Một số loại thuốc như Corticoid, Retinoid, Methotrexate, thuốc sinh học,… được sử dụng để chữa bệnh vẩy nến mang đến hiệu quả cải thiện rõ rệt và được nhiều người tinh dùng hiện nay. Nhưng tót nhất người bệnh cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ dựa vào tình trạng, phạm vi ảnh hưởng, độ tuổi và khả năng tài chính để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Top 12 loại thuốc chữa bệnh vẩy nến hiệu quả và phổ biến hiện nay
Vảy nến hoặc vẩy nến là một loại bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát và hiện tại chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Bệnh vẩy nến do tình trạng tăng sinh quá mức của tế bào thượng bì khiến bề mặt da luôn trong trạng thái viêm đỏ, nền cộm, thâm nhiễm, khô ráp, bong tróc (vảy trắng có màu như nến, dễ cạo và mịn).
Hiện nay, nguyên nhân trực tiếp gây ra vẩy nến vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, bệnh lý này có tính chất di truyền với gen gây bệnh nằm ở nhiễm sắc thể số 6. Gen gây bệnh lý này có thể bị kích hoạt dưới tác động các yếu tố nội sinh và ngoại sinh như chấn thương cơ học, nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, stress, môi trường ô nhiễm, tác dụng phụ của thuốc,…
Mặc dù có tiến triển mãn tính nhưng hầu hết các trường hợp bị vảy nến đều khá lành tính – trừ một vài thể nặng như vảy nến thể đỏ da toàn thân và vảy nến thể khớp. Bệnh phát triển xen kẽ giữa giai đoạn bùng phát và thuyên giảm.
Ở giai đoạn bùng phát, thuốc thường được sử dụng để làm giảm tổn thương, cải thiện yếu tố thẩm mỹ, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạn chế nguy cơ tổn thương lan rộng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc chỉ giúp làm giảm triệu chứng lâm sàng và không thể điều trị bệnh hoàn toàn.
Các loại thuốc bôi + thuốc toàn thân chữa bệnh vảy nến mới nhất được sử dụng hiện nay:
1. Thuốc bôi có tác dụng bong vảy, bạt sừng
Thuốc bôi bong vảy, bạt sừng là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị vảy nến và các bệnh viêm da mãn tính khác như viêm da tiết bã nhờn và viêm da cơ địa. Loại thuốc này thường chứa axit salicylic với nồng độ 2%, 3% và 5%.
Axit salicylic là dẫn xuất của BHA (beta hydroxy axit) có tác dụng loại bỏ tế bào sừng, làm mềm vùng da khô ráp và giảm hiện tượng bong vảy do vẩy nến gây ra. Tuy nhiên, loại thuốc này không có tác dụng giảm tình trạng thâm nhiễm và cứng cộm.
Thuốc mỡ chứa axit salicylic tương đối an toàn và có thể sử dụng trong thời gian dài. Hiện nay, loại thuốc này không chỉ được dùng đơn độc mà còn được bổ sung vào các loại thuốc mỡ chứa corticoid để tăng hiệu quả điều trị.
Mặc dù được đánh giá khá an toàn nhưng sử dụng thuốc mỡ chứa axit salicylic chỉ thích hợp với vảy nến khu trú. Sử dụng thuốc trên diện rộng có thể tăng mức độ hấp thu vào tuần hoàn máu và gây ra tác dụng nhiều không mong muốn.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc mỡ chứa axit salicylic:
- Kích ứng da
- Da mỏng và nhạy cảm hơn với ánh nắng
- Có thể gây rụng tóc tạm thời nếu vảy nến xảy ra ở vùng da đầu
2. Thuốc bôi chứa Goudron
Goudron là thuốc khử oxy được sử dụng để điều trị vảy nến và một số bệnh viêm da mãn tính. Loại thuốc này có nguồn gốc từ than đá hoặc được chưng cất từ nhựa của cây thông. Goudron là loại thuốc cổ điển được sử dụng để chữa bệnh vảy nến. Thuốc có tác dụng làm tan nhiễm cộm và giảm tình trạng bong vảy chỉ sau một đợt sử dụng.
Tuy nhiên nhược điểm của loại thuốc này là có màu đen hoặc nâu sẫm, mùi hắc khó chịu, nhớt dễ dây ra quần áo và có thể gây viêm nang lông nếu sử dụng dài ngày. Ngoài ra, thuốc Goudron không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Tác dụng phụ thường gặp:
- Viêm nang lông
- Nổi mụn nhọt
- Nổi mẩn ngứa, mề đay
Hiện nay, Goudron còn được bổ sung vào công thức chứa các hoạt chất khác như axit salicylic, diêm sinh,… để tăng hiệu quả điều trị.
3. Thuốc bôi trị vẩy nến chứa Anthralin
Anthralin (biệt dược Dithranol) là một trong những loại thuốc điều trị vẩy nến phổ biến. Thuốc có thể được bào chế ở dạng bôi hoặc dầu gội. Anthralin là dẫn xuất anthraquinone tự nhiên, có tác dụng chống viêm và ức hiện tượng tăng sinh tế bào thượng bì ở bệnh nhân vẩy nến.
Cơ chế của hoạt chất này là kiểm soát hoạt động gián phân của lớp biểu bì, giảm tổng hợp DNA và bình thường hóa tốc độ tăng sinh tế bào sừng. Thuốc Anthralin thường được dùng đồng thời với thuốc mỡ axit salicylic để cải thiện mức độ hấp thu và tăng hiệu quả điều trị.
Loại thuốc này được sử dụng với nồng độ 0.1 – 0.3%. Sau khi thoa thuốc từ 10 – 20 phút, tắm với nước mát để rửa sạch thuốc và cần hạn chế tắm với nước nóng trong ít nhất 1 giờ sau khi dùng thuốc để tránh hiện tượng kích ứng da. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa tình trạng thuốc dây vào mắt và những vùng da nhạy cảm. Sau 2 tuần đầu, sử dụng thuốc duy trì với tần suất 2 lần/ tuần.
Anthralin thực chất là một loại thuốc khử oxy. Vì vậy, thuốc có thể làm mất màu quần áo nếu có tiếp xúc. Chống chỉ định loại thuốc này đối với bệnh vảy nến mụn mủ, vảy nến thể đỏ da toàn thân và tránh dùng cho vảy nến ở những vùng da nhạy cảm như mặt, nếp gấp và bộ phận sinh dục.
Tác dụng phụ thường gặp:
- Kích ứng
- Đổi màu da
4. Thuốc mỡ corticoid – Loại thuốc điều trị vẩy nến phổ biến
Thuốc mỡ corticoid (Synalar, Betnovate, Eumovate,…) là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị vảy nến, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn và một số bệnh da liễu mãn tính khác. Các dẫn xuất của corticoid có tác dụng kháng dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch.
Cơ chế chính của thuốc là ức chế tổng hợp DNA, ức chế bạch cầu đa nhân và chống hiện tượng gián phân ở lớp biểu bì tăng sản. Vì vậy, loại thuốc này có thể giảm nhanh tình trạng viêm đỏ, phù nề, thâm nhiễm và hạn chế hiện tượng tăng sinh tế bào sừng đáng kể.
Các loại thuốc mỡ chứa corticoid được ưa chuộng vì hiệu quả nhanh, tương đối sạch và giá thành thấp. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và không được dùng trên diện rộng. Sử dụng thuốc trên phạm vi rộng có thể tăng mức độ hấp thu vào tuần hoàn máu, đồng thời gây teo da, rạn da, giãn mao mạch, nổi mụn cá,…
Một số trường hợp còn có thể xuất hiện hiện tượng “lờn thuốc” và khiến bệnh tái phát nặng hơn. Vì vậy khi sử dụng thuốc mỡ corticoid trị vảy nến, nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ nên sử dụng corticoid loại nhẹ và vừa để giảm thiểu tác dụng phụ phát sinh
- Chỉ sử dụng thuốc từ 20 – 30 ngày và cần nghỉ một thời gian trước khi sử dụng lại
- Có thể dùng xen kẽ với các loại thuốc khác để tránh hiện tượng “lờn thuốc” và hạn chế phát sinh tác dụng không mong muốn
- Tuyệt đối không dùng thuốc mỡ corticoid trên diện rộng và không sử dụng trong thời gian dài
5. Thuốc bôi chứa Calcipotriol chữa bệnh vẩy nến
Hiện nay, thuốc bôi chứa Calcipotriol (Daivonex) được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến. Calcipotriol là chất đồng đẳng của vitamin D3 ở dạng dùng tại chỗ, có tác dụng ức chế sự tăng sinh của tế bào sừng và biệt hóa tế bào. Do đó, thuốc có thể cải thiện tình trạng bong vảy do vảy nến gây ra.
Dùng thuốc bôi chứa Calcipotriol 2 lần/ ngày (chỉ dùng cho vảy nến khu trú) nhận thấy hiệu quả rõ rệt hơn và ít gây ra tác dụng phụ như thuốc mỡ corticoid. Sau 1 – 2 tuần sử dụng, thương tổn da giảm đi đáng kể. Nếu dùng liên tục trong 4 – 8 tuần, vùng da tổn thương có thể phục hồi gần như hoàn toàn.
Tuy nhiên, chỉ thoa thuốc tối đa 16% diện tích bề mặt da của cơ thể và cần sử dụng dưới 100g/ tuần. Không thoa thuốc lên vùng da mặt và các vùng da mỏng, đồng thời phải rửa sạch tay với xà phòng ngay sau khi sử dụng.
Tác dụng phụ:
- Tăng canxi huyết
- Để lại dát thâm kéo dài ở vùng da điều trị
Hiện nay, Calcipotriol còn được dùng phối hợp với corticoid (Betamethason) để tăng hiệu quả điều trị. Hơn nữa, dạng thuốc kết hợp còn có giá thành rẻ hơn so với dùng Calcipotriol đơn độc.
6. Thuốc Retinoid (vitamin A) đường uống chữa vảy vến
Thuốc Retinoid đường uống (biệt dược Tigason, Soriatan, Acitretin) là dẫn xuất tổng hợp của vitamin A. Loại thuốc này có tác dụng ức chế quá trình sừng hóa của tế bào biểu bì, từ đó giảm hiện tượng gián phân và tăng sinh tế bào sừng ở bệnh nhân vảy nến.
Cơ chế chính xác của Retinoid chưa được biết rõ. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy, loại thuốc tác động trực tiếp lên gen của chất keratin, từ đó điều hòa tăng trưởng, biệt hóa tế bào, điều biến miễn dịch và chống thâm nhiễm.
Retinoid đường uống có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng cho vảy nến xảy ra trên diện rộng, vảy nến mụn mủ, vảy nến thể khớp và vảy nến thể đỏ da toàn thân. Thuốc được sử dụng với liều khởi đầu 10mg/ ngày, sau đó tăng dần đến khi đạt 20 – 25mg/ ngày. Loại thuốc này được chỉ định từ vài tháng đến 6 – 12 tháng hoặc có thể dùng duy trì với liều thấp để ngăn ngừa tái phát.
Tác dụng phụ:
- Khô da, khô mắt
- Viêm kết mạc
- Viêm môi
- Mỏng da, ngứa da
- Rụng tóc tạm thời
- Khô miệng
Retinoid và các dẫn xuất đường uống của vitamin A đều có thể gây quái thái. Do đó không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai. Nữ giới dùng loại thuốc này không được có thai ít nhất 2 – 3 tháng sau khi dừng thuốc. Tuy nhiên, Retinoid không gây đột biến tinh trùng và hầu như không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sinh sản ở nam giới.
7. Thuốc ức chế miễn dịch Methotrexate
Methotrexate là thuốc ức chế miễn dịch, thường được sử dụng để điều trị các bệnh rối loạn tự miễn như vảy nến, viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ. Loại thuốc này có tác dụng ức chế tổng hợp axit nucleic, chống viêm, giảm hoạt động của bạch cầu đơn nhân và ức chế tăng sinh tế bào thượng bì.
Methotrexate gây độc tố lên gan và máu nên hiếm khi được sử dụng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể được dùng đối với bệnh vảy nến thể khớp, vảy nến diện rộng (chiếm hơn 50% cơ thể) và vẩy nến thể đỏ da toàn thân.
Methotrexate gây quái thai mạnh nên không được sử dụng cho phụ nữ tuổi sinh đẻ. Bên cạnh đó, loại thuốc này cũng không được dùng cho vảy nến thông thường có mức độ nhẹ đến trung bình. Hiện nay, Methotrexate chủ yếu được dùng cho người trên 50 tuổi có thể trạng khỏe mạnh bị các thể vảy nến nặng.
Tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch Methotrexate:
- Sảy thai, quái thai
- Giảm tinh trùng
- Thoái hóa gan, xơ gan
- Hạ bạch cầu, tiểu cầu
8. Thuốc giảm miễn dịch Cyclosporin A trị bệnh vẩy nến
Cyclosporin A (biệt dược Samdimmun neoral) thường được sử dụng sau khi ghép tạng để điều trị và phòng ngừa thải ghép. Ngoài ra, loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến.
Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm hoạt hóa tế bào lympho T ở chân bì, thượng bì, từ đó tác động gián tiếp lên tế bào viêm, hiện tượng quá sản lớp thượng bì và giãn mao mạch da. Loại thuốc này không gây độc lên tủy như Methotrexate nhưng có độc tính đối với thận. Chống chỉ định thuốc với người bị suy thận, cao huyết áp không kiểm soát được, đang có bệnh ác tính (ung thư), đang thực hiện hóa xạ trị hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch khác.
Do nguy cơ và rủi ro cao nên thuốc Cyclosporin A chỉ được sử dụng đối với vảy nến thể khớp, vảy nến thể mủ và vảy nến thể nặng không có đáp ứng khi áp dụng các phương pháp thông thường. Thuốc thường được dùng với liều 2.5 – 5mg/ kg/ ngày, chia thành 2 lần uống và thường được dùng trong 10 tuần. Đối với những trường hợp có đáp ứng, loại thuốc này có thể được dùng duy trì trong thời gian dài (khoảng 2 năm).
Tác dụng phụ:
- Rối loạn chức năng thận
- Tăng huyết áp
- Tăng creatinin trong huyết thanh
- Xơ thận kẽ
- Rối loạn chức năng gan
- Rậm lông
- Mệt mỏi
9. Thuốc chống dị ứng, giải mẫn cảm không đặc hiệu
Ngoài những loại thuốc trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng giải mẫn cảm và chống dị ứng không đặc hiệu như thuốc kháng histamine tổng hợp và canxi clorua. Tuy nhiên, những loại thuốc này không tác động đến hiện tượng gián phân và tăng sinh tế bào sừng mà chủ yếu giảm viêm đỏ và ngứa ngáy nhẹ.
10. Viên uống bổ sung
Các viên uống bổ sung như Vitamin H3, vitamin B12, A, C,… được sử dụng kèm theo các loại thuốc đặc trị để cải thiện tổn thương da và hỗ trợ bình thường hóa quá trình tăng sinh tế bào sừng. Mặc dù là viên uống bổ sung nhưng các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng quá liều.
Vì vậy, chỉ sử dụng viên uống bổ sung hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến khi có chỉ định và cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, nên bổ sung vitamin và khoáng chất qua chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị vảy nến và tăng cường sức khỏe.
11. Thuốc sinh học – Loại thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất
Thuốc sinh học là loại thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất hiện nay. Các loại thuốc này thường được sử dụng ở đường tiêm và được ứng dụng trong điều trị ung thư cùng với các bệnh lý do rối loạn miễn dịch.
Hiện tại, cơ chế của thuốc sinh học chưa được nghiên cứu rõ ràng nên loại thuốc này chưa thực sự được sử dụng phổ biến. Các loại thuốc sinh học được dùng trong điều trị bệnh vảy nến, bao gồm Alefacept, Efalizumab, thuốc ức chế TNF,…
12. Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đặc trị vảy nến mới nhất
Thanh bì dưỡng can thang (độc quyền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) là bài thuốc Đông y DUY NHẤT hiện nay được nghiên cứu lâm sàng và đưa vào ứng dụng rộng rãi cho bệnh nhân vảy nến được công nhận. Bài thuốc là thành quả từ công trình nghiên cứu “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị vảy nến, viêm da tự miễn” dựa trên bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và công thức bí truyền của người Tày.
Bài thuốc cũng đã được Đài truyền hình VTV2 đánh giá là “giải pháp vàng” trong điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến, viêm da cơ địa… phát sóng ngày 19/11/2019.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang bao gồm 3 chế phẩm: UỐNG – BÔI- NGÂM RỬA với cơ chế KÉP, tác động điều trị CHUYÊN SÂU cả trong lẫn ngoài, tạo ra công năng GẤP 3 LẦN so với các sản phẩm chữa trị thông thường.
Quá trình điều trị bệnh vảy nến bằng Thanh bì Dưỡng can thang diễn biến qua 3 giai đoạn: tiêu trừ độc tố – loại bỏ các triệu chứng & phục hồi da – tái tạo và tăng sức đề kháng, ngừa tái phát cho da.
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VẢY NẾN BẰNG THANH BÌ DƯỠNG CAN THANG:
- Sau 1 tháng đầu tiên: Giảm đáng kể triệu chứng ngứa rát, khô da, vùng da bị vảy nến được khống chế, không lan rộng.
- Sau 2 tháng: Bệnh nhân không còn ngứa rát, vùng tổn thương phục hồi tốt.
- Sau 3 tháng: Vảy nến hầu như đã được khống chế, các triệu chứng thuyên giảm đến 80%, vùng tổn thương lành lặn trở lại.
- Sau 4 đến 5 tháng: Các triệu chứng bệnh đã chấm dứt, làn da mềm mịn, khỏe mạnh như ban đầu.
Theo số liệu thống kê tại Trung tâm Thuốc dân tộc, đến nay đã có gần 5000 người bệnh sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang, trong đó tỷ lệ điều trị thành công chiếm 95%, 5% bệnh nhân thuyên giảm chậm do chưa thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ, và chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi sử dụng, tỷ lệ bệnh tái phát trở lại gần như không có…
[Tham khảo các phản hồi của bệnh nhân đã điều trị thành công vảy nến bằng Thanh bì dưỡng can thang TẠI ĐÂY]
* Lưu ý: Thuốc chỉ được kê đơn bởi các bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Một số lưu ý khi dùng thuốc chữa vẩy nến
Các loại thuốc điều trị vẩy nến đều chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng lâm sàng và hầu như không thể điều trị bệnh lý này hoàn toàn. Vì vậy khi sử dụng thuốc, cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tuyệt đối không lạm dụng thuốc chữa bệnh vảy nến – kể cả thuốc bôi.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều dùng. Không tự ý hiệu chỉnh liều và thay đổi thuốc khi chưa có chỉ định.
- Thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng, tình trạng sức khỏe và lịch sử dùng thuốc để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
- Có thể sử dụng thuốc Đông y để điều trị vảy nến. Tuy nhiên, cần tìm gặp thầy thuốc để được đánh giá tình trạng sức khỏe, xác định thể bệnh và hướng dẫn bài thuốc phù hợp.
- Nếu xuất hiện tác dụng phụ, nên báo với bác sĩ để được cân nhắc về việc giảm liều hoặc thay đổi loại thuốc (nếu cần thiết).
- Vảy nến là bệnh viêm da mãn tính và dễ tái phát. Vì vậy bên cạnh sử dụng thuốc, cần nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên và giảm căng thẳng để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.
Bài viết đã tổng hợp các loại thuốc chữa bệnh vảy nến mới nhất hiện nay. Thông tin trên chỉ có tính chất tham khảo. Vì vậy trước khi sử dụng, bạn đọc cần tham vấn y khoa để được tư vấn cụ thể về liều lượng, cách dùng và thời gian sử dụng.