Top 11 loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng có thể tìm mua tại hầu hết các nhà thuốc

Những loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng hiện nay được bày bán trên thị trường rất đa dạng, bạn có thể tìm mua ở bất kỳ một hiệu thuốc với mức giá cả phải chăng. Mỗi loại thuốc xị sẽ phù hợp với từng độ tuổi và mức độ bệnh trạng mà bệnh nhân được các dược sĩ chỉ định nên dùng loại nào. Ngoài ra để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng cũng như đúng cách dùng để tránh tình trạng bệnh kéo dài.

Top 11 loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng có thể tìm mua tại hầu hết các nhà thuốc

Dưới đây là 11 loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng phổ biến có tại các nhà thuốc, bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết của từng sản phẩm và lựa chọn sản phẩm phù hợp:

1. Thuốc xịt mũi Avamys

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Avamys có tác dụng chữa trị các triệu chứng như: ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, xung huyết, chảy nước mắt, ngứa mắt,… Đây là loại thuốc khá an toàn nên có thể dùng được cho trẻ em trên 2 tuổi và người trưởng thành. Khi đến hiệu thuốc, bệnh nhân chỉ cần trình bày rõ tình trạng viêm mũi dị ứng và độ tuổi sử dụng thì sẽ được bán và hướng dẫn dùng Avamys với liều lượng thích hợp nhất.

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng
Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Avamys dùng được cho trẻ em trên 2 tuổi và người trưởng thành

Cách dùng và liều lượng tham khảo:

  • Trẻ em từ 2 – 11 tuổi: Dùng 1 lần/ngày, lần đầu được chỉ định xịt 1 nhát (27.5mcg/1 bên mũi), nếu bệnh nặng có thể tăng lên 2 nhát (55mcg/1 bên mũi) . Tổng liều lượng sử dụng trong ngày dao động từ 55mcg – 110mcg.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành: Dùng mỗi ngày 1 lần, thời gian đầu sử dụng được đề nghị xịt 2 nhát (55mcg/1 bên mũi), sau khi các triệu chứng bệnh được kiểm soát thì chỉ cần xịt 1 nhát (27.5mcg/1 bên mũi). Tổng liều lượng cần sử dụng là 55mcg – 110mcg/ngày.

Chống chỉ định: Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Avamys không dành cho bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc. Ngoài ra, người đang điều trị bệnh lý khác bằng thuốc Ritonavir cũng không nên sử dụng Avamys.

Tác dụng phụ: Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Avamys có thể khiến người bệnh gặp các tác dụng phụ như: Đau đầu, chảy máu cam, đau mũi, loét mũi, khô và ngứa mũi, phát ban, mề đay, phù mạch,…

Giá bán tại các nhà thuốc: Khoảng 226.000 vnđ/chai 120 liều xịt

2. Thuốc xịt mũi Flixonase

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Flixonase là một dạng hỗn hỗn dịch trong nước có chứa fluticasone propionate (tinh thể siêu mịn) và nhiều tá dược (Dextrose, Polysorbate 80, Phenylethyl alcohol, Acid hydrochloric loãng, Benzalkonium chloride,…). Khi sử dụng, các thành phần này sẽ thẩm thấu vào niêm mạc mũi và giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi,…

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Flixonase
Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Flixonase giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi,…

Cách dùng và liều lượng tham khảo:

  • Trẻ em từ 4 – 11 tuổi: Dùng mỗi ngày từ 1 – 2 lần và mỗi lần xịt không được vượt quá 2 nhát xịt/1 bên mũi. Tổng liều tối đa cho 1 ngày là 4 nhát xịt/2 bên mũi.
  • Trẻ em trên 12 tuổi, người lớn và người cao tuổi: Dùng 1 – 2 lần/ngày và mỗi lần xịt không được hơn 2 nhát/1 bên mũi. Liều lượng tối đa cho 1 ngày là 8 nhát xịt/2 bên mũi.

Chống chỉ định: Thuốc xịt mũi Flixonase chống chỉ định với người dị ứng với bất kì các thành phần nào có trong thuốc.

Tác dụng phụ có thể gặp:

  • Chảy máu cam
  • Đau đầu, khó chịu
  • Kích ứng mũi và họng
  • Thủng vách ngăn mũi
  • Tăng áp lực nội nhãn
  • Đục thủy tinh thể
  • Tăng nhãn áp

Giá bán tại các nhà thuốc: Dao động trong khoảng 155.000 – 170.000 vnđ/chai

3. Thuốc xịt mũi Benita

Thuốc xịt mũi Benita thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi do rối loạn vận mạch,… Hoặc được dùng dự phòng để tránh tái phát polyp mũi sau khi đã tiến hành phẫu thuật.

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng
Thuốc xịt mũi Benita thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi do rối loạn vận mạch,…

Cách dùng và liều lượng tham khảo:

  • Đối với trẻ em trên 6 tuổi và người lớn: Sử dụng 1 lần/ngày/128mcg/1 bên mũi hoặc 2 lần/ngày với liều lượng là 64mcg/1 bên mũi/1 lần (vào 2 buổi: sáng, tối).
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi: Hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về cách dùng thuốc cho nhóm đối tượng này. Phụ huynh cần sử dụng cho con em nên tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ/dược sĩ.

Chống chỉ định: Thuốc xịt mũi Benita không dùng để chữa trị cho bệnh nhân bị Herpes đường mũi, nhiễm nấm hoặc dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ:

  • Phổ biến: Chảy máu cam, xuất huyết đường mũi nhẹ,…
  • Ít gặp: Nổi mề đay, mẩn ngứa, phù mạch, viêm da,…
  • Hiếm xảy ra: Loét niêm mạc, thủng vách ngăn mũi,…

Giá bán tại các nhà thuốc: 97.000 vnđ/hộp 1 lọ xịt 120 liều

4. Thuốc xịt mũi Meseca

Thuốc xịt mũi Meseca ngoài tác dụng điều trị và kiểm soát tốt các triệu chứng viêm mũi dị ứng thì còn giúp người dùng giảm tối đa khả năng bệnh tái phát trở lại. Sau một thời gian sử dụng, các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mắt, nghẹt mũi, ngứa mũi đã nhanh chóng biến mất và trả lại cho người bệnh một vùng mũi mạnh khỏe, thông thoáng.

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng
Thuốc xịt mũi Meseca ngoài tác dụng điều trị và kiểm soát tốt các triệu chứng viêm mũi dị ứng thì còn giúp người dùng giảm tối đa khả năng bệnh tái phát trở lại

Cách dùng và liều lượng tham khảo:

  • Trẻ em từ 4 – 12 tuổi: Xịt đều vào mỗi bên mũi 1 nhát. Trong trường hợp thật sự cần thiết có thể tăng lên 2 nhát xịt/1 bên mũi nhưng không được vượt quá 4 nhát xịt/2 bên mũi/ngày.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành: Xịt 2 nhát/1 bên mũi/ngày và mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Tổng liều lượng tối đa là 8 nhát xịt/2 bên mũi/ngày.

Chống chỉ định/thận trọng:

  • Người bị kích ứng với các thành phần có trong thuốc xịt mũi Meseca
  • Người bị nhiễm khuẩn đường mũi (nhiễm khuẩn tại chỗ)
  • Người đang điều trị một số bệnh bằng một số loại thuốc khác
  • Người bị nhiễm lao thể ẩn, loét vách mũi, chấn thương mũi,…

Tác dụng phụ có khả năng xảy ra:

  • Gặp các vấn đề về mũi như: ngạt, nóng rát, chảy nước có máu,…
  • Đau đầu, chóng mặt, hắt hơi, chảy máu cam, buồn nôn và nôn
  • Viêm phế quản, viêm họng, viêm xoang, nhiễm nấm Candida ở mũi
  • Tổn thương vách mũi, loét mũi, nổi mề đay hoặc mắc các bệnh về mắt

Giá bán tại các nhà thuốc: Từ 99.000 – 120.000 vnđ/chai 60 liều

5. Thuốc xịt mũi Aladka

So với các loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng khác thì Aladka được đánh giá là có khá nhiều ưu điểm vượt trội. Thuốc được bào chế theo dạng phun sương với hình dáng là các hạt nhỏ li ti, khi xịt vào mũi chúng sẽ thẩm thấu sâu vào niêm mạc và đến được cả những khe, hốc sâu nên thường cho hiệu quả điều trị bệnh rất nhanh.

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng
So với các loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng khác thì Aladka được đánh giá là có khá nhiều ưu điểm vượt trội

Cách dùng và liều lượng tham khảo: Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn dùng 2 – 4 lần/ngày và mỗi lần 1 – 2 nhát xịt. Khi sử dụng, người bệnh cầm chai thuốc theo chiều thẳng đứng xịt thử trước vào không khí rồi hướng thẳng vào trong mũi và xịt dứt khoát để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Chống chỉ định:

  • Người có tiền sử bị mẫn cảm với Neomycin, Dexamethason, Aminoglycosid, Xylometazolin hoặc các thành phần có trong thuốc xịt mũi Aladka và thuốc Adrenergic
  • Người đã từng hoặc đang bị bệnh glaucôm góc đóng
  • Trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc người có tiền sử bị trầm cảm 3 vòng
  • Người có tiền sử hoặc đang gặp các vấn đề về viêm – loét đường tiêu hóa, tắt ruột,…
  • Người đang bị nhiễm virus tại chỗ, nhiễm khuẩn lao, nấm toàn thân, bệnh lậu, sốt rét thể não nhưng hoàn toàn chưa được kiểm soát bằng các loại thuốc kháng khuẩn, nhiễm nấm ở mắt, nhiễm khuẩn lao, khớp bị hủy hoại nặng và trong nhãn khoa bởi nhiễm virus (Herpessimplex mắt thể hoạt động).

Tác dụng phụ:

  • Nóng rát ở mũi
  • Khô niêm mạc mũi
  • Buồn nôn, nhức đầu

Giá bán tại các nhà thuốc: 15.000 – 20.000 vnđ/1 chai 15ml

6. Thuốc xịt mũi Nasonex

Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể đến các hiệu thuốc tây mua thuốc xịt mũi Nasonex để điều trị tại nhà. Đây là dòng thuốc tương đối lành tính, có thể sử dụng ở đối tượng từ 2 tuổi trở lên, trẻ nhỏ hơn hoặc trẻ sơ sinh không nên dùng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng
Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể đến các hiệu thuốc tây mua thuốc xịt mũi Nasonex để điều trị tại nhà

Cách dùng và liều lượng tham khảo:

  • Trẻ em từ 2 – 11 tuổi: Dùng mỗi ngày 1 lần và mỗi lần 1 nhát xịt/1 bên mũi.
  • Trẻ trên 11 tuổi và người lớn: Dùng mỗi ngày từ 1 – 4 nhát xịt tùy theo tình trạng bệnh.

Chống chỉ định:

  • Người dễ bị dị ứng với các thành phần trong thuốc xịt mũi Nasonex
  • Người bị nhiễm khuẩn cư trú ngay tại niêm mạc mũi nhưng chưa được điều trị
  • Người mới phẫu thuật mũi hoặc vừa gặp chấn thương vùng mũi

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu
  • Viêm hầu họng
  • Chảy máu cam
  • Kích thích mũi
  • Nóng rát mũi
  • Loét mũi
  • Khó thở
  • Co thắt phế quản

Giá bán tại các nhà thuốc: Dao động từ 200.000 – 210.000 vnđ/chai

7. Thuốc xịt mũi Otrivin

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Otrivin gồm 2 loại là Otrivin 0.05% (dành cho trẻ em) và Otrivin 0.1% (dành cho người lớn). Tác dụng chính của dòng thuốc xịt mũi này là: giảm nghẹt mũi, đào thải dịch tiết khi bị tổn thương, hỗ trợ chữa trị sung huyết mũi họng khi bị viêm tai giữa,…

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng
Thuốc xịt mũi Otrivin 0.1% chỉ dành để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi không được sử dụng

Cách dùng và liều lượng tham khảo: 

  • Trẻ em từ 12 tuổi và người lớn (dùng loại Otrivin 0.1%): Sử dụng mỗi ngày 3 lần (cách nhau khoảng 8 – 10 tiếng), mỗi lần 1 nhát xịt/1 bên mũi hoặc 2 – 3 giọt dung dịch/bên mũi.
  • Trẻ em từ 2 – 11 tuổi (dùng loại Otrivin 0.05%): Sử dụng 1 – 2 lần/ngày (cách nhau khoảng 8 tiếng) với liều lượng là 1 nhát xịt/1 bên mũi hoặc 1 – 2 giọt dung dịch/1 bên mũi
  • Trẻ em từ 1 – 2 tuổi: Dùng theo sự chỉ dẫn của dược sĩ/bác sĩ

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với Xylometazoline và các thành phần có trong thuốc.
  • Bệnh nhân phẫu thuật ngoài màng cứng hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên thông qua xương bướm.
  • Người mắc bệnh tăng nhãn áp góc hẹp
  • Người bị viêm mũi teo, viêm mũi khô

Tác dụng phụ không mong muốn:

  • Cảm giác bỏng tại nơi dùng thuốc
  • Phát ban, ngứa ngáy, phù mạch
  • Khô mũi, cảm thấy khó chịu vùng mũi
  • Đau đầu, suy giảm thị lực thoáng qua
  • Nhịp tim tăng hoặc đập nhanh bất thường

Giá bán tại các nhà thuốc: Khoảng 52.000 vnđ/chai 10ml

8. Thuốc xịt mũi Coldi-B

Thuốc xịt mũi Coldi-B chứa các hoạt chất Oxymetazolin hydroclorid 7.5mg, Menthol 1.5mg, Camphor 1.1mg và các tá dược (Acid Citric, Thimerosal, Polyvinyl alcohol, Natri Hydroxyd,…) rất có lợi cho vùng mũi đang bị viêm mũi dị ứng. Người bệnh chỉ cần sử dụng đúng theo hướng dẫn của cán bộ nhà thuốc thì bệnh tình sẽ thuyên giảm rất nhanh.

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng
Thuốc xịt mũi Coldi-B chứa các hoạt chất Oxymetazolin hydroclorid 7.5mg, Menthol 1.5mg, Camphor 1.1mg và các tá dược (Acid Citric, Thimerosal, Polyvinyl alcohol, Natri Hydroxyd,…) rất có lợi cho vùng mũi đang bị viêm mũi dị ứng

Cách dùng và liều lượng tham khảo (áp dụng cho đối tượng trên 6 tuổi):

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng mũi đang bị viêm mũi dị ứng.
  • Mở nắp bảo vệ bên ngoài, cầm chai thuốc xịt thử vào không khí theo phương thẳng đứng.
  • Sau đó, đặt lọ thuốc hướng thẳng vào mũi và xịt dứt khoát, nhớ hít nhẹ vào để hoạt chất đi sâu được vào khoang mũi.
  • Dùng đều đặn mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối thì sau vài ngày bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm.

Chống chỉ định:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi
  • Người bị bệnh Glôcôm
  • Người dị ứng với các tá dược trong thuốc Coldi-B
  • Người mẫn cảm với những loại thuốc có tác dụng adrenergic

Tác dụng phụ: Thuốc xịt mũi Coldi-B thường ít gây ra tác dụng phụ cho người dùng. Nhưng trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể gặp tình trạng khô miệng và họng, hắt hơi, dễ bị kích thích, khó ngủ ở trẻ em,…

Giá bán tại các nhà thuốc: Chỉ từ 25.000 vnđ/chai 15ml

9. Thuốc xịt mũi Otilin

Thuốc xịt mũi Otilin là một loại thuốc quen thuộc và thường được chỉ định dùng để điều trị viêm mũi dị ứng,đau đầu, cảm lạnh, cảm mạo, viêm xoang, viêm tai giữa (liên quan tới sung huyết mũi), dị ứng đường hô hấp trên,…

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng
Thuốc xịt mũi Otilin là một loại thuốc quen thuộc và thường được chỉ định dùng để điều trị viêm mũi dị ứng

Cách sử dụng và liều dùng tham khảo:

  • Cách sử dụng: Đặt chai thuốc ở vị trí thẳng đứng sao cho phần nắp nằm ở phía trên. Lắc chai thuốc vài lần rồi cho đầu chai vào mũi, bấm ở phía bên trên. Cuối cùng, rút đầu chai ra và thả tay bấm.
  • Liều dùng: Mỗi ngày xịt 2 – 3 lần và mỗi lần là 1 nhát xịt/1 bên mũi. Không xịt quá 4 lần/ngày và chỉ được dùng tối đa 5 ngày (liên tục).

Chống chỉ định:

  • Trẻ em có độ tuổi dưới 12
  • Người dị ứng với thuốc Otilin
  • Bệnh nhân Glôcôm góc đóng
  • Người có đã từng bị kích ứng với thuốc adrenergic
  • Người đang dùng các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Tác dụng phụ:

  • Kích ứng niêm mạc chỗ tiếp xúc
  • Khô niêm mạc vùng mũi
  • Phản ứng xung huyết xảy ra lại
  • Tim đập nhanh hoặc loạn nhịp
  • Tăng huyết áp bất thường
  • Cảm thấy khô, bỏng, rát hoặc loét niêm mạc
  • Hắt hơi, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp,…

Giá bán tại các nhà thuốc: Khoảng 20.000 – 25.000 vnđ/chai 15ml

10. Thuốc xịt mũi Xisat

Người bị viêm mũi dị ứng có thể dùng thuốc xịt mũi Xisat để xịt và rửa mũi hằng ngày. Loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ bớt chất nhầy, gỉ mũi, làm cho mũi thông thoáng và dễ chịu hơn. Đồng thời, các hoạt chất trong Xisat còn giúp kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa hiệu quả viêm xoang, sổ mũi và nghẹt mũi.

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng
Người bị viêm mũi dị ứng có thể dùng thuốc xịt mũi Xisat để xịt và rửa mũi hằng ngày

Cách dùng và liều lượng tham khảo: Dùng mỗi ngày từ 3 – 6 lần (mỗi lần 3 nhát xịt) vào các thời điểm: trước khi đi ngủ, sau khi tiếp xúc với bụi bẩn, sau khi bơi lội,…

Chống chỉ định: Thuốc xịt mũi Xisat không dùng cho người quá mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.

Tác dụng phụ: Chưa tìm thấy tác dụng phụ của thuốc xịt mũi Xisat.

Giá bán tại các nhà thuốc: Từ 29.000 vnđ/chai đến 32.000 vnđ/chai tùy theo loại dùng cho người lớn hay trẻ em

11. Thuốc xịt viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường

Thuốc xịt chữa viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường là một trong những phương pháp chữa bệnh bằng đông y đang được nhiều người bệnh sử dụng hiện nay. Từ hơn 150 năm trước, lương y đời đầu tiên của Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu, kết hợp dược tính để điều chế nên thuốc xịt chữa viêm mũi dị ứng mang tên dòng họ Đỗ Minh.

Trải qua hơn 150 năm lưu truyền, các thế hệ đời sau dày công nghiên cứu thêm, chắt lọc tinh hoa dược liệu để  mang đến loại thuốc xịt chứa dược tính cao với các thành phần như đương quy vĩ, cây xuyến chi, xích thược… Đây đều là những thảo dược được trực tiếp nhà thuốc ươm trồng, thu hái tại vườn nam dược sạch Đỗ Minh Đường xây dựng, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO.

Công dụng: 

  • Giảm đau, chống phù nề và sưng niêm mạc
  • Đả thông khí huyết, làm dịu các niêm mạc mũi bị tổn thương
  • Thẩm thấu vào các niêm mạc giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn phát triển, gây bệnh tại đây

Cách dùng:

  • Thuốc có dạng dung dịch, đựng trong lộ nhỏ vô cùng tiện lợi, người bệnh chú ý lắc nhẹ trước khi dùng
  • Xịt đều 2 bên lỗ mũi, dùng mỗi ngày 2 lần (Liều lượng cụ thể có thể linh động tùy thuộc tình trạng bệnh của mỗi người, lương y sẽ hướng dẫn cụ thể khi thăm khám)

Chống chỉ định: Thuốc xịt chữa viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường không có chống chỉ định, không gây tác dụng phụ hay kích ứng niêm mạc mũi, thuốc an toàn với mọi đối tượng người dùng từ phụ nữ mang thai, trẻ em hay người già đều sử dụng được.

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng thuộc liệu trình 3 loại trong bài thuốc Đỗ Minh Đường
Thuốc xịt viêm mũi dị ứng thuộc liệu trình 3 loại trong bài thuốc Đỗ Minh Đường

Đặc biệt, thuốc xịt viêm mũi dị ứng, viêm xoang Đỗ Minh Đường nằm trong liệu trình bài thuốc gồm 3 loại của dòng họ Đỗ Minh, từng được giới thiệu trên sóng chương trình “Sống khỏe mỗi ngày: Đông y chữa viêm xoang” – VTV2. Sự kết hợp, tác động cùng lúc cả thuốc uống bên trong lẫn thuốc xịt bên ngoài mang đến hiệu quả toàn diện cho bài thuốc.

[XEM THÊM]: VTV2 giới thiệu bài thuốc viêm mũi dị ứng, viêm xoang Đỗ Minh Đường

Suốt hơn 1 thế kỷ, bài thuốc cổ phương này của dòng họ Đỗ Minh đã giúp hàng ngàn người khỏi bệnh viêm mũi dị ứng. Mới đây, chuyên trang nhận được thông báo Dv Thanh Tú đã chữa khỏi viêm xoang, viêm mũi mãn tính tại Đỗ Minh Đường. Sau nhiều năm chịu đựng chứng bệnh này, vất vả tìm kiếm phương pháp chữa bệnh, nữ diễn viên đã đặt trọn niềm tin và thành công khỏi bệnh nhờ bài thuốc gia truyền từ dòng họ Đỗ Minh.

Để biết chính xác liệu trình sử dụng thuốc xịt viêm xoang Đỗ Minh Đường phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh, mọi người nên thăm khám kỹ lưỡng. Hoặc có thể liên hệ đến

  • Website: https://dominhduong.org/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong để được tư vấn MIỄN PHÍ.

[pr_middle_post]

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc xịt viêm mũi dị ứng

Khi dùng thuốc xịt viêm mũi dị ứng, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

  • Các loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng thường sẽ không cho hiệu quả điều trị bệnh tức thời. Chúng cần có thời gian để hoạt chất thẩm thấu sâu vào niêm mạc mũi và phát huy tác dụng nên sau khoảng vài ngày mới thấy được kết quả rõ ràng. Người bệnh cần áp dụng đúng và đủ liều lượng thì viêm mũi dị ứng mới có thể dứt điểm nhanh.
  • Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể kết hợp thuốc xịt viêm mũi dị ứng với thuốc giãn phế quản, kháng histamine,… để đẩy nhanh quá trình điều trị. Khi đã đạt hiệu quả như mong muốn thì bắt đầu ngưng dùng chung và chuyển sang chỉ sử dụng duy nhất thuốc xịt.
  • Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người mà cán bộ nhà thuốc/bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng kèm theo liều lượng phù hợp. Bệnh nhân không nên sử dụng theo ý muốn vì có thể gặp vài phản ứng phụ không tốt.
Thuốc xịt viêm mũi dị ứng
Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của từng người mà cán bộ nhà thuốc/bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng kèm theo liều lượng phù hợp
  • Khi xịt thuốc chữa viêm mũi dị ứng thì chỉ cần đặt đầu xịt vào ngay đầu mũi để thuốc có thể vào vừa tới niêm mạc mũi. Tránh đưa vào quá sâu vì có thể khiến cho bộ phận này bị tác động mạnh, gây tổn thương vùng mũi và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bảo quản thuốc xịt viêm mũi dị ứng ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời. Sau khi mở nắp sử dụng thì chỉ dùng tối đa trong vòng 1 tháng, nếu để quá lâu các tinh chất sẽ bay hơi hết và không còn nhiều hiệu quả.
  • Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc xịt nếu thấy dấu hiệu bất thường như: chóng mặt, đau đầu, khó thở, tim đập nhanh, mất vị giác, chảy máu mũi,… phải báo ngay cho người phụ trách để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Trên đây là 10 loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng phổ biến có tại các nhà thuốc và những lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, người dùng nên thông báo chính xác tình trạng sức khỏe của mình cho dược sĩ/bác sĩ. Tránh tình trạng chia sẻ không đúng không tin khiến thời gian điều trị bệnh bị kéo dài và ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Post Comment