Sử dụng lá đinh lăng chữa mề đay dứt ngay cơn ngứa ngáy khó chịu

Thường xuyên xuất hiện cơn ngứa ngáy khó chịu hay tình trạng da nổi phồng rộp là dấu hiệu của việc bạn đã mắc phải căn bệnh nổi mề đay. Nhưng đừng quá lo lắng bởi các triệu chứng sẽ dần được giảm nhẹ khi bạn biết đến các bài thuốc từ lá đinh lăng. Bài thuốc này cũng được xem là một trong những mẹo vặt chữa bệnh của dân gian được lưu truyền từ ngàn xưa với công dụng hiệu quả bất ngờ. Đạc biệt với bản chất lành tính, an toàn, cũng như ít gây ra tác dụng phụ. nên việc chữa bệnh mề đay bằng lá đinh lăng được khá nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng với mong muốn cải thiện được bệnh tình.

chữa bệnh mề đay bằng lá đinh lăng
Tham khảo ngay 3 cách chữa bệnh mề đay từ lá đinh lăng

 

Sử dụng lá đinh lăng chữa mề đay dứt ngay cơn ngứa ngáy khó chịu

Đinh lăng là loại cây quen thuộc và được trồng khá nhiều ở nước ta để làm thực phẩm cũng như bào chế thành thuốc chữa bệnh. Loại cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây gỏi cá, nam dương sâm với danh pháp khoa học là Polyscias fruticosa có họ Nhân sâm (Araliaceae)Hầu như các bộ phận của cây đinh lăng đều được bào chế thành thuốc. Mỗi bộ phận có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau với những công dụng khác nhau.

Lá đinh lăng có màu xanh lục, thường mọc so le với nhau. Lá chét có răng cưa nhọn, lá mọc kép lông chim. Trong Đông y, lá đinh lăng có vị đắng, tính mát, giúp lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm ngứa và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ngoài da.

Ở một số bài nghiên cứu khoa học cho biết, trong lá đinh lăng có chứa nhiều thành phần có tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm, phục hồi vùng da bị tổn thương như saponin, các axit amin, vitamin C, vitamin nhóm B (B1, B2, B6),…

Với những thành phần và bản tính trên, lá đinh lăng có thể được sử dụng để chữa trị một số bệnh lý như: ngộ độc thức ăn, chữa ho ra máu, kiết lỵ, chứng tắc sữa,… Đặc biệt, lá đinh lăng có khả năng chữa các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh nổi mề đay.

công dụng của lá đinh lăng trong việc chữa bệnh mề đay
Lá đinh lăng có chứa nhiều thành phần giảm ngứa, chống viêm tự nhiên, hỗ trợ làm nhẹ các triệu chứng của bệnh mề đay

Những bài thuốc chữa bệnh mề đay từ lá đinh lăng

Cách chữa bệnh mề đay bằng lá đinh lăng được thực hiện khá đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian. Chỉ một nắm lá đinh lăng quanh trong vườn, người bệnh có thể đem sắc lấy nước uống, ngâm rửa vùng bị tổn thương hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để trị bệnh mề đay. Tham khảo một số bài thuốc được chia sẻ dưới đây:

1. Uống nước sắc từ lá đinh lăng chữa bệnh mề đay

Bài thuốc uống chữa bệnh mề đay từ lá đinh lăng được phần đông người bệnh biết đến và áp dụng thực hiện để cải thiện bệnh lý. Liệu pháp này giúp trị bệnh từ sâu bên trong. Khi đó, các tinh chất thấm sâu vào từng lớp mô và đẩy các tác nhân gây mề đay ra khỏi cơ thể. Đồng thời, giúp phòng ngừa tình trạng bệnh lý tái phát trở lại trong tương lai.

Ở bài thuốc này, người bệnh có thể tận dụng cả lá đinh lăng khô và tươi để điều trị bệnh. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác thay vì sử dụng độc vị.

– Bài thuốc chữa bệnh mề đay từ lá đinh lăng tươi

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá đinh lăng tươi ……………………… 150gr

Cách thực hiện:

  • Làm sạch toàn bộ lá đinh lăng bằng nước muối pha loãng để loại bỏ đất cát, tạp chất bám quanh lá rồi vớt ra để ráo;
  • Cho toàn bộ dược liệu đã được làm sạch vào trong nồi nước khoảng 200ml và tiến hành đun sôi khoảng 5 – 7 phút thì chắt lấy phần nước lần 1;
  • Tiếp tục cho 200ml nước vào nồi và đun thêm 7 phút để lấy chén nước thứ hai;
  • Hòa hai lần nước vừa đun được rồi chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày;
  • Áp dụng trong nhiều ngày liền để làm nhẹ các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu cho bệnh mề đay gây nên.

– Dùng lá đinh lăng khô chữa bệnh mề đay

Nguyên liệu cần có:

  • Lá đinh lăng khô …………………….. 80gr

Cách thực hiện:

  • Cho toàn bộ lá đinh lăng khô được chuẩn bị vào trong ấm cùng với nửa lít nước rồi bắt lên bếp tiến hành đun sôi trên ngọn lửa vừa;
  • Đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa là được. Tắt bếp và chắt lọc lấy phần nước, bỏ phần bã;
  • Chia nhỏ phần nước sắc thành 2 phần nhỏ để dùng hết trong ngày;
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày và kiên trì trong nhiều ngày liền để cảm nhận sự thay đổi.

– Kết hợp lá đinh lăng với bông lứa rài và rau ngổ điếc trị mề đay

Những nguyên liệu cần chuẩn bị, bao gồm:

  • Lá đinh lăng tươi ……………………… 50gr
  • Rau ngổ điếc …………………………… 50gr
  • Bông lứa rài …………………………. 6 bông

Cách thực hiện:

  • Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị ngâm cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
  • Cho toàn bộ dược liệu đã được làm sạch vào trong nồi nước khoảng 1 lít nước rồi tiến hành đun sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp;
  • Chắt lọc lấy phần nước sắc và bỏ phần bã, chờ nước nguội bớt rồi đem bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh để uống dần;
  • Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày và tạm ngưng sử dụng khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
chữa mề đay bằng lá đinh lăng
Nước sắc lá đinh lăng không chỉ giúp làm nhẹ các triệu chứng của bệnh mề đay mà còn có tác dụng giải khát, thanh lọc cơ thể

2. Nấu nước lá đinh lăng tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị mề đay

Đối với các trường hợp nổi mề đay toàn thân với các cơn ngứa ngáy khó chịu, người bệnh có thể sử dụng một nắm lá đinh lăng tươi để nấu nước tắm mỗi ngày. Tốt hơn, nếu kết hợp lá đinh lăng cùng với một số dược liệu khác để tăng công dụng.

Những nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá đinh lăng tươi ………………………… 1 nắm
  • Lá sả tươi ……………………………………  1 nắm
  • Muối biển ……………………………………… 1 thìa

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá đinh lăng và lá sả bằng nước để loại bỏ lớp đất cát bám trên thành lá rồi vớt ra để ráo;
  • Cho hai nguyên liệu đã được làm sạch vào trong nồi, thêm 1 thìa muối biển và 2 lít nước, sau đó tiến hành đun sôi khoảng 10 – 15 phút là có thể tắt bếp;
  • Đổ toàn bộ nước ra chậu lớn, pha thêm một ít nước lạnh sao cho đạt độ ấm đủ tắm;
  • Dùng nước để tắm hoặc ngâm rửa sa nổi mề đay, có thể sử dụng phần bã lá để chà xát nhẹ nhàng lên vết thương;
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần và thực hiện đều đặn mỗi ngày.

3. Dùng lá đinh lăng chế biến thành nhiều món ăn hỗ trợ trị bệnh mề đay

Ngoài việc sử dụng lá đinh lăng để nấu nước uống hoặc tắm chữa bệnh mề đay, bạn cũng có thể sử dụng loại lá cây này để chế biến thành một số món ăn hoặc sử dụng để ăn kèm cùng với một số lá cây khác. Tùy theo khẩu vị và nhu cầu của mỗi cá nhân, có thể chế biến lá đinh lăng cùng với sườn heo, tôm, thịt nạc hoặc trứng gà trong món hầm hoặc chiên.

Theo các chuyên gia, các món ăn từ lá đinh lăng không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý từ bên trong mà còn giúp làm mát cơ thể, bồi bổ sức khỏe, giúp ăn ngon miệng, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Do đó, các đối tượng mắc bệnh mề đay nên bổ sung những món ăn chế biến từ lá đinh lăng vào thực đơn hàng tuần

bài thuốc chữa bệnh mề đay bằng lá đinh lăng
Có thể phối hợp lá đinh lăng cùng với nhiều loại rau khác để ăn kèm trong một số món ăn hỗ trợ điều trị bệnh mề đay

– Công thức món trứng chiên lá đinh lăng

Nguyên liệu cần có, bao gồm:

  • Lá đinh lăng tươi ………………………. 1 nắm
  • Quả trứng gà ………………………………. 3 quả
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá đinh lăng rồi cắt thành từng đoạn nhỏ vừa ăn;
  • Đập 3 quả trứng vào tô lớn rồi tiến hành đánh tan;
  • Cho toàn bộ lá đinh lăng và một ít gia vị vừa đủ rồi khuấy thêm vài lần;
  • Bắt lên bếp một cái chảo và thêm một ít dầu;
  • Khi dầu sôi, cho toàn bộ hỗn hợp trứng vào chiên, đậy kín nắp đợi trứng chín đều rồi tắt bếp;
  • Trình bày món ăn ra dĩa và thưởng thức cùng với chén cơm nóng.

– Hướng dẫn thực hiện món canh đinh lăng tôm băm

Những nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá đinh lăng tươi ……………………… 1 nắm
  • Tôm tươi …………………………………….. 200gr
  • Gia vị vừa đủ

Cách thực hiện:

  • Lá đinh lăng sau khi được làm sạch cần thái thành từng đoạn vừa ăn;
  • Rửa sạch tôm rồi bóc bỏ vỏ, sau đó tiến hành băm nhuyễn;
  • Ươm ướp tôm băm cùng với một ít gia vị vừa đủ;
  • Cho toàn bộ phần tôm đã được sơ chế vào trong nồi khi dầu nóng, đảo nhanh tay để phần tôm không bị vón cục. Sau đó cho 1 lít nước lọc rồi tiến hành đun sôi;
  • Khi nước sôi, cho toàn bộ lá đinh lăng đã sơ chế và đun thêm 3 phút;
  • Nêm nếm gia vị vừa đủ ăn rồi tắt bếp;
  • Trình bày món ăn ra tô và thưởng thức cùng với chén cơm trắng nóng.

Chữa bệnh mề đay bằng lá đinh lăng cần lưu ý những gì?

Mặc dù chữa bệnh mề đay bằng lá đinh lăng được đánh giá là lành tính, tương đối an toàn và ít gây những triệu chứng bất thường, nhưng người bệnh cũng cần lưu ý đến sau để phòng ngừa một số rủi ro có thể xảy ra:

  • Không nên sử dụng lá đinh lăng chữa mề đay cho các đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu;
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, đối tượng có tiền sử mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp không được áp dụng các bài thuốc chữa bệnh mề đay từ lá đinh lăng;
  • Tốt nhất nên sử dụng lá đinh lăng mọc tự nhiên, không bị phun thuốc trừ sâu;
  • Thành phần hoạt chất Saponin có trong lá đinh lăng có thể phá hủy hồng cầu. Chính vì vậy, chỉ nên sử dụng lá đinh lăng với liều lượng vừa đủ để tránh làm ảnh hưởng đến số lượng tế bào hồng cầu;
  • Người bệnh không nên uống nước từ lá đinh lăng khi chưa được phép của bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc không nắm rõ liều lượng sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe;
  • Các bài thuốc từ cây đinh lăng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý và không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh mề đay. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh có khả năng tái phát trở lại trong tươi lai nếu cơ thể tiếp xúc nhiều với tác nhân dị nguyên gây hại;
  • Bài thuốc chữa bệnh mề đay bằng lá đinh lăng thường có công dụng khá chậm nếu so với thuốc đặc trị. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc đều đặn và liên tục trong nhiều ngày.
một số lưu ý khi sử dụng lá đinh lăng chữa bệnh mề đay
Sử dụng lá đinh lăng chữa bệnh mề đay theo liều lượng được quy định để phòng tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra

Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc sử dụng lá đinh lăng trong việc chữa bệnh mề đay, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề trong việc chăm sóc da bị tổn thương:

  • Không nên gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương. Việc này có thể khiến da bị trầy xước, thậm chí gây chảy máu, từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công và gây viêm;
  • Có thể sử dụng sản phẩm chăm sóc da được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên lành tính;
  • Luôn giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị mề đay bằng cách tắm rửa mỗi ngày tối thiểu 1 lần;
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, nước hoa, phấn hoa, chất tẩy rửa mạnh,… Nếu đặc thù công việc buộc bạn phải tiếp xúc thì nên tự trang bị cho bản thân những vật dụng bảo vệ;
  • Cần che chắn cơ thể khi đi ra ngoài bằng các vật dụng cá nhân như: khẩu trang, mũ, áo quần dài, bao tay, tất chân,… Và nên thoa kem chóng nắng khoảng 30 phút trước khi đi ra ngoài;
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học bằng cách tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong rau xanh, củ quả, trái cây,… Đồng thời, hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc các loại thực phẩm gây dị ứng;
  • Tăng cường vận động cơ thể để nâng cao sức khỏe cũng như phòng ngừa một số bệnh tật có thể xảy ra.

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc 3 cách chữa bệnh mề đay từ lá đinh lăng cũng như một số lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn đọc cải thiện chứng ngứa ngáy khó chịu hay da nổi dát đỏ do bệnh mề đay gây nên. Tuy nhiên, chữa mề đay bằng lá đinh lăng chỉ mang tính chất truyền miệng và chưa được giới y học hiện đại công nhận. Vì thế, người bệnh cần thu xếp thời gian thăm khám bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp.

Thông tin hữu ích cho bạn đọc: 

  • Cách chữa mề đay bằng lá kinh giới an toàn hiệu quả
  • Cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả cho mọi đối tượng
  • Cách chữa mề đay tại nhà với 9 vị thuốc dân gian

Post Comment