TOP 5 cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt vô cùng hiệu quả

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt là một trong những phương pháp dân gian được truyền tai nhau từ xưa đến nay. Lý do mẹo chữa bệnh này được nhiều người sử dụng là vì nó có thể đem lại kết quả cải thiện bệnh rất hiệu quả mà không có quá nhiều tác dụng phụ như thuốc Tây. Ngoài ra việc kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học cũng giúp ngăn ngừa bệnh diễn biến ngày càng nguy hiểm ngay từ những giai đoạn đầu.

TOP 5 cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt vô cùng hiệu quả

Lá lốt là một loại cây thân thảo thường phát triển và sinh sống ở những nơi râm mát ẩm ướt, đa số loại cây này mọc hoang tự nhiên rất nhiều tại các vùng nông thôn. Người ta thường dùng lá lốt để làm các món ăn từ món nướng, xào hay các món canh rất hấp dẫn. Dân gian còn nắm bắt được các tính chất của thảo dược này vào điều trị rất nhiều các bệnh lý khác.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt được dân gian sử dụng từ xưa đến nay vì đem đến nhiều hiệu quả tốt

Y học cổ truyền cho biết lá lốt này có tính vị nồng, hơi đắng, tính ấm, mùi thơm hơi cay, quy trực tiếp vào kinh vị, tỳ, gan, mật..Dược liệu này thường được dùng để chủ trị chứng phong, hàn, thấp, tê bại chân tay, làm ấm bụng và giảm đau cực kỳ tốt. Đây đều là những yếu tố có liên quan đến các triệu chứng đau nhức xương khớp tại đốt sống cổ nên dùng lá lốt có thể cải thiện nhanh chóng.

Nghiên cứu cũng tìm thấy rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe trong lá lốt như ancaloit và tinh dầu, Beta-caryophylen, Benzylaxetat… Các chất này vừa có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tế bào nguy hiểm đồng thời giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh ung thư tối đa.

Nói chung, lá lốt có thể đem đến hiệu quả trong điều trị các triệu chứng sau đây

  • Cải thiện tình trạng ra mồ hôi tay, chân do bệnh rối loạn tuyến mồ hôi gây ra.
  • Chữa bệnh xoang, nghẹt mũi.
  • Diệt khuẩn, chống viêm và cải thiện tình trạng mụn nhọt tối đa
  • Chữa phù thũng do sưng thận.
  • Điều trị sâu răng
  • Chữa đầu gối sưng đau.
  • Cải thiện các bệnh lý liên quan đến đau nhức xương khớp như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống..
  • Giảm đau nhức, sưng viêm ngoài da hiệu quả

Đồng thời lá lốt còn được đánh giá giúp hỗ trợ máu huyết lưu thông hiệu quả. Điều này sẽ giúp các dưỡng chất được đưa đến hệ thống xương khớp tối ưu hơn, từ đó kích hoạt quá trình phục hồi và tái tạo các tế bào tại đây. Máu huyết lưu thông ổn định cũng giúp giảm sưng viêm đau nhức tối đa tại các sụn khớp.

Như vậy có thể thấy chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt thực sự đem đến hiệu quả tốt. Đặc biệt dược liệu này còn có giá trị kinh tế cao, giúp tiết kiệm tối đa các chi phí cho người bệnh trong suốt quá trình điều trị.

5 cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt hiệu quả

Dùng lá lốt chữa bệnh thực sự đem đến hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện sao cho có kết quả tốt nhất. Kiên trì sử dụng các bài thuốc đúng cách mới giúp các triệu chứng bệnh được cải thiện tốt. Bạn có thể tham khảo ngay các bài thuốc sau đây

Nước sắc từ lá lốt

Sắc nước từ lá lốt là bài thuốc đơn giản nhất người bệnh có thể thực hiện hằng ngày. Chú ý nên sử dụng các loại lá tươi, không bị hư hỏng để đảm bảo các dưỡng chất có bên trong giúp người bệnh giảm đau và tăng cường sức khỏe tốt nhất.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt
Chỉ cần sắc nước lá lốt uống hằng ngày cũng có thể cải thiện bệnh rất tốt

Thực hiện như sau

  • Dùng 1 nắm lá lốt tươi sạch, loại bỏ các lá hư úa.
  • Ngâm lá lốt với nước muối trong 15 phút để loại bỏ các tạp chất
  • Sắc lá lốt với với nước sạch với 2 bát nước đến khi cạn còn 1 bát thì tắt bếp
  • Chắt lấy nước cốt chia thuốc ra làm hai phần dùng hết trong ngày.
  • Nên dùng khi nước thuốc còn ấm và sau khi ăn để tăng cường hiệu quả.

Mùi nước sắc từ lá lốt có thể hơi khó uống so với một số nước. Do đó bạn có thể chắt lấy nước xay lá lốt và nấu với sữa bò để dễ uống hơn.

Bài thuốc từ lá lốt, đinh lăng, trinh nữ

Đinh lăng và cây trinh nữ cũng là các dược liệu được dùng rất nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh lý về xương khớp. Trong đó đinh lăng có chứa rất đa dạng các saponin tốt cho sức khỏe, có thể giúp giảm đau khớp, thanh nhiệt giải độc và kích thích tiết mồ hôi. Trong khi đó cây trinh nữ dù là loại cây mọc dại nhưng cũng có khả năng giảm đau chống viêm cực kỳ hiệu quả.

Kết hợp các dược liệu này với nhau sẽ đem đến một bài thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp đốt sống cổ rất hiệu nghiệm. Kiên trì thực hiện bài thuốc này hằng ngày sẽ nhanh chóng phục hồi chức năng sụn khớp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị  lá lốt tươi, cây xấu hổ, cây đinh lăng tươi mỗi dược liệu 50g. Bạn có thể sử dụng cả phần thân, rễ, lá của các dược liệu; với cây xấu hổ có thể dùng cả hoa còn đinh lăng chỉ nên dùng phần cành lá.
  • Rửa sạch các dược liệu, ngâm với nước muối để loại bỏ các tạp chất
  • Thái nhỏ 3 dược liệu rồi đem sao vàng hạ thổ
  • Cho các dược liệu vào sắc cùng 1,5 lít nước, đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp
  • Chắt lấy phần nước thuốc, chia ra thành 2 phần uống hết trong ngày, không nên để thuốc qua ngày hôm sau.
  • Sử dụng hằng ngày để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất

Bài thuốc từ cây lá lốt, xấu hổ, cỏ xước, ngải cứu

Ngải cứu là dược liệu có thể giúp giảm đau, cầm máu được dân gian sử dụng từ rất lâu đời. Các nghiên cứu hiện đại gần đây cũng có thể tìm thấy rất nhiều hoạt chất trong thảo dược này như Folium Artenesiae Vulgaris, Phellandrene, Cadiene giúp máu huyết lưu thông, tăng cường tác dụng kháng khuẩn chống viêm rất tốt cho sức khỏe.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt
Bài thuốc kết hợp giữa các dược liệu và lá lốt giúp xương khớp chắc khỏe và tăng cường sức khỏe ổn định

Kết hợp giữa các dược liệu như lá lốt, xấu hổ, cỏ xước, ngải cứu không chỉ giúp giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ mà còn giúp tăng cường sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý khác.

Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị  lá lốt tươi, cây xấu hổ, cây đinh lăng tươi, ngải cứu mỗi dược liệu 30g. Bạn có thể sử dụng cả phần thân, rễ, lá của các dược liệu; với cây xấu hổ có thể dùng cả hoa còn đinh lăng chỉ nên dùng phần cành lá, ngải cứu dùng cả cây
  • Rửa sạch các dược liệu, ngâm với nước muối để loại bỏ các tạp chất
  • Thái nhỏ 3 dược liệu rồi đem sao vàng hạ thổ
  • Cho các dược liệu vào sắc cùng 500ml nước, đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp
  • Nếu thấy mùi thuốc hơi khó uống bạn có thể cho thêm cam thảo hay gừng để cân bằng vị
  • Chắt lấy phần nước thuốc, chia ra thành 2 phần uống hết trong ngày, không nên để thuốc qua ngày hôm sau.
  • Sử dụng hằng ngày để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt, củ ráy và chuối hạt

Trong rất nhiều các bài thuốc y học cổ truyền đều có chứa chuối hạt được phơi khô vì những tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Dược liệu này có thể đem đến tác dụng giải độc, lương huyết, cải thiện tình trạng đau lưng nhức mỏi, lợi tiểu, sát trùng… Y học hiện đại cùng tìm thấy các hoạt chất như saponin, flavonoid anthocianosid, coumarin rất tốt cho sức khỏe cho trong chuối hột.

Trong khi đó, củ ráy là một loại củ rừng cũng được chứng minh trong rất nhiều bài thuốc trị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên do trong củ này có một lượng nhỏ chất độc nên cần chú ý trong quá trình thu hái, chế biến, tốt nhất là chỉ nên dùng dạng củ phơi khô để ăn sống, hạn chế dùng củ tươi.

Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị củ Ráy phơi khô, Chuối hột khô cùng Lá lốt khô mỗi loại 20g
  • Các dược liệu đem sao vàng hạ thổ, sắc cùng nước đến khi nước thuốc cạn còn 1 nửa
  • Chắt lấy nước thuốc chia ra uống trong ngày để nhanh chóng cải thiện bệnh.

Đặc biệt bài thuốc này không chỉ hiệu quả trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt mà còn được đánh giá cao trong cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện này để điều trị bệnh nhanh chóng mà không gặp nhiều tác dụng phụ như thuốc Tây.

Đắp lá lốt

Với các cơn đau nhức ở cổ, tay, lưng khó chịu việc uống thuốc chưa thể làm giảm đau nhanh nên bạn có thể tham khảo các bài thuốc đắp. Theo đó các bài thuốc này sẽ ứng dụng nhiệt để làm máu huyết tuần hoàn, các dưỡng chất được đưa đến khu vực khớp bị tổn thương nhiều hơn, từ đó kích thích quá trình phục hồi tại đây diễn ra mạnh mẽ.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt
Sử dụng bài thuốc đắp từ lá lốt có thể giúp giảm đau đốt sống cổ tức thì

Các bài thuốc này có thể ứng dụng trên nhiều vị trí đau nhức mà không gây ra bất cứ vấn đề nào. Các dưỡng chất từ lá lốt sẽ thấm qua da để đưa vào hệ thống xương khớp. Hiệu quả trong việc ức chế cơn đau và giảm sưng viêm từ các bài thuốc này thực sự hiệu quả lại đảm bảo không gây ra bất cứ biến chứng nào khác.

Thực hiện như sau

  • Sử dụng 1 nắm lá lốt tươi rửa thật sạch, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ các tạp chất
  • Giã nát lá lốt với một ít muối hạt rồi cho lên chảo sao nóng
  • Cho hỗn hợp vào một miếng vải sạch, đợi nguội bớt rồi chườm lên vị trí đau trong 15 phút
  • Thực hiện ngày 2- 3 lần hoặc ngay khi có cơn đau để ức chế cơn đau hiệu quả

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp với ngải cứu giã nát rồi đem sao khô hoặc nấu với dấm gạo rồi chườm lên vị trí bị đau nhức cũng đem đến kết quả khá tốt. Bài thuốc này có thể thực hiện trên nhiều vị trí, áp dụng được với nhiều bệnh lý xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp..

Một số chú ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Bên cạnh các bài thuốc trên đây, bạn còn có thể kết hợp dùng lá lốt vào trong các món ăn hằng ngày để tăng hiệu quả như bò lá lốt hay nấu canh chuối ốc. Lá lốt dù an toàn nhưng chú ý không nên lạm dụng quá mức, tốt nhất nên đảm bảo dùng dưới 100g/ ngày là phù hợp. Lạm dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu hóa và kích ứng đau dạ dày.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt
Người dùng không nên lạm dụng lá lốt quá mức

Các bài thuốc trên đây chỉ mang tính chất giảm đau hay cải thiện bệnh tạm thời, ngăn ngừa các biến chứng xuất hiện, không mang tác dụng điều trị bệnh hoàn toàn. Đồng thời do có tính chất từ các thảo dược nên hiệu quả các bài thuốc thường khá chậm, do đó chỉ nên dùng cho những trường hợp bệnh mới phát, không phù hợp với những tình trạng bệnh nặng.

Dù lá lốt không độc nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng do nó có tính ấm có thể làm mất nước, khô người. Một số đối tượng nên hạn chế sử dụng dược liệu này như người bị đau dạ dày, người thể nhiệt hay bị đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đang bị lở loét miệng vì có thể kích ứng các triệu chứng bệnh nguy hiểm hơn.

Một số vấn đề khác mà người bệnh nên chú ý như

  • Khồng dùng với những người dị ứng lá lốt hay dị ứng với các dược liệu có trong bài thuốc
  • Đảm bảo rửa thật sạch dược liệu, ngâm với nước muối nhằm loại bỏ hết các bụi bẩn hay các tạp chất có thể xuất hiện trong quá trình sinh sống tự nhiên
  • Với các bài thuốc uống không nên để qua ngày hôm sau mà nên dùng hết trong ngày, uống thuốc ấm sẽ tốt hơn
  • Với các bài thuốc có ngâm rượu lâu ngày, nên ngâm trong bình thủy tinh và bảo quản nơi thoáng mát
  • Nếu sử dụng lá lốt phơi khô nên bảo quản thật kỹ để tránh lá lốt bị hư hỏng
  • Với các bài thuốc đắp lên để thuốc nguội bớt trước khi chườm lên da để ngăn ngừa bỏng da
  • Ngưng thuốc ngay khi phát hiện các triệu chứng dị ứng như chóng mặt, buồn nôn, khó chịu..
  • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường canxi, omega 3 và các khoáng chất để giúp xương khớp khỏe mạnh hơn và có thể đẩy lùi các triệu chứng bệnh tối đa
  • Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để hồi phục sức khỏe
  • Hạn chế làm việc nặng hay làm việc quá sức có thể khiến tình trạng đau nhức, tổn thương tại khớp thêm trầm trọng.
  • Nếu đang sử dụng các loại thuốc Tây y điều trị nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ tương tác giữa các chất
  • Nên dùng lá lốt sau bữa ăn

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt chỉ là biện pháp cải thiện bệnh tạm thời, không mang tác dụng loại bỏ bệnh hoàn toàn. Tham khảo phác đồ điều trị từ bác sĩ kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học chính là cách đẩy lùi và phòng tránh bệnh tốt nhất mà bạn nên tìm hiểu thêm.

Post Comment