Viêm mũi dị ứng là căn bệnh về đường hô hấp, có thể xuất hiện trên mọi đối tượng. Người bệnh mắc phải viêm mũi dị ứng sẽ luôn cảm thấy khó khăn trong công việc và cuộc sống. Nhằm giải quyết được tình trạng trên, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể cải thiện các triệu chứng như: hắt xì, nghẹt mũi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, phát ban,…
Top 6 loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả và phổ biến trên thị trường
Một số loại thuốc được các bác sĩ chuyên dùng trong việc chữa bệnh viêm mũi dị ứng như Cyproheptadine, Allergex Acrivastine , Carbinoxamine, Fexofenadine, Rhinopront®,… Mỗi loại thuốc sẽ có công dụng cũng như cách sử dụng khác nhau vì vậy người bệnh cần tìm hiểu thông tin chi tiết để không bị ảnh hưởng bởi những tác dụng không mong muốn.
1. Thuốc Cyproheptadine
Thuốc Cyproheptadine thuộc nhóm thuốc kháng Histamin, thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến dị ứng. Thuốc có tác dụng cải thiện nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng như: phát ban, ngứa ngáy, chảy nước mắt, hắt xì, chảy nước mũi,…
Cách dùng:
Dưới đây là cách dùng tham khảo của thuốc Cyproheptadine, tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh thì bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp:
- Đối với người lớn: Ở liều khởi đầu sẽ uống 3 lần/ngày với liều lượng 4 mg/lần. Khi chuyển sang liều duy trì thì uống 12 – 32 mg/ngày tùy tình trạng bệnh, nhưng không được vượt quá 0.5 mg/kg/ngày.
- Đối với trẻ em: Từ 2 – 6 tuổi sẽ uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 2 mg và không vượt quá 12 mg/ngày. Từ 7 – 14 tuổi cũng uống 2 – 3 lần/ngày nhưng mỗi lần uống sẽ dùng 4 mg và không được hơn 16 mg/ngày.
Chống chỉ định:
Thuốc Cyproheptadine chống chỉ định với một số đối tượng sau đây:
- Người dị ứng với các thành phần có trong thuốc Cyproheptadine
- Người bị hen suyễn, tăng nhãn áp góc hẹp hoặc suy dược cơ thể
- Người già hoặc người đang bị tắc nghẽn dạ dày, viêm loét dạ dày
- Người thường xuyên bị khó tiểu hoặc đang bị phì đại tuyến tiền liệt
Ngoài ra, những đối tượng sau đây cũng cần thận trọng khi dùng thuốc thuốc Cyproheptadine chữa viêm mũi dị ứng:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Người đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác
- Người có tiền sử hoặc đang bị bệnh glaucoma
- Bệnh nhân bị tim, cường giáp hoặc tăng huyết áp.
Tác dụng phụ:
Khi sử dụng thuốc Cyproheptadine, người dùng có thể gặp một số phản ứng phụ sau:
- Phát ban ở một số vùng da trên cơ thể
- Sưng mặt, họng, lưỡi hoặc bề mặt môi
- Buồn nôn hoặc bị khô miệng và lưỡi
- Đau bụng, hay bị tiêu chảy hoặc táo bón
- Nhìn mờ, chóng mặt và hay bị buồn ngủ
- Lú lẫn, gặp ảo giác hoặc bị động kinh
- Ù tai nên thường xuyên nghe không rõ
- Mệt mỏi trong người như muốn ngất xỉu
- Cơ thể dễ bị bầm dù cho đó là va chạm nhẹ
- Tim đập nhanh bất thường hoặc khó thở
Ngoài những tác dụng phụ trên, trong quá trình sử dụng thuốc Cyproheptadine để chữa viêm mũi dị ứng thì người bệnh có thể gặp thêm các tác dụng phụ khác. Khi đó, hãy ngưng thuốc và đến gặp ngay bác sĩ phụ trách để được hỗ trợ tốt nhất.
2. Thuốc Allergex Acrivastine
Allergex Acrivastine là một trong những loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng phấn hoa. Người bệnh chỉ cần sử dụng đều đặn, đúng hướng dẫn và liều lượng thì sẽ rất nhanh giảm được các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Cách dùng:
Cách dùng thuốc Allergex Acrivastine sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ viêm mũi dị ứng của từng người. Dưới đây là liều dùng cơ bản nhất, bạn đọc có thể tham khảo.
- Đối với người lớn: Sử dụng 2 lần/ngày và mỗi lần 8 mg. Có thể kết hợp chung với thuốc thông mũi để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Đối với trẻ em: Hiện chưa có một liều dùng cụ thể nào cho trẻ em. Phụ huynh cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết cách sử dụng chính xác nhất.
Chống chỉ định/Thận trọng:
Thuốc Allergex Acrivastine chống chỉ định hoặc cần thận trọng với nhóm đối tượng sau đây:
- Người mẫn cảm với các thành phần trong thuốc Allergex Acrivastine
- Người có tiền sử dị ứng với các loại thuốc, nhất là thuốc kháng Histamin
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi (trên 65 tuổi)
- Người chuẩn bị có con, đang mang thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ
- Bệnh nhân bị rối loạn tổng hợp porphyrin hoặc đang gặp các vấn đề về thận
- Người đang sử dụng các loại thuốc khác, bao gồm thuốc tây, thuốc Nam và cả Đông y.
Tác dụng phụ:
Trong quá trình sử dụng thuốc Allergex Acrivastine, người bị viêm mũi dị ứng có thể gặp các tác dụng phụ sau đây:
- Buồn ngủ nhẹ và thường ngủ sâu
- Nhức đầu, chóng mặt và mệt mỏi
- Phát ban, nổi mẫn nhiều nơi trên da
- Đau cơ, suy giảm thần kinh vận động
- Gặp hiệu ứng đối kháng thụ thể muscarinic
- Rối loạn máu, hạ huyết áp, ù tai, co giật, rụng tóc
3. Thuốc Carbinoxamine
Thuốc Carbinoxamine thường được dùng để điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm xoang, cảm cúm và đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Thuốc có tác dụng thông mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa họng – mắt – mũi và cải thiện chứng hắt xì liên tục.
Cách sử dụng/Liều dùng:
Cách sử dụng/Liều dùng thông thường của thuốc Carbinoxamine chữa viêm mũi dị ứng cho người lớn là:
- Đối với thuốc nước loại carbinoxamine maleat 1.5 mg/5 ml: Dùng 4 lần/ngày và mỗi lần 10ml.
- Đối với thuốc nước loại carbinoxamine maleat 1.75 mg/5 ml: Cũng dùng 4 lần/ngày và mỗi lần uống 10ml.
- Đối với thuốc nước loại carbinoxamine maleat 4 mg/5 ml: Sử dụng 4 lần/ngày và mỗi lần dùng 5ml.
- Đối với viên nén loại carbinoxamine maleat 4 mg: Dùng 1 viên/ngày để uống khi cần thiết. Tùy trường hợp có thể tăng thêm liều lượng nhưng không được quá 24 mg/ngày và chia ra sử dụng cách nhau 6 – 8 tiếng.
- Đối với viên nang phóng thích kéo dài loại carbinoxamine maleat 2 mg/8 mg: Mỗi lần uống 1 viên và cách nhau 12 tiếng, dùng tối đa 2 viên/ngày.
- Đối với viên nén phóng thích theo thời gian loại carbinoxamine maleate 8 mg: Sử dụng 1 viên cách nhau 12 tiếng.
- Đối với hỗn hợp loại carbinoxamine maleate-tannat 2 mg – 6 mg/5 ml: Uống cách nhau 12 giờ và mỗi lần uống 5 ml.
- Đối với hỗn hợp phóng thích kéo dài loại carbinoxaminetannate 3.6 mg/5 ml: Sử dụng mỗi lần uống 10 – 20 ml và cách nhau 12 tiếng.
- Đối với dung dịch loại carbinoxamine maleat 4 mg/5 ml: Sử dụng 5ml để uống mỗi ngày khi cần thiết, liều lượng có thể tăng thêm tùy tình trạng bệnh nhưng không được quá 24 mg/ngày (dùng cách nhau 6 – 8 giờ).
Hiện tại chưa có cách sử dụng riêng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Các bậc cha mẹ khi nhận thuốc từ dược sĩ nên hỏi rõ cách dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Chống chỉ định/Thận trọng:
Người bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc Carbinoxamine tuyệt đối không được sử dụng loại thuốc này để điều trị viêm mũi dị ứng, nếu không sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, một số đối tượng cũng cần thận trọng khi dùng thuốc Carbinoxamine để chữa bệnh là:
- Phụ nữ đang có ý định có thai hoặc đang mang thai và cho con bú
- Người đang dùng thực phẩm bổ sung, sản phẩm thảo dược hoặc đang uống thuốc khác theo đơn của bác sĩ
- Người có tiền sử dị ứng với thực phẩm và dị ứng với loại thuốc điều trị bệnh.
- Bệnh nhân bị các vấn đề về dạ dày và bàng quang, khó tiểu, hen suyễn, bệnh tim, cao huyết áp, tăng áp suất trong mắt, tăng nhãn áp, tuyến giáp hoạt động yếu,…
Tác dụng phụ:
Người sử dụng thuốc Carbinoxamine để điều trị viêm mũi dị ứng có thể gặp một hoặc nhiều tác dụng phụ sau:
- Tác dụng thường gặp: Khô họng – miệng – mũi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, đau bụng, táo bón, giảm phối hợp,…
- Tác dụng phụ ít gặp: Bị ảo giác, tâm trạng hay bồn chồn, dễ kích thích hoặc bị lẫn lộn, khó tiểu, ù tai,…
- Tác dụng phụ hiếm gặp: Phát ban, ngứa ngáy nhiều nơi, da dễ bị bầm tím, nhịp tim bất thường, sưng họng – lưỡi – mặt, chóng mặt nặng, co giật, khó thở,…
4. Thuốc Fexofenadine
Fexofenadine (tên khác: Fexofenadine hydrochloride) là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng Histamin. Theo các công bố của Y học, Fexofenadine chứa những hoạt chất có tác dụng ngăn chặn cơ thể sản sinh Histamin (chất gây phản ứng dị ứng). Từ đó giúp người bệnh giảm được các triệu chứng chảy nước mũi, hắt xì, phát ban, chảy nước mắt, ngứa mũi và mắt.
Cách dùng:
Cách dùng thông thường cho người lớn và trẻ em khi bị viêm mũi dị ứng là:
- Đối với người lớn: Uống 2 lần/ngày với liều lượng là 60 mg/lần hoặc uống 1 lần/ngày với liều lượng là 1́80/lần.
- Đối với trẻ em: Từ 6 – 11 tuổi thì uống 30 mg/lần và uống 2 lần/ngày bằng nước (dạng viên nén uống và viên nén phân tán). Từ 2 – 11 tuổi uống 2 lần/ngày và mỗi lần 30 mg (dạng hỗn hợp dịch uống). Từ 12 tuổi trở lên dùng tương tự như người lớn (dạng viên nén uống).
Chống chỉ định/Thận trọng:
Thuốc Fexofenadine chống chỉ định/thận trọng với các đối tượng sau:
- Người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc
- Người đang điều trị bệnh bằng các loại thuốc khác
- Người có tiền sử hoặc đang gặp các vấn đề về thận
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, chuẩn bị có thai
Tác dụng phụ:
Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Fexofenadine và đến gặp bác sĩ khi gặp các tác dụng phụ như:
- Phát ban nhiều vùng trên da
- Sưng mặt, họng, lưỡi hoặc môi
- Khó thở, ho, ớn lạnh hoặc bị sốt
- Đau nhức cơ thể, chuột rút cơ
- Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy
- Buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi
5. Thuốc Rhinopront®
Thuốc Rhinopront® có tên gốc là phenylephrine HCl, thuộc nhóm thuốc kháng Histamin. Đây là loại thuốc có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị viêm mũi dị ứng, giúp người bệnh thông niêm mạc vùng mũi, giảm tiết dịch nhầy, cải thiện khả năng hô hấp,…
Cách dùng:
Tùy từng độ tuổi và dạng thuốc được chỉ định dùng mà người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng khác nhau. Ví dụ như:
- Đối với dạng viên nang: Người từ 12 tuổi trở lên sẽ dùng 2 lần/ngày và mỗi lần dùng 1 viên. Trẻ em dưới 12 tuổi không sử dụng dạng viên nang để điều trị bệnh.
- Đối với dạng siro: Uống 2 lần/ngày nhưng tùy đối tượng sẽ có liều lượng khác nhau. Cụ thể, trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn sẽ uống 3 muỗng cà phê/lần, trẻ em từ 6 – 12 tuổi uống 2 muỗng cà phê/lần, trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi uống 1 muỗng cà phê/lần.
Chống chỉ định/Thận trọng:
Thuốc Rhinopront® chống chỉ định hoặc cần thận trọng với nhóm đối tượng sau:
- Người dị ứng với các thành phần của thuốc Rhinopront®
- Người đang mang thai hoặc cho con bú bằng sữa mẹ
- Người hay bị kích ứng bởi thuốc nhuộm, hóa chất hoặc thức ăn
Tác dụng phụ:
Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Rhinopront®, người bệnh sẽ hoàn toàn bình thường hoặc có thể xảy ra các tác dụng phụ như:
- Buồn nôn và nôn
- Ợ nóng, chán ăn
- Rối loạn tiêu hóa
- Khô miệng, mệt mỏi
- Tăng huyết áp, loạn nhịp tim
- Rối loạn thần kinh trung ương
- Hay bồn chồn và dễ kích động
- Run rẩy, nhức đầu, giảm thị lực
- Đau ngực hoặc hay đánh trống ngực
- Tăng nhãn áp góc đóng, rối loạn tiểu tiện
6. Thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm mũi dị ứng hơn 150 năm
Bên cạnh các loại thuốc tây kể trên, không ít người bệnh ngày nay có xu hướng lựa chọn thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng bởi tính an toàn cao, hạn chế tác dụng phụ mà thuốc tây y có thể mang lại cho người bệnh.
Theo khảo sát của chuyên trang chúng tôi, cái tên được nhắc đến nhiều trong số các bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng hiện nay chính là bài thuốc nam gia truyền từ dòng họ Đỗ Minh.
Từ số liệu thống kê 679 người bệnh sử dụng bài thuốc từ tháng 03/2020 do nhà thuốc cung cấp, chúng tôi nhận được kết quả:
- 87% người khỏi bệnh sau 2- 3 tháng điều trị và không có dấu hiệu tái phát các triệu chứng của bệnh
- 9% người thuyên giảm khoảng 90% các triệu chứng bệnh sau 3-4 tháng điều trị
- 4% người không thu được kết quả như ý vì ngưng sử dụng thuốc giữa chừng
Do đâu mà bài thuốc này đạt được hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng cao như vậy. Liên hệ đến lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn, Truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc, Thầy thuốc nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe quốc gia của VTV, VTC, lương y chỉ ra những điểm sau:
- Bài thuốc được nghiên cứu trên nền tảng nguyên lý chữa bệnh của YHCT: Từ 1 bài thuốc thang đơn lẻ, các thầy thuốc Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu liệu trình bài thuốc kết hợp thành 3 loại, mang đến tác động 2 chiều từ sâu bên trong. Do đó, bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường không chỉ giải quyết căn nguyên bệnh, xử lý triệu chứng mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho người bệnh.
- Tách chiết, nghiên cứu dược liệu kỹ càng: Vận dụng công thức bí truyền từ dòng họ, lương y Tuấn ngày đêm nghiên cứu, phối hợp hơn 50 nam dược tự nhiên như kim ngân cành, bồ công anh, đương quy vĩ, cách cánh, cây giao, xuyến chi,… để làm thuốc. Các thành được kết hợp khéo léo giúp phát huy cao nhất dược tính thực vật.
- 100% thảo dược SẠCH: Tất cả nam dược đều là vị thuốc sạch, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO do chính Đỗ Minh Đường ươm trồng và chăm sóc. Do đó, không có tình trạng rác thuốc, dược liệu bẩn trà trộn.
- Hình thức hiện đại, tiện lợi cho người dùng: Bài thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng của dòng họ Đỗ Minh được điều chế thành các chế phẩm sẵn, đựng trong lọ có nắp đậy giúp người bệnh dễ dàng mang theo và sử dụng.
Bài thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường là một trong số ít phương pháp chữa bệnh hiệu quả cao được giới thiệu trên sóng chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2 – chương trình truyền hình uy tín về chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là bí quyết giúp Dv Thanh Tú khỏi bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính sau hàng chục năm trời chịu đựng, bên cạnh đó còn có Dv Hoa Thúy và nhiều người bệnh khác.
Cách dùng: Người bệnh chỉ cần pha cao thuốc cùng nước ấm rồi sử dụng. Với thuốc xịt, bệnh nhân lắc đều trước khi dùng, xịt đều cả 2 bên lỗ mũi theo liều lượng và thời gian lương y Tuấn chỉ định.
Chống chỉ định: Bài thuốc hoàn toàn lành tính, an toàn với mọi cơ địa người bệnh nên không có chống chỉ định.
Hiện tại, bài thuốc nam gia truyền chữa viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường được bán trực tiếp tại 2 cơ sở nhà thuốc ở:
- Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình
- Hồ Chí Minh: Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, P.25, Q. Bình Thạnh
Bạn đọc nên đến trực tiếp nhà thuốc để được chuyên gia tư vấn, hoặc có thể liên hệ Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong để được giúp đỡ.
[pr_middle_post]
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Mặc dù dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng thường an toàn và cho hiệu quả điều trị bệnh khá nhanh nhưng khi sử dụng người bệnh vẫn cần chú ý những điều sau:
- Chỉ dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng khi được bác sĩ cho phép hoặc kê đơn. Việc tự tiện sử dụng tại nhà có thể khiến người bệnh gặp tác dụng phụ không mong muốn. Thậm chí bệnh nhân còn có khả năng bị sốc thuốc, dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn bình thường.
- Tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn và liều lượng đã được chỉ định. Không nên tự ý tăng liều hoặc sử dụng ngắt quãng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả và thời gian điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
- Trong quá trình dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng cần theo dõi sát sao các biểu hiện của cơ thể. Nếu có dấu hiệu dị ứng cần lập tức thông báo cho cán bộ y tế đang phụ trách để có hướng xử lý kịp thời và phù hợp.
- Không sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng theo toa thuốc của người khác. Tùy từng cơ địa, tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau.
- Kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bổ sung thêm các loại dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể để cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Từ đó có thể giúp sức khỏe đủ mạnh để chống lại các tác nhân gây hại, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
- Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên có khả năng gây kích ứng. Trong trường hợp bắt buộc, người bệnh có thể đeo khẩu trang hoặc dùng đồ che chắn để hạn chế khả năng viêm mũi dị ứng khởi phát.
Trên đây là 6 loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất cũng như những điều cần lưu ý khi dùng. Tuy nhiên, các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chưa đầy đủ hết. Tốt nhất trước khi sử dụng, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ hoặc các bộ nhà thuốc để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.