biết đến với các thành phần kháng viêm, giảm ngứa tự nhiên, chúng có tác dụng nhất định trong việc điều trị bệnh viêm da cơ địa nói riêng và các bệnh da liễu nói chung.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50 gram lá cây ngải dại, rửa sạch với nước và để ráo.
- Vò nát lá rồi cho vào nồi đun cùng với 1 ít muối hạt to, đổ ngập nước.
- Đun sôi trong vòng 15 phút rồi tắt bếp.
- Để nước nguội sau đó dùng để ngâm hoặc rửa các vùng da bị tổn thương.
- Sau khi ngâm rửa nên rửa lại bằng nước sạch.
- Bệnh nhân nên áp dụng cách này 2 -3 lần mỗi ngày và sử dụng liên tục trong 10 – 25 ngày.
Hiệu quả của cây ngải dại chữa bệnh viêm da cơ địa được lưu truyền trong dân gian như một bài thuốc quý. Các hoạt chất trong cây ngải dại đều là tinh dầu, chúng có vai trò giúp kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng như một chất làm cân bằng độ ẩm trên da, giúp làm mềm da, hạn chế được tình trạng ngứa ngáy, khô ráp da viêm da cơ địa gây ra.
7. Xông lá lốt giảm ngứa do viêm da cơ địa
Lá lốt là một trong những vị thuốc nam được nhiều người lựa chọn sử dụng để chữa viêm da cơ địa vì rất dễ tìm, giá thành rẻ nhưng lại có hiệu quả nhất định. Theo đó, các triệu chứng như ngứa ngáy khó chịu, mẩn đỏ, da bị phù nề dần tiêu biến khi người bệnh sử dụng phương pháp xông lá lốt. Đây cò là một cách điều trị bệnh lành tính và an toàn nên được sử dụng rất rộng rãi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối loãng diệt khuẩn.
- Cho lá lốt vào nồi và đun sôi trong 5 phút để tinh chất được chiếc xuất ra nước.
- Khi nước còn nóng, mở hé nắp nồi, dùng khăn kín trùm lên người.
- Để hở vùng da bị viêm tiếp xúc vừa phải với hơi nước nóng của lá lốt bốc lên trong 15 – 20 phút.
- Thực hiện phương pháp này mỗi tuần 3 – 4 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, lá lốt theo ghi nhận của các nghiên cứu hiện đại có chứa các thành phần tinh dầu và các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm sát trùng như: flavonoid, ancaloit, benzyl axetat, beta – caryophylen,… Với những tác dụng này có thể thấy lá lốt không chỉ tốt cho viêm da cơ địa mà còn các bệnh về da liễu khác.
Lưu ý: Chữa viêm da cơ địa bằng cách xông lá lốt chỉ phù hợp với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, các vết thương chưa bị lở loét. Đối với những trường hợp nặng hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng thì áp dụng phương pháp này không mang lại kết quả điều trị tốt, hơn nữa nó còn làm cho các vết thương lây lan nhanh gây nguy hiểm.
Lưu ý khi điều trị ngứa do viêm da cơ địa tại nhà
Chữa viêm da cơ địa tại nhà là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tất cả các phương pháp điều trị viêm da tại nhà điều chỉ áp dụng cho những vùng da viêm mới tái phát, các vết thương không hở và không có bất kì dấu hiệu lỡ loét nào.
- Để cách chữa trị viêm da cơ địa tại nhà đạt được hiệu quả, người bệnh nên sử dụng các nguồn nguyên liệu tươi sạch để đảm bảo an toàn và các thành phần dược tính vốn có.
- Trong quá trình điều trị tại nhà, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên dùng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ.
- Khi áp dụng các phương pháp nên chú ý nhẹ nhàng với vùng da bị thương, tránh chà xát mạnh tay sẽ khiến cho các mô mềm tại đây bị kích ứng, gây ngứa và viêm nhiễm nặng hơn.
- Nên vệ sinh da sạch sẽ trước khi sử dụng các phương pháp điều trị. Tuyệt đối không dùng các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh sẽ làm tổn thương da.
Trên đây là những cách chữa ngứa do viêm da cơ địa tại nhà. Hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Nên chú ý theo dõi diễn biến tình trạng bệnh của mình trong quá trình tự điều trị. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra nên báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.