Nghẹt mũi khi ngủ là một trong dấu hiệu thường gặp ở bệnh hô hấp, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và không yên giấc. Bơi chúng sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và xuất hiện những biến đổi về thể chất lẫn tinh thần.
Nghẹt mũi thông thường là tình trạng tắc nghẽn 1 hoặc cả 2 bên cánh mũi, khiến cho việc hô hấp trở nên khó khăn và thường phải thở bằng miệng. Thông thường đa số người bệnh khi gặp tình trạng nghẹt mũi đều cho rằng căn bệnh này không quá nghiêm trọng nhưng nếu nghẹt mũi trong một thời gian dài và tái đi tái lại nhiều lần thì đó cũng là dấu hiệu cảnh báo có thể bản đang gặp phải những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe cần có biện pháp can thieepk kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt mũi khi ngủ:
Thông thường, nghẹt mũi chủ yếu xảy ra do các bệnh lý về mũi trước đó. Tuy nhiên có một số người bị thường xuyên quanh năm, cũng có một số chỉ bị trong vài ngày hoặc thời điểm cụ thể nào đó trong năm. Trong một số trường hợp, bệnh có thể do nhiều nguyên nhân và yếu tố cộng hưởng.
Do dị tật bẩm sinh:
Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, do có một tấm màng mỏng hoặc một khối xương bín kín cửa sau mũi (tắc hẹp mũi sau). Trẻ có thể bị tắt hẹp 1 hoặc cả 2 bên mũi, khiến trẻ không thể thở được.
Các bệnh về mũi:
- Cảm cúm: đây là nguyên nhân thường gặp nhất khi nghẹt mũi có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức người. Cảm cúm do virut gây ra thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
- Viêm xoang: đây là tình trạng viêm lớp niêm mạc lót phía bên trong các xoang. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng sau khi cảm cúm, làm tăng tiết dịch, dịch từ xoang chảy qua khe mũi gây nghẹt, khó thở kéo dài.
- Viêm mũi dị ứng: một số người gặp phải tình trạng này thường rất nhạy cảm với sự biến đổi khí hậu hoặc sự ô nhiễm môi trường trầm trọng. Tình trạng này còn kéo theo các biểu hiện như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, ngứa mũi, ..
- Viêm Amidan: là loại bệnh dễ mắc nhưng khó chữa trị và rất hay gặp ở trẻ em. Do vi khuẩn tích tụ trong hố amidan và các dịch mũi còn tồn đọng gây tắc nghẽn hô hấp.
Do tác nhân bên ngoài:
- Khói thuốc lá: nếu ở nhà hoặc xung quanh nơi bạn sống và làm việc có người hút thuốc lá thì mỗi sáng thức dậy hay khi đi ngủ bạn sẽ dễ bị viêm mũi, gây nghẹt mũi kéo dài. Đây cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến các bệnh lý xoang mãn tính.
- Lông thú: hầu hết hiện nay nhà nào cũng có 1 vài bạn thú cưng như chó, mèo, chim,..Nếu thú cưng của bạn cùng ngủ chung hoặc vệ sinh không cẩn thận thì chúng có thể khiến bạn bị nghẹt mũi khi ngủ.
Nếu bạn không muốn tình trạng nghẹt mũi kéo dài thì hãy ngừng ngủ chung với chúng. Hãy nên tắm rửa cho thú cưng thường xuyên, lựa chọn sàn nhà phù hợp để tránh lông thú bám dính trên đó.
- Phấn hoa: Mùa xuân và mùa thu là thời điểm bạn dễ bị dị ứng với phấn hoa nhất. Phấn hoa là nguyên nhân làm tăng chất tiết trong mũi và gây ra tình trạng sưng nề các mô bên trong mũi khiến bạn thấy khó thở và nghẹt mũi.
- Nấm mốc: Ngôi nhà của bạn nên được dọn dẹp và kiểm tra nấm mốc thường xuyên ở một số nơi như: phòng tắm, nhà vệ sinh, góc bếp, tầng hầm, nơi để rác,…..
7 cách làm thông mũi nhanh chóng tại nhà:
Nghẹt mũi không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu chúng ta biết cách điều trị kịp thời. Dù bạn nghẹt mũi vì lý do gì cũng sẽ có những mẹo giúp cải thiện nhanh chóng.
1. Sử dụng thuốc tây:
Thuốc tây là biện pháp đầu tiên khi bạn gặp phải triệu chứng nghẹt mũi. Hiện có một số loại có tác dụng làm co mạch như naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin… . Các thuốc này có sẵn tại các nhà thuốc, giúp giảm sưng, dung huyết làm cho mũi dễ thở tạm thời. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều vào thuốc tây, cũng như nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
2. Xông hơi:
Đây là một mẹo dân gian nhưng cũng vô cùng hiệu quả khi bạn bị nghẹt mũi. Khi hít một hơi sâu, hơi ấm sẽ đi trực tiếp vào đường mũi làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp đường thở được thông thoáng hơn.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 chén nước nóng
- Thêm oải hương, tinh dầu xả giúp tăng mùi hương
- Dùng khăn trùm kín đầu để hơi nước bốc lên trong khoảng 10 phút
- Chú ý khoảng cách an toàn giữa nước và mặt để tránh hơi nước làm bỏng da.
- Duy trì 2-3 lần/ tuần sẽ thấy hiệu quả rõ hơn
3. Sử dụng nước muối:
Biện pháp này đã được rất nhiều người áp dụng, vì đây là cách điều trị nghẹt mũi nhanh và tiết kiệm nhất.
- Cách 1: Dùng nửa thìa cà phê muối pha vào ¼ lít nước (khoảng ⅔ lon bia). Cho dung dịch muối vào dụng cụ nhỏ giọt hoặc đơn giản hơn là chai nhỏ mũi (nhỏ mắt) đã hết. Nhỏ khoảng 2-3 giọt vào từng mũi. Lưu ý khi xịt vào mũi nhớ hít nhẹ đều để nước muối có thể vào sâu hơn.
- Cách 2: Bạn vẫn dùng dung dịch pha như trên, hãy ngâm 1 lượng vừa miệng, sau đó ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng (đừng nuốt). Hãy đẩy hơi lên cho nước muối trở lại, tạo thành tiếng động trong cổ họng.
Bạn nên lựa chọn 1 trong 2 cách trên và thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả thần kì của nước muối.
4. Trà gừng:
Củ gừng là nguyên liệu dễ tìm và được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau. gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng long đờm bổ phổi, thường được dùng để chữa nghẹt mũi, sung huyết phổi, kích thích tiêu hóa.
Cách làm: Đập dập gừng, cho vào nồi, cứ mỗi 1 củ gừng tươi thì đổ vào 2 cốc nước rồi đun sôi khoảng 10p. Sau đó vớt gừng ra , bỏ thêm ít đường và mật ong, thêm chút chanh. Cứ cách 2-3 giờ uống 1 cốc, duy trì uống đến khi nước mũi chảy ra nhiều và hết ngạt.
5. Điều chỉnh tư thế ngủ:
Tư thế ngủ là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghẹt mũi về đêm. Nếu bạn đang nằm sai tư thế thì hãy mau thay đổi ngay để giấc ngủ được sâu và ngon hơn.
Khi ngủ bạn không được kê gối quá cao sẽ khiến hơi thở khó khăn hơn. Khi nghẹt mũi không nên nằm nghiêng có thể khiến 1 hoặc 2 mũi bị tắc nghẽn hoàn toàn. Do đó, nằm ngửa là lựa chọn tốt nhất sẽ giúp chất nhầy chảy xuống cổ họng, lưu thông đường hô hấp.
6. Sử dụng tỏi:
Tỏi chứa nhiều vitamin C, vài selen, sulfur và một số vi chất có lợi giúp miễn dịch cho cơ thể. Tỏi giúp giảm viêm, tiết nhầy, nhờ thế sẽ giúp khoang mũi thông thoáng và dễ chịu hơn.
- Cách 1: Tỏi và mật ong
Giã nhuyễn khoảng 3-5 tép tỏi
Cho vào 1-2 thìa cà phê mật ong, sau đó trộn đều lên
Ăn hỗn hợp trên trước trước bữa ăn.
- Cách 2: Chuẩn bị khoảng 2 lít nước sôi
Đập dập 3-5 tép tỏi cho vào nước đã đun sôi
Có thể thêm 1 ít muối để tăng khả năng kháng khuẩn
Dùng khăn trùm đầu và xông hơi.
7. Thông mũi bằng khăn ấm
Thêm một cách điều trị nghẹt mũi vừa nhanh vừa hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Bạn chỉ việc dùng 1 chiếc khăn sạch nhúng vào nước ấm. Vắt khăn cho ráo nước và đắp ngang lên mũi, nằm thư giản đến khi khăn nguội đi. Sau đó có thể nhúng khăn thêm 3-4 lần, liên tục làm như vậy trong vài ngày sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi giảm đi đáng kể.
Cách phòng ngừa nghẹt mũi khi ngủ
Các cụ ngày xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thay vì đợi đến khi có bệnh mới lo lắng điều trị thì bạn nên phòng ngừa ngay từ đầu bằng các cách sau:
- Để tránh gặp phải tình trạng nghẹt mũi kéo dài gây khó chịu cho cơ thể bạn nên vệ sinh mũi sạch sẽ và thường xuyên mỗi ngày chứ không nhất thiết là khi có vấn đề về mũi mới thực hiện.
- Cung cấp đầy đủ nước và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể hằng ngày. hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, ăn thật nhiều hoa quả, rau xanh. Ngoài ra, nên bổ sung vitamin, nhất là B5, … là phương pháp ngăn ngừa nghẹt mũi tốt nhất.
- Đối với những người bị nghẹt mũi do dị ứng thì nên tránh xa tiếp xúc với bụi bẩn, vệ sinh gối, chăn, ga thường xuyên để có giấc ngủ ngon hơn.
Trên đây là một số cách tham khảo để người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, mọi người nên cân nhắc để lựa chọn biện pháp phù hợp nhất cho bản thân. Nếu tình trạng nghẹt mũi khi ngủ kéo dài quá lâu và không khuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và biện pháp điều trị tốt nhất.