Ho, đau tức ngực, cơ thể mệt mỏi đều là những triệu chứng thường thấy của căn bệnh viêm phổi cũng như viêm phế quản, vì vậy người bệnh thường rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên mức độ nguy hiểm của hai loại bệnh lý này lại hoàn toàn khác nhau. Nên cách điều trị của chúng cũng không giống nhau. Đó là lý do mà bạn cần phải biết chính xác bệnh để có hướng kiểm soát cũng như điều trị phù hợp. Hãy cùng Diachiuytin tham khảo ngay cách phân biệt hai loại bệnh lý trên để có hướng giải quyết phù hợp nhất.
Sự khác biệt giữa căn bệnh viêm phổi và viêm phế quản
Viêm phổi và viêm phế quản đều là những căn bệnh gây nguy hiểm ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng hô hấp của người bệnh. Nhìn chung đặc điểm chung của hai bệnh đều là những cơn ho kéo dài thường xuyên, cơ thể suy yếu dễ mắc bệnh. Tuy nhiên về mức độ nguy hiểm thì viêm phổi cao hơn hẳn đồng thời nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau. Do đó nếu không có hướng điều trị đúng người bệnh không chỉ không khỏi bệnh mà còn dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nhiều hơn.
Bài viết sau đây chủ yếu sẽ chỉ ra những đặc điểm khác nhau giữa hai bệnh lý này để bạn có thể tham khảo rõ hơn.
Khái niệm bệnh
Nhìn chung đây đều là hai bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng hô hấp dưới của người bệnh. Hai cơ quan này nằm lân cân cận nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Cần tìm hiểu chính xác định nghĩa của hai bệnh để có hướng phân biệt chính xác hơn.
Theo đó
- Viêm phế quản: sự viêm nhiễm tại lớp niêm mạc các ống phế quản. Đây là cơ quan đảm nhiệm mang không khí từ bên ngoài để đưa đến phổi. Cơ quan này nằm trên phổi nên sự viêm nhiễm tại đây có thể ảnh hưởng đến chức năng đưa không khí đến phổ. Các ống phế quản bị viêm nhiễm tổn thương sưng viêm, phù nề, làm tắc nghẽn đường thở và lượng không khí đưa đến phổi bị hạn chế hơn.
- Viêm phổi: là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới, có thể nhiễm trùng tại một phần hay toàn bộ lá phổi. Phổi sẽ đảm nhiệm việc phân phát oxi đến máu và các cơ quan khác nên những tổn thương tại đây có thể lan ra trên toàn bộ cơ thể. Tình trạng viêm phổi thường được đặc trưng với các túi khí chứa đầy chất lỏng hoặc mủ.
Nguyên nhân gây bệnh
Virus, vi khuẩn hay sự xâm nhập của các dị nguyên đều là những nguyên nhân gây viêm phế quản và viêm phổi. Tuy nhiên các nguyên nhân gây bệnh của viêm phổi thường có xu hướng rộng hơn, bao gồm cả viêm phế quản và các nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản.
Cụ thể như sau
- Viêm phế quản: Hầu hết nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến sự tấn công của các virus với các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, sốt hoặc đau họng, khó thở. Có đến 90% nguyên nhân bệnh liên quan đến các nhóm virus như các rhinovirus, adenovirus, enterovirus, myxovirus (virus cúm và virus á cúm), coronavirus, virus herpes (cytomegalovirus, varicellae).Thường do các nhóm virus này không có thuốc đặc trị hoàn toàn nếu không không điều chỉnh chế độ sống phù hợp chúng sẽ nhanh chóng tấn công và gây viêm ống phế quản từ từ. Bên cạnh đó phế quản rất dễ tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hóa, khói bụi, hóa chất nên cũng rất dễ bị kích thích và viêm nhiễm
- Viêm phổi: Bao gồm cả các nhóm virus gây viêm phế quản. Ngoài ra vi khuẩn, nấm đặc biệt là Mycoplasma là một trong những tác nhân chính gây viêm phổi. Các tác nhân này nhanh chóng tấn công phế nang vốn dĩ đã bị tổn thương trước đó, đi trực tiếp vào trong phổi và tiếp tục phá hủy nơi đây.
Cần chú ý rằng, viêm phế quản cấp tính nếu không sớm được kiểm soát sẽ biến chứng sang giai đoạn mãn tính. Đây cũng là một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm phổi ở rất nhiều người.
Một yếu tố chung khác có thể biến chứng từ viêm phế quản sang viêm phổi vô cùng nhanh chóng chính là hút thuốc lá. Khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại có thể đi qua phế quản và tấn công phổi trầm trọng. Do đó không chỉ người trực tiếp hút thuốc lá mà những người gián tiếp hít phải khói thuốc còn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Thông qua yếu tố nguyên nhân này có thể thấy rõ ràng viêm phổi có mức độ nguy hiểm cao hơn viêm phế quản rất nhiều.
Đối tượng mắc bệnh
Bất cứ ai cũng có thể làm đối tượng mắc bệnh viêm phổi và viêm phế quản, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy yếu, người làm trong những môi trường ô nhiễm kéo dài nhưng không có biện pháp phòng tránh phù hợp.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc hai bệnh lý hô hấp dưới này bao gồm
- Trẻ em từ 2 tuổi trở xuống. Các thống kê trên thực tế cứ mỗi 39 giây, thế giới lại có 1 em bé chết vì viêm phổi có thể cho thấy mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
- Những người từ 65 tuổi trở lên
- Người hút thuốc lá
- Người làm trong các môi trường hóa chất, ô nhiễm, nhiều bụi mịn
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý như gan, tim mạch, đái tháo đường, hen suyễn…
Các triệu chứng viêm phổi và viêm phế quản
Nếu chỉ thông qua các triệu chứng bên ngoài, hầu hết rất khó để có thể phân biệt đâu là viêm phổi đâu là viêm phế quản do hầu như các triệu chứng rất tương đồng nhau. Triệu chứng của viêm phế quản mãn tính có thể gần như là triệu chứng của viêm phổi trong giai đoạn đầu.
Tuy nhiên nếu bạn chú ý hơn một chút có thể thấy một số các dấu hiệu khác nhau cơ bản như sau
- Viêm phế quản: Ho là một trong những triệu chứng cơ bản đầu tiết, có thể là ho khan kéo dài hoặc ho có đờm. Đờm thường có dạng màu xanh hay vàng. Trong giai đoạn cấp tính bệnh có thể kéo dài từ 7- 10 ngày sau đó thuyên giảm dần. Người bệnh có thể cảm thấy choáng váng, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, khan tiếng, không muốn ăn uống.
- Viêm phổi: tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các triệu chứng có thể biểu hiện khác nhau. ví dụ do virus có thể đau đầu, chóng váng, đau cơ; do vi khuẩn thường kèm theo những cơn sốt cao, đau tức ngực, khó thở, đờm đục và có mùi hôi cực kỳ khó chịu. Trong khi đó nếu liên quan đến các loại nấm thì các triệu chứng khá ít, thường không quá rõ ràng, bệnh có xu hướng phát triển âm thần và trầm trọng hơn.
Trong trường hợp viêm phế quản mãn tính biến chứng sang viêm phổi, các cơn ho có thể ngắt quãng và không xuất hiện liên tục gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh. Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm phổi chính là tình trạng sốt cao, ớn lạnh, khó thở, đau tức ngực đặc biệt khi ho do lượng oxi đưa đến tim và các cơ quan lúc này không đủ. Đây cũng là dấu hiệu nguy hiểm hàng đầu bạn cần nhanh chóng đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời.
Biến chứng của viêm phổi và viêm phế quản
Mức độ nguy hiểm của viêm phổi và viêm phế quản khác nhau rất nhiều, bạn có thể hiểu rõ hơn thông qua những biến chứng của hai bệnh lý này. Cụ thể
- Viêm phế quản: suy hô hấp cấp, hen phế quản, giãn phế quản, viêm phổi cùng rất nhiều bệnh lý về hô hấp khác.
- Viêm phổi: Xẹp thùy phổi, áp xe phổi, phù phổi cấp, tràn dịch màng phổi, viêm màng ngoài tim, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não. Nguy cơ tử vong do các biến chứng ở viêm phổi cũng rất cao, chủ yếu là những người có tiền sử bệnh nền, người có sức đề kháng yếu, trẻ sơ sinh và người lớn tuổi.
Bên cạnh đó, chất lượng đời sống tinh thần người bệnh cũng gặp rất nhiều ảnh hưởng. Người bệnh có thể bị rối loạn giấc ngủ do những cơn ho kéo dài, sức đề kháng suy yếu và tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Chẩn đoán viêm phổi và viêm phế quản
Như đã nói, nếu chỉ nhìn qua các triệu chứng bên ngoài sẽ rất khó để có thể phân biệt hai bệnh lý. Vì vậy cần phải áp dụng các biện pháp y khoa hiện đại trong kiểm tra chẩn đoán để xác định chính xác hai bệnh cũng như mức độ tổn thương mới có thể đưa ra hướng điều trị an toàn phù hợp.
Các chẩn đoán chính được dùng trong xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi và viêm phế quản bao gồm
- Chụp X-quang: Khi thực hiện chụp phổi có thể thấy rõ hình đám mờ, có thể có hình tam giác với đáy quay ra ngoài và đỉnh quay về phía rốn phổi. Trong khi đó X quang với viêm phế quản trong giai đoạn cấp thường không có hình ảnh quá rõ ràng, trong giai đoạn nặng thường có dấu hiệu thành phế quản dày hơn.
- Đo nồng độ oxy: người bị viêm phổi thường có Nhịp thở >/= 30 l / phút.
- Xét nghiệm chức năng phổi: bệnh nhân sẽ thực hiện thổi một luồng khí vào phế dung kế nhằm xác định lượng không khí trong phổi. Từ đó có thể kết luận được mức độ hoạt động của phổi và xác định bệnh chính xác hơn.
- Nuôi cấy đờm: nhằm xác định các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Từ đó có hướng xác định và điều trị chính xác hơn.
- Nghe nhịp thở: khi nghe phổi có tiếng fan rít, ran ngáy, ran ẩm hay ran nổ vùng đáy phổi.
- Xét nghiệm máu: với viêm phổi có thể thấy nồng độ nitơ urê máu> 20 mg / dl, số lượng số lượng bạch cầu giảm còn khoảng 4.000 tế bào / ml
Nói chung tùy tình trạng bệnh, tiền sử bệnh của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp xét nghiệm phù hợp để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Người bệnh tốt nhất nên tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa về hô hấp, có đầy đủ các công nghệ và thiết bị hỗ trợ xét nghiệm để thực hiện đầy đủ các kiểm tra cần thiết tốt nhất.
Hướng điều trị viêm phổi và viêm phế quản
Cần dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân. Ví dụ nếu liên quan đến vi khuẩn sẽ dùng kháng sinh. Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị viêm phổi do biến chứng của viêm phế quản liều dùng thuốc có thể các nhóm mạnh hơn vì người bệnh trước đó đã nhờn các loại kháng sinh cũ. Thời gian điều trị hai bệnh cũng khác nhau tùy theo giai đoạn phát hiện.
Bên cạnh đó, với những giai đoạn đầu của viêm phế quản hay viêm phổi nhiều người cũng thường có hướng điều trị bằng đông y hay các bài thuốc dân gian để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên trong bài viết này chủ yếu sẽ hướng tới điều trị bằng các phương pháp tây y hiện đại.
Trong điều trị viêm phế quản
Kháng sinh là nhóm thuốc hàng đầu được chỉ định trong điều trị viêm phế quản nếu có liên quan đến các loại vi khuẩn, không có tác dụng trên virus. Ở giai đoạn cấp nếu bệnh có liên quan đến virus, chủ yếu bác sĩ sẽ hướng tới việc cải thiện chế độ sống, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch nhiều hơn do không có thuốc đặc trị.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn, các hướng điều trị chính với viêm phế quản bao gồm
- Nghỉ ngơi, bỏ thuốc lá, giữ ấm.
- Terpin codein 15-30 mg/24 giờ
- Dextromethorphan 10-20 mg/24 giờ ở người lớn
- Acetylcystein 200mg x 3 gói/24 giờ trong trường hợp ho có đờm
- Salbutamol (Ventolin bình xịt); Ventolin 5mg x 2-4 nang/24 giờ dạng khí dung hay salbutamol 4mg x 2-4 viên/24 giờ trong trường hợp có dấu hiệu co thắt phế quản
- Dùng kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm ho có đờm, ho kéo dài trên 7 ngày hay xét nghiệm thấy có vi khuẩn. Các nhóm kháng sinh dùng phổ biến như Ampicillin, amoxicilin liều 3 g/24 giờ; Cefuroxim 1,5 g/24 giờ, hoặc erythromycin 1,5 g ngày x 7 ngày
- Điều trị các ổ nhiễm trùng có liên quan khác
- Bổ sung Khoáng chất và vitamin để tăng cường hệ miễn dịch
- Với viêm phế quản mãn tính cần thuốc điều trị hô hấp hay steroid hít vào phổi nhằm giảm viêm và ngăn ngừa các chất nhầy vào phổi.
Hầu hết với viêm phế quản cấp nếu điều trị đúng phác đồ của bác sĩ bệnh có thể thuyên giảm sau đó hoàn toàn từ 2-3 tuần. Trong khi đó, điều trị viêm phế quản mãn tính thường kéo dài và cần có sự phối hợp kiên trì của bệnh nhân. Người bệnh còn cần kết hợp các yếu tố phòng tránh lâu dài vì bệnh rất dễ tái phát gây ra những biến chứng trầm trọng hơn.
Hướng điều trị viêm phổi
Tương tự như viêm phế quản, việc điều trị viêm phổi cũng phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Đặc biệt do nguyên nhân chính gây bệnh thường liên quan chủ yếu đến các nhóm vi khuẩn nên dùng kháng sinh là yếu tố quan trọng hàng đầu. Trong một số trường hợp người bệnh còn cần dùng các dụng cụ hỗ trợ để giúp việc hít thở dễ dàng hơn, đảm bảo đủ lượng không khí được đưa đến các cơ quan khác.
Cụ thể hướng điều trị thường dùng trong viêm phổi như sau
- Các loại kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm phổi khi có liên quan đến các vi khuẩn bao gồm Amoxicillin 1g x 3 lần/ ngày; Doxycycline 100 mg x 2lần/ ngày; cefpodoxime 200 mg x 2 lần/ ngày; hoặc kết hợp các nhóm thuốc với nhau
- Viêm phổi do virus cúm có thể chỉ định Oslertamivir 75mg x 2 viên/ngày uống chia 2 lần
- Có thể dùng kháng sinh đường uống hay tĩnh mạch
- Sử dụng khí oxy để đảm bảo sự hoạt động của các cơ quan chức năng
- Dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ > 38.50C
- Các loại thuốc long đờm, giảm ho
- Nghỉ ngơi, bỏ thuốc lá, giữ ấm.
- Các biện pháp đặc trị chuyên khoa sẽ được chỉ định cho những người viêm phổi nặng có dấu hieiuej biến chứng
Việc điều trị cần đảm bảo thực hiện theo đúng phác đồ đưa ra từ bác sĩ để an toàn tuyệt đối. Người bệnh viêm phổi nên tiến hành kiểm tra tái khám thường xuyên theo chỉ định từ bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt nhất, tránh các dấu hiệu xấu có thể tiến triển lây lan gây nguy hiểm cho tính bản thân.
Phòng tránh viêm phổi và viêm phế quản
Dù có các chẩn đoán, hướng điều trị hay mức độ nguy hiểm giữa hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể áp dụng chung phương pháp phòng tránh viêm phổi và viêm phế quản. Chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp không chỉ đảm bảo chất lượng cuộc sống tinh thần hằng ngày mà còn giảm nguy cơ mắc rất nhiều bệnh nguy hiểm khác, nâng cao sức khỏe mỗi ngày.
Cụ thể như sau
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào thời điểm thay đổi thời tiết, những ngày trời lạnh
- Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh
- Xem xét việc thay đổi môi trường sống nếu khu vực sống quá ô nhiễm
- Nếu liên quan đến tính chất công việc nên xem xét việc thay đổi môi trường làm việc hoặc có các biện pháp bảo hộ phù hợp
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở, thường xuyên giặt giũ chăn màn chiếu gối, rèn cửa
- Tránh nuôi động vật trong phòng ngủ
- Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày
- Vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày
- Tránh xa thuốc lá và khu vực có khói thuốc lá
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, A và kẽm để tăng cường hệ miễn dịch
- Điều trị triệt để những bệnh lý liên quan
- Duy trì luyện tập thói quen tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng
- Thường xuyên khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện và điều trị những tác nhân gây bệnh
Nhìn chung các dấu hiệu phân biệt viêm phổi và viêm phế quản trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể áp dụng cho tất cả mọi trường hợp. Người bệnh nên kiểm soát tốt sức khỏe mỗi ngày và nhanh chóng đi khám bệnh nếu phát hiện các triệu chứng bất thường, tránh tự ý điều trị có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.