Chữa bệnh tổ đỉa bằng các bài thuốc dân gian đã được ông cha ta áp dụng từ ngàn xưa và đến hiện nay phương pháp này vẫn được sử dụng khá phổ biến. Lý do là bởi chúng giúp cải thiện các triệu chứng như ngứa ngáy, sưng viêm, song song đó là việc giảm nguy cơ gây ra các tác dụng phụ trong quá điều trị. Nếu bạn kết hợp các bài thuốc chữa từ thảo dược tự nhiên cùng với các phương pháp đặc trị từ các bác sĩ, sẽ giúp rút ngắn được thời gian điều trị, đồng thời cũng mang lại những hiệu quả tích cực cho người bệnh.
Ưu- Nhược điểm của phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng thảo dược từ dân gian
Bệnh tổ đỉa được xem là một trường những biến thể của bệnh chàm eczema, bệnh có các triệu chứng đặc trưng như nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân gây ngứa ngáy, tiết dịch và đóng vảy tiết. Bệnh khởi phát theo từng giai đoạn, kéo dài và có xu hướng tái phát nhiều lần.
Bệnh tổ đỉa vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các loại thuốc kiểm soát các triệu chứng của bệnh cũng như ngăn bệnh bùng phát. Vì vậy, bên cạnh áp dụng dùng thuốc điều trị, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà giúp cải thiện tình trạng bệnh, giảm nguy cơ lạm dụng các loại thuốc điều trị.
Các bài thuốc thảo dược tự nhiên được sử dụng chữa bệnh tổ đỉa khá phổ biến. Trong các thảo dược có khả năng sát khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, trước khi áp dụng các bài thuốc dân gian vào điều trị bệnh tổ đỉa, bạn nên tham khảo các ưu điểm và hạn chế của phương pháp này.
Ưu điểm:
- Các thảo dược tự nhiên dễ tìm, tương đối và hạn chế gây ra các tác dụng phụ trong quá trình điều trị lâu dài.
- Phương pháp thực hiện đơn giản, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi.
- Sử dụng các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng thảo dược dân gian thường xuyên sẽ làm cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Nhược điểm:
- Các thảo dược dân gian thông thường mang lại hiệu quả chậm và nó chỉ có tác dụng hỗ trợ làm cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà thuốc có tác dụng nhanh hay chậm hoặc không có tác dụng.
- Không áp dụng cho những trường hợp bệnh tổ đỉa có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả từ thảo dược dân gian
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ thảo dược dân gian được nhiều người áp dụng.
1. Lá lốt chữa bệnh tổ đỉa
Theo ghi chép của y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, mùi thơm đặc trưng, vị cay, có công dụng giảm đau, sát khuẩn nhẹ và tán hàn. Người bệnh thường dùng lá lốt nấu nước để tắm hoặc ngâm rửa để làm giảm các triệu sưng viêm, ngứa ngáy, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Dùng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm sưng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, ngâm với nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ các vi khuẩn và bụi bẩn, rửa lại với nước sạch và để ráo.
- Vò nhẹ lá tía tô rồi cho vào 1.5 lít nước đã đun sôi.
- Đun tiếp tục khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Chờ nước nguội bớt thì tiến hành ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Ngoài ra, người bệnh có thể giã lá lốt rồi đắp lên vùng da bị bệnh đỉa tổ. Biện pháp này có thể tận dụng tối đa dược tính có trong lá lốt, vết thương sẽ phục hồi nhanh hơn.
2. Lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa
Lá trầu không được xem là một trong các thảo dược quý, được dùng chữa các bệnh. Thảo dược có tính ấm, vị cay nồng, công dụng kháng viêm, giảm ngứa ngáy, hành khí, tán hàn, giảm đau rát hiệu quả.
Trong một số nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, hàm lượng tinh dầu có trong lá trầu không có tác dụng kháng sinh với vi khuẩn subtilis, song cầu khuẩn, trực trùng coli, tụ cầu khuẩn.
Dùng lá trầu không để chữa bệnh đỉa tổ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả, ngừa bội nhiễm. Áp dụng biện pháp này thường xuyên sẽ giảm mức độ tổn thương da, phục hồi các tế bào da bị tổn thương và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Rửa sạch 1 nắm lá trầu không để ráo rồi vò nát
- Đun sôi 2 lít nước lọc đến khi sôi thì cho lá trầu không vào
- Để sôi thêm 5 phút thì tắt bếp, đổ nước lá trầu không ra chậu và bỏ thêm 1 muỗng muối biển vào hòa tan.
- Chờ nước nguội bớt thì tiến hành ngâm tay, chân vùng da bị tổ đỉa.
3. Muối biển cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào đêm, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt của người bệnh. Để tránh tình trạng ngứa ngáy vào đêm, bạn có thể dùng muối biển.
Đặc tính của muối biển là sát trùng, chống viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa ngáy. Vì vậy, dùng dược liệu này có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh đồng thời ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
Hướng dẫn thực hiện:
- Rang 2-3 muỗng muối biển cho đến khi nóng đều rồi tắt bếp.
- Đợi muối nguội bớt thì cho vào túi vải sạch.
- Tiến hành chườm lên khu vực da bị bệnh tổ đỉa để giảm ngứa ngáy.
- Mỗi ngày áp dụng thực hiện từ 1 đến 2 lần để có hiệu quả.
- Ngoài ra, bạn có thể ngâm chân, tay với muối biển pha với nước ấm để làm sạch vùng da bị tổn thương, giảm các triệu chứng khó chịu.
4. Chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi
Để giảm các cơn ngứa ngáy dữ dội, bạn có thể dùng tỏi. Tỏi được biết đến với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh, bên cạnh đó, thảo dược này còn ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng đỏ trên da.
Các hoạt chất Allicin có trong tỏi có khả năng ức chế các vi khuẩn, vi nấm gây ra bệnh nấm kẽ, nấm da, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để bệnh tổ đỉa bùng phát.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 củ tỏi tươi bóc vỏ rửa sạch rồi cho vào bình thủy tinh
- Sau đó đổ rượu trắng vào đến khi ngập phần tỏi ở trong bình
- Ngâm rượu tỏi đến ngày thứ 10 là có thể dùng được
- Bạn có thể lấy một ít rượu thoa lên vùng da bị bệnh
- Để yên khoảng 10 phút thì rửa lại với nước ấm
Người bệnh lưu ý, bài thuốc chữa này chỉ áp dụng với trường hợp mụn nước chưa vỡ và không có dấu hiệu bội nhiễm. Vì trong rượu tỏi có chứa nồng độ cồn và acid nên có thể gây ra tình trạng đau rát ở khu vực da bị bệnh tổ đỉa.
5. Chữa bệnh tổ đỉa bằng gừng tươi
Theo ghi chép từ Đông y, gừng tươi là thảo dược có công dụng tán phong, khử mùi, giải độc, thông thường được dùng để chữa trị các bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa và da liễu. Vì vậy, thảo dược này được tận dụng để chữa các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.
Bên cạnh đó, các hoạt chất Gingerol, Zingerone có trong gừng tươi có khả năng ức chế prostaglandin ản sinh, đây là một trong các tác nhân trung gian gây ra phản ứng viêm. Dịch ngâm của gừng cũng có tác dụng kìm hãm sự phát của các vi nấm và vi khuẩn có hại.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 củ gừng tươi gọt sạch vỏ và rửa sạch, rồi thái thành từng lát mỏng.
- Đun 2 lít nước lọc đến khi sôi thì cho gừng vào.
- Đun tiếp tục khoảng 2 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu, pha thêm nước mát để nước có độ ấm vừa phải.
- Tiến hành ngâm vùng da bị bệnh vào nước gừng để giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm.
6. Chanh tươi chữa bệnh tổ đỉa
Dùng chanh để làm giảm các triệu chứng của bệnh tổ đỉa cũng là một trong các biện pháp được nhiều người áp dụng. Bài thuốc từ thảo dược này có công dụng làm ngứa ngáy, vùng da bị tổn thương được thông thoáng hơn, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.
Mẹo chữa này phù hợp với người bị bệnh tổ đỉa do các tuyến mồ hôi ở tay, chân tăng. Tình trạng này không chỉ làm bệnh khởi phát mà còn gây kích ứng da, khiến da bị sưng viêm, ngứa ngứa, nguy cơ bị nhiễm trùng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Vệ sinh sạch vùng da bị bệnh
- Kế đó, vắt nửa quả chanh lấy nước, rồi hòa với một ít nước ấm, tỉ lệ 1:1
- Tiến hành thoa nước chanh lên vùng da bị bệnh tổ đỉa
- Để yên trong vòng 10 phút thì rửa lại với nước ấm
Tương tự với bài thuốc rượu tỏi, không áp dụng cho các trường hợp vùng da bị bệnh bị lở loét, vỡ mụn nước. Vì trong chanh có chứa acid citric có thể gây rát da.
7. Lá đào chữa bệnh tổ đỉa
Sử dụng lá đào để chữa bệnh tổ đỉa là phương pháp ít được ít đến. Theo y học cổ truyền, lá đào mang tính bình, vị đắng, có công dụng kháng khuẩn, giảm viêm, chống dị ứng. Vì vậy, thảo dược này được áp dụng trong chữa trị các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi ngâm nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ các bụi bẩn và vi khuẩn, rồi rửa lại với nước sạch.
- Tiếp đến, vò nát lá đào rồi cho vào nước đun sôi khoảng 10 phút
- Đổ nước lá đào ra chậu để nước nguội bớt
- Tiến hành ngâm tay, chân vào nước để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
8. Rau răm chữa bệnh tổ đỉa
Rau răm không chỉ dùng trong các món ăn mà còn là thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa. Người bệnh thường kết hợp rau răm và lá trầu không để tăng hiệu quả chữa trị cũng như làm sạch da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50gr lá trầu không và 50gr rau răm
- Ngâm nước muối rửa sạch các thảo dược này rồi vò nát.
- Đun 1.5 lít nước lọc đến khi sôi thì cho 2 thảo dược vào.
- Đun thêm 3 phút nữa thì tắt bếp rồi để nước nguội
- Tiến hành ngâm vùng da bệnh vào nước lá trầu không và rau răm
- Người bệnh có thể tận dụng dùng bã thảo dược chà nhẹ lên da để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm.
9. Lá khế chữa bệnh tổ đỉa
Theo y học cổ truyền, lá khế có tính hàn, vị hơi chát, có công dụng tiêu độc, sát khuẩn nhẹ, chống viêm. Dân gian thường dùng lá khế để chữa các chứng lở ngứa, các bệnh viêm da, u nhọt. Vì vậy, lá khế được áp dụng chữa các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi rửa sạch để ráo.
- Đun khoảng 1.5 lít nước đến khi sôi thì cho lá khế vào
- Đun tiếp tục thêm 5 phút thì tắt bếp
- Đổ nước lá khế nấu ra chậu để nguội
- Tiến hành ngâm tay, chân bị tổ đỉa với nước khế, bạn có thể dùng lá khế chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh để sát khuẩn, giảm ngứa ngáy.
10. Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ hay còn gọi lá đơn tướng quân, thuộc họ thầu dầu, có công dụng giải độc, làm mát, làm giảm các triệu chứng của bệnh nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng và bệnh tổ đỉa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 100gr lá đơn đỏ
- Ngâm lá đơn đỏ với nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ các vi khuẩn và bụi bẩn.
- Nấu lá đơn đỏ với 2 lít nước để sôi khoảng 10 phút tắt bếp.
- Để nước lá đơn đỏ nguội bớt thì bắt đầu ngâm vùng da bị bệnh.
- Thực hiện thường xuyên để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm.
Lưu ý khi thực hiện các bài thuốc chữa tổ đỉa
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa có ưu điểm là lành tính, an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh bị kích khi dùng biện pháp điều trị này do thực hiện sai cách.
Vì vậy, trước khi thực hiện các bài thuốc chữa dân gian người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Phương pháp chỉ áp dụng cho những trường hợp bị bệnh tổ đỉa không bội nhiễm, mụn nước chưa bị vỡ. Đối với người bệnh tổ đỉa có hiện tượng bị bội nhiễm, xuất hiện mụn mủ, nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
- Các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ thảo dược dân gian thông thường sẽ có tác dụng chậm. Vì vậy, bạn nên kiên trì thực hiện đều đặn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bệnh tổ đỉa là bệnh mãn tính và có xu hướng tái lại nhiều lần. Do đó, ngoài việc áp dụng các bài thuốc chữa dân gian, người bệnh cần kết hợp với thuốc theo chỉ định của bác sĩ, và chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
- Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần giữ vệ sinh cho làn da và vùng da bị bệnh được thông thoáng để hạn chế tổn thương lây lan và nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế mang giày chật, bít chân trong thời gian dài, thay vào đó người bệnh nên chọn giày có chất liệu thấm hút tốt, thông thoáng, vừa kích cỡ.
- Tránh các thực phẩm có hại cho cơ thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như bia, rượu, thuốc lá, thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng. Đồng thời, tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, xà phòng, dung dịch rửa tay có chất tẩy rửa cao.
- Uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng của bệnh tốt nhất.
Trên đây là các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ thảo dược nhân gian được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, các cách chữa trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà hiệu quả mang lại ít hay nhiều. Để điều trị bệnh được an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể.