Sau mổ thoát vị đĩa đệm thì nên làm gì để nhanh chóng hồi phục? là băn khoăn của rất nhiều ngươi vừa trải qua việc điều trị căn bệnh này. Vì vậy người bệnh cần có một số độ chăm sóc sức khỏe cũng như sinh hoạt thật phù hợp, hơn thế nữa cần kiêng hoạt động quá mạnh hay ăn các thực phẩm giàu đạm lý do là có thể lại sẹo hay dị ứng. Nên bạn đọc cần tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Sau mổ thoát vị đĩa đệm thì nên làm gì để nhanh chóng hồi phục?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh liên quan đến các vấn đề về xương khớp thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, nguyên nhân hình thành bệnh có liên quan đến các vấn đề tuổi tác, chấn thương hay do các bệnh lý. Thường việc phẫu thuật chỉ được chỉ định khi tình trạng thoát vị đĩa đệm đã mãn tính mà việc dùng thuốc hay các phương pháp trị liệu khác không còn tác dùng tốt, người bệnh đau nhức trầm trọng và có nguy cơ bại liệt nếu không được mổ kịp thời.
Mổ thoát vị đĩa đệm có thể tồn tại rất nhiều nguy hiểm nhưng cũng có thể mang lại rất nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên sau phẫu thuật người bệnh cần phải chú ý việc chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống và kiêng cữ mới có thể đảm bảo tiến độ phục hồi cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả nhất.
Đặc biệt trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật là thời điểm người bệnh cần cực kỳ chú ý đến việc kiêng cữ nếu không có thể để lại sẹo hoặc làm chậm quá trình phục hồi cũng như gây ra rất nhiều vấn đề liên quan. Tham khảo ngay các thông tin chi tiết dưới đây để được giải đáp chính xác băn khoăn “Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên kiêng cữ những gì?”
Trong chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi
Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong tốc độ phục hồi của người bệnh. Tốt nhất người bệnh sau khi mổ ít nhất là 3 tháng đầu cần kiêng vận động mạnh để các khớp xương trở lại với trị trí ban đầu. Sau thời điểm này người bệnh có thể bắt đầu phục hồi khả năng vận động bằng các bài tập đơn giản phù hợp với sức khỏe để cải thiện dần khả năng đi lại hay chơi thể thao nếu muốn.
Các cột mốc quan trọng cần chú ý với những người sau mổ thoát vị đĩa đệm bao gồm
Trong 1 tháng đầu
Trong ngày đầu sau mổ, người bệnh nên kiêng hoàn toàn các loại vận động mà chỉ nên nằm một chỗ để hạn chế các tác động lên cột sống mới được điều chỉnh. Nếu muốn điều chỉnh tư thế tốt nhất cần có sự hỗ trợ của các bác sĩ và y tá để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
Ngày thứ 2 và thứ 3, người bệnh có thể đi vệ sinh dưới sự hỗ trợ của người thân hoặc y tá, nếu muốn đứng lên hoặc đi lại cần thông báo cho y tá để được hướng dẫn. Ngày thứ 4 , người bệnh có thể ngồi nhưng không nên ngồi quá lâu, việc nằm nghỉ vẫn được ưu tiên nhiều hơn.
Trong vài ngày đầu người bệnh nên kiêng việc tắm rửa bởi việc đứng hay ngồi lâu vẫn còn đang hạn chế. Nếu cần tắm thì cần phải có ghế tựa lưng để hỗ trợ, tránh để người bệnh ngồi chồm hổm, đứng quá lâu hay ngồi quá thấp. Đồng thời tránh để vết thương dính nước kiêng tắm với nước lạnh quá lâu.
Trong một tháng đầu, tốt nhất người bệnh nên kiêng hoàn toàn các vận động quá mạnh cần xoay chuyển các đốt sống nhiều như cúi xuống, đi nhanh, chạy, xoay qua xoay lại.. Tốt nhất người bệnh chỉ nên nằm, ngồi một chỗ có điểm tựa hoặc đeo nẹp cổ hay đai lưng. Khi tình trạng đã ổn hơn người bệnh có thể bắt đầu đi lại nhẹ nhàng với bước ngắn nhưng nên hạn chế và cần có sự trợ giúp của người thân.
Chú ý người bệnh không nên nằm nghiêng hay nằm quá cao mà nên nằm thẳng để có thể giảm áp lực lên cột sống.
Trong 3 tháng đầu
3 tháng đầu mới chỉ là thời gian để xương dần cố định lại chứ chưa thực sự hoàn toàn đảm bảo. Vì thế người bệnh vẫn cần chú ý đến các vẫn đề kiêng cữ trong sinh hoạt. Người bệnh vẫn nên hạn chế các cử động cổ hay thắt lưng thường xuyên như vặn người, xoay cổ, cúi gập lưng, chạy nhảy..
Việc mang vác các vật trên lưng cần cực kỳ hạn chế, đặc biệt là các vật nặng. Do lúc này vị trí các xương vẫn chưa thực sự ổn định nên các tác động nhỏ vẫn có thể gây tác động làm sai lệch hay tổn thương tại các khớp xương mới được thay thế hay phẫu thuật. Ngoài ra việc đeo nẹp cổ hay đai lưng vẫn tiếp tục được duy trì trong 3 tháng, nhưng nên tháo nẹp khi đi ngủ hay nghỉ ngơi để thoải mái hơn.
Đặc biệt chú ý trong 3 tháng này người bệnh tốt nhất nên kiêng không quan hệ tình dục. Bởi các tư thế khi quan hệ đều có liên quan đến cột sống vì vậy nếu không chú ý có thể làm cản trở sự phục hồi của các sụn khớp hay đĩa đệm và khiến người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau nhức khó chịu.
Dù việc giữa tâm lý vui vẻ thoải mái là rất tốt nhưng người bệnh cần hạn chế việc cười quá mạnh hay hắt hơi vì lúc này đĩa đệm còn đang rất nhạy cảm. Để ngăn chặn các tình huống có thể xảy ra làm tổn thương cột sống, khi cảm thấy sắp hắt hơi hoặc ho hay khi cười to bạn nên giữ tay trước bụng để tránh cho đầu có xu hướng ngả về phía trước.
Sau 3 tháng
Sau 3 tháng xương khớp đã dần phục hồi ổn định hơn, tuy nhiên người bệnh vẫn nên kiêng việc tham gia các hoạt động thể thao mạnh có tính đối kháng quá mạnh như đá bóng, đấu vật, bóng chuyền.. Những bộ môn được khuyến khích lúc này thường là yoga, thiền, dưỡng sinh, bơi lội, đạp xe..
Đặc biệt là các bài tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm sẽ giúp xương khớp dẻo dai và khỏe mạnh hơn, hỗ trợ người bệnh dần phục hồi lại khả năng vận động như ban đầu. Tuy nhiên cần chú ý lựa chọn những bài tập phù hợp với sức khỏe, tránh luyện tập quá nặng hay quá sức, dừng ngay lập tức nếu cảm thấy đau để tránh nguy cơ gây chấn thương nguy hiểm.
Sau 3 tháng người bệnh đã có thể bắt đầu quan hệ tình dục lại như bình thường tuy nhiên vẫn nên thực hiện điều độ, hạn chế thực hiện những tư thế khó gây tốn sức hoặc các tư thế phải uống cột sống nhiều.
Sau 6 tháng
Sau 6 tháng hầu hết tình trạng các sụn khớp và đĩa đệm đã phục hồi hoàn toàn đến hơn 90%. Tuy vậy bạn vẫn cần hạn chế một số môn có thể va chạm mạnh hay tốn nhiều sức lực như đá bóng hay leo núi, chạy nhanh.
Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh tốt nhất nên thường xuyên đi tái khám để kiểm tra tình hình phục hồi sức khỏe, từ đó có biện pháp chăm sóc và kiêng cữ trong sinh hoạt phù hợp hơn.
Trong chế độ dinh dưỡng
Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên kiêng cữ những gì về ăn uống cũng là vấn đề được rất nhiều người băn khoăn. Bên cạnh các dưỡng chất cần thiết như canxi và các khoáng chất, người sau phẫu thuật nên kiêng một số thực phẩm sau để hỗ trợ thời gian phục hồi nhanh hơn cũng như ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo lồi.
Các thực phẩm mà người bệnh nên kiêng ăn như
Thực phẩm giàu chất đạm
Những người sau phẫu thuật thường thiếu năng lượng trầm trọng, tuy nhiên với những người mổ thoát vị đĩa đệm thì không hẳn vậy. Trong quá trình hấp thụ đạm, cơ thể sẽ sản sinh ra các acid và cần có canxi để trung hòa lại các chất này. Nếu cơ thể không có đủ lượng canxi cần thiết sẽ có xu hướng tự rút canxi từ hệ xương khớp khiến quá trình phục hồi đĩa đệm lâu hơn.
Vì vậy người bệnh nên tạm thời kiêng các thực phẩm có lượng đạm cao, đặc biệt là nhóm các hải sản như tôm cá, nhóm thịt đỏ như thịt dê, thịt bò hay trứng, các loại đậu.. Ngoài ra do có lượng đạm cao nên ăn các thực phẩm như trứng hay thịt bò còn khiến vết mổ phẫu thuật trở nên thâm sạm và có thể tạo thành sẹo lồi xấu xí .
Nhưng nói vậy không có nghĩa là loại bỏ các thực phẩm này ra khởi thực đơn hoàn toàn. Người bệnh vẫn cần ăn để cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể đủ năng lượng và sức khỏe để nhanh chóng phục hồi bệnh hơn. Tuy nhiên chú ý ăn với một liều lượng vừa đủ, không lạm dụng quá mức gây nguy hiểm.
Thực phẩm chứa purin và fructose
Purin và Fructose là hai chất được cho là sẽ làm kích thích phản ứng viêm ở khớp, và gây ra các cơn đau trầm trọng ở đĩa đệm. Các chất này thường có trong các thực phẩm như gia cầm, cá trích, các món ăn muối chua như cà muối, dưa muối hay nội tạng động vật …
Mặt khác dân gian cũng cho rằng những người sau phẫu thuật cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm từ thịt gia cầm vì có thể gây ngứa ngáy khó chịu tại miệng vết thương. Điều này có thể kích thích người bệnh gãi và có thể làm rách vết thương khiến việc phục hồi sau phẫu thuật gặp khó khăn.
Ngoài ra đồ ăn muối chua lên men và nội tạng động vật cũng chưa bao giờ là các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Các món ăn này cũng có nguy nhiễm khuẩn cao nên những người vừa phẫu thuật đang có sức đề kháng yếu nên kiêng các thực phẩm này để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác.
Đồ đông lạnh, đồ đóng hộp
Các thực phẩm đông lạnh hay đóng hộp sẵn dù rất tiện dụng cho những người bận rộn nhưng thực chất chúng lại rất nghèo dinh dưỡng. Chưa kể với những thực phẩm đóng hộp sẵn cần phải có một lượng muối lớn mới có thể giữ cho chúng lâu bị hỏng. Lượng muối này có thể làm triệt tiêu canxi cần thiết cho xương và làm cản trở quá trình phục hồi cho những người sau mổ thoát vị.
Rau muống
Rau muống là thực phẩm dân gian được rất nhiều người yêu thích, có tác dụng nhuận tràng và giải độc rất tốt. Tuy nhiên việc ăn rau muống sau mổ lại có thể gây ra các vết sẹo lồi rất mất thẩm mỹ do khả năng làm đầy quá mức của loại rau này. Vì vậy bạn nên kiêng ăn loại rau này, ít nhất là cho tới khi vết mổ lành hẳn.
Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn nhanh hay các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì mà còn có thể thúc đẩy phản ứng viêm ở khớp xương, khiến các vùng đĩa đệm mới phẫu thuật bị sưng đau bất thường và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị.
Các thực phẩm mà người bệnh nên kiêng ăn như gà rán, xúc xích, cá viên hay các món ăn chiên đi chiên lại nhiều lần.
Thuốc lá
Thuốc lá hay khói thuốc lá đều là những thứ mà người sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần tránh xa bởi có thể tồn tại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại, đặc biệt là nicotin có thể làm giảm nội tiết tố xương chắc khỏe đồng thời tăng cortisol khiến xương trở nên giòn, dễ gãy.
Nicotin còn làm tổn hại đến các mạch máu khiến xương bị thiếu oxy và dưỡng chất khiến xương nhanh chóng gãy giòn đồng thời làm kéo dài thời gian làm lành tại các khớp xương mới.
Nước ngọt, đồ uống có cồn và các chất kích thích khác
Nước ngọt, rượu bia và các chất kích thích đều không tốt sức khỏe. Đồng thời có thể làm tăng lượng acid uric trong máu gây đau xương khớp và cản trở quá trình phục hồi của người bệnh sau phẫu thuật. Hơn nữa việc dùng bia rượu còn có thể làm tương tác với một số loại thuốc đang sử dụng để hỗ trợ quá trình lành bệnh.
Bên cạnh các các vấn đề cần lưu ý kiêng khem, người bệnh cần kết hợp nhiều hơn với việc chăm sóc sức khỏe cá nhân tại nhà. Chú ý uống thuốc đầy đủ theo chỉ định kết hợp với việc tập luyện các bài vật lý trị liệu phù hợp để nhanh chóng phục hồi chức năng vận động.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “Sau mổ thoát vị đĩa đệm nên kiêng cữ những gì”. Đừng quên thường xuyên đi tái khám để kiểm tra tốc độ phục hồi và có những phương pháp chăm sóc phù hợp hơn.