Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính hiệu quả

Viêm phế quản mãn tính là một trong những căn bệnh thường tái phát nhiều lần và gây ra các tổn thương nặng trên phế quản của người bệnh. Vì vậy căn bệnh này không chỉ gây ra những ảnh hưởng trầm trọng trên sức khỏe bệnh nhân mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống và tinh thần của họ rất nhiều. Do đó người bệnh cần nhanh chóng thay đổi lối sinh hoạt khoa học hơn việc này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát sau điều trị.

Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính hiệu quả

Viêm phế quản là một trong những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp thường gặp phải ở rất nhiều người, đặc biệt là những người có sức đề kháng thấp hay thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Bệnh được chia làm hai nhóm bao gồm viêm phế quản cấp có xu hướng xuất hiện đột ngột và kết thúc trong thời gian ngắn. Trong khi đó viêm phế quản mãn tính thường tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài và không thể tự khỏi được.

Viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm phế quản mãn tính thường có xu hướng tiến triển từ từ, phát triển dần theo thời gian. Khi tình trạng viêm tại niêm mạc phế quản xuất hiện thường xuyên sẽ sinh ra ra một lượng lớn chất nhầy dính trú ngụ bên trong đường hô hấp khiến lượng không khí đưa vào phổi bị thiếu trầm trọng. Người bệnh không chỉ khó thở mà còn làm xuất hiện các chất nhầy bên trong phổi.

Bệnh không chỉ đơn giản là nhiễm trùng như viêm phế quản cấp mà nguy hiểm hơn rất nhiều. Người bệnh cần phải tiến hành điều trị bằng các phương pháp y khoa chứ không thể tự khỏi dù có chế độ chăm sóc tốt hơn. viêm phế quản mãn tính có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau đây

  • Sức đề kháng suy yếu: đây chính là yếu tố chính tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công vào trong niêm mạc phế quản nhưng cơ thể không đủ sức chống trả lại
  • Hút thuốc lá: không chỉ khói thuốc mà những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính đồng thời có nguy cơ biến chứng qua bệnh phổi cùng rất nhiều bệnh lý hô hấp khác.
  • Môi trường ô nhiễm: tiếp xúc mới môi trường ô nhiễm thường xuyên khiến người bệnh dễ hít vào các bụi bẩn, hóa chất.. làm kích ứng niêm mạc phế quản và tấn công vào sâu trong phổi.
  • Cơ địa dị ứng: những người có yếu tố cơ địa dễ dị ứng nhưng vẫn phải tiếp xúc với các tác nhân này thường xuyên khiến cơ thể thường xuyên ho kéo dài, các yếu tố dị ứng kích ứng niêm mạc phế quản liên tục và gây bệnh.

Theo đó những đối tượng dễ mắc bệnh hàng đầu như người lớn tuổi, những người làm việc tại những nơi phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như công nhân vệ sinh, công nhân xây dựng.. Những người từng mắc bệnh nhưng không điều trị dứt điểm hay dùng không hết thuốc theo đúng liệu trình cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Triệu chứng viêm phế quản mãn tính

Do bệnh thường tiến triển từ từ nên sẽ ít xuất hiện các triệu chứng bùng phát đột ngột. Ban đầu người bệnh có thể cảm thấy ngứa rát kích ứng trong cổ họng nhưng thường xuất chủ qua. Lâu dần lượng chất nhầy tích tụ trong niêm mạc phế quản tăng cao, thít chặt đường thở, các đợt nhiễm trùng tái đi tái lại khiến các triệu chứng trầm trọng hơn.

Viêm phế quản mãn tính
Các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và suy nhược cơ thể nhanh chóng

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh bao gồm

  • Ho khan kéo dài, thường ho thủng thẳng hoặc ho thành cơn liên tục. Triệu chứng này có thể  kéo dài ít nhất 3 tháng trong mỗi năm và đã xuất hiện liên tiếp trong ít nhất 2 năm
  • Ho có đờm xanh hoặc vàng do nhiễm vi khuẩn, hoặc cũng có thể là đờm trắng đặc, có mùi hôi rất khó chịu. Lượng đờm có thể lên tới 200 ml/ngày và xuất hiện kéo dài 3 tuần mỗi lần.
  • Khó thở do lượng không khí đến phổi không đủ, kèm theo đó người bệnh còn có cảm giác đau tức ngực
  • Nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài, hơi thở có thể có mùi hôi
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao thiếu sức sống
  • Phù ngoại biên, sưng chân…do lượng oxy đi đến các cơ quan trong cơ thể bị thiếu hụt
  • Sốt cao thường ít gặp hơn tại viêm phế quản mãn tính, nếu có thường liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn nặng

Viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài trong 3- 20 năm mà người bệnh không hề phát hiện ra khiến không chỉ phổi mà các cơ quan nội tạng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể biến mất các triệu chứng ho trong một thời gian dài nhưng sau đó xuất hiện với các tình trạng nặng nề hơn rất nhiều.

Phổi tắc nghẽn mãn tính và suy hô hấp chính là những biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản mạn nếu không được điều trị nhanh chóng. Đặc biệt bệnh nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời có thể chuyển biến sang thể ác tính với mức độ nguy hiểm cao hơn rất nhiều đồng thời tăng nguy cơ ung thư phổi, ung thư phế quản hoặc lao phổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Hướng điều trị viêm phế quản mãn tính

Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn uy tín để kiểm tra thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm như chụp X quang phổi, đo chức năng thông khí phổi, nội soi phế quản hay một số xét nghiệm khác để kiểm tra, phòng ngừa nhầm lẫn với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự.

Tùy vào tình trạng cơ địa của bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau với mục tiêu điều trị nhưng đợt cấp tính,  lưu thông đường thở đồng thời hạn chế sự tấn mạnh hơn của các loại vi khuẩn.

Điều trị y khoa

Mục đích chính của việc dùng thuốc chính là kiểm soát tự tấn công quá mức của các vi khuẩn, cải thiện tình trạng viêm nhiễm để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện. Trong đó hai nhóm thuốc được dùng chính bao gồm thuốc kháng sinh và thuốc điều trị triệu chứng.

Viêm phế quản mãn tính
Người bệnh cần phải dùng một số loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác

Thuốc kháng sinh

Thường dùng khi bệnh có liên quan đến sự tấn công của các vi khuẩn, bệnh nhân có triệu chứng khạc đờm màu vàng, màu xanh, hoặc đờm mủ nhờ đó có thể kiểm soát biến chứng tại các đợt cấp.

Những nhóm kháng sinh phổ biến thường dùng như

  • Kháng sinh nhóm amoxillin;
  • Kháng sinh nhóm cephalosprin thế hệ I, thế hệ II, thế hệ III
  • Kháng sinh nhóm macrolide;
  • Kháng sinh nhóm quinolone;
  • Dạng kết hợp amoxicillin/ acid clavulanic

Thường kháng sinh sẽ dùng kéo dài 7-10 ngày trong một đợt điều trị.Tuy nhiên chú ý kháng sinh không dùng cho các trường hợp liên quan đến virus cũng không thể điều trị dứt điểm viêm phế quản mãn tính. Nhưng việc dùng kháng sinh vẫn vô cùng cần thiết để ngăn ngừa bội nhiễm và các tấn công của vi khuẩn lan mạnh.

Thuốc điều trị triệu chứng

Bên cạnh kháng sinh, một số nhóm thuốc khác giúp giảm các triệu chứng ho, ho có đờm hay sốt cao mệt mỏi cũng được chỉ định để giúp người bệnh dễ chịu hơn. Bao gồm

  • Thuốc long đờm: acetylcystein, carbocystein, bromhexin.. để giúp người bệnh dễ chịu hơn, tăng cường khẩu vị đồng thời hỗ trợ đưa lượng oxy đến phổi nhiều hơn
  • Thuốc giãn phế quản: thường dùng khi có các  dấu hiệu co thắt phế quản, một số loại thuốc phổ biến như theophylin, salbutamol, terbutalin
  • Chống viêm, phù: có thể được chỉ định corticoid đường uống hoặc hít nhưng chỉ áp dụng với các trường hợp nặng do thường kèm theo khá nhiều tác dụng phụ. Corticoid chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, người bệnh không tự ý lạm dụng hoặc tự ý sử dụng tại nhà.
  • Steroid: thường dùng dạng xịt để lưu thông đường thở và giảm một số triệu chứng khác của bệnh
  • Dẫn lưu đờm ra ngoài, thở oxy nếu cần.

Tiêm tĩnh mạch

Trong một số trường hợp, thường là khi lượng chất nhầy dày đặc tạo điều kiện cho sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tính mạch để ngăn ngừa một số biến chứng. tuy nhiên cần đảm bảo có sự hướng dẫn và theo dõi từ bác sĩ chuyên môn, không tự ý thực hiện tại nhà.

Phẫu thuật

Trong các trường viêm viêm phế quản mãn tính kéo dài lâu năm hay xuất hiện các biến ứng ở phối, chuyển sang giai đoạn ác tính hay ung thư, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số phẫu thuật. Thường là phẫu thuật giảm thể tích phổi hay loại bỏ các mô phổi bị tổn thương. Người bệnh nên tìm đến các bệnh viên uy tín có đầy đủ cơ sở vật chất thực hiện phẫu thuật để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Phục hồi phổi

Với những người viêm phế quản mãn tính phục hồi chức năng phổi là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo chức năng của các cơ quan khác, hỗ trợ sự ổn định của sức khỏe. Theo đó bác sĩ sẽ hỗ trợ giáo dục, tư vấn dinh dưỡng đồng thời học kỹ thuật thở đặc biệt như thở bằng cơ hoành để cải thiện bệnh.

Viêm phế quản mãn tính
Phục hồi chức năng phổ cần có sự hỗ trợ và hướng dẫn từ bác sĩ

Người bệnh sẽ tiến hành học với bác sĩ chuyên môn trong thời gian cần thiết để nhanh chóng cải thiện bệnh. Tuy nhiên cần chú ý răng với người viêm phế quản mãn tính đặc biệt nếu có biến chứng đến phổi có thể không đảm bảo khả năng vận động trở lại như bình thường.

Việc tập thể dục hằng ngày vẫn rất cần thiết tuy nhiên cần tránh các hoạt động quá mạnh làm thở gấp như chạy bộ, leo núi nhanh hay các bộ môn đối kháng. Người bệnh nên tham khảo kỹ hơn với bác sĩ để hỗ trợ các hoạt động ổn định hằng ngày.

Điều trị bằng Đông y

Theo Đông y, phong hàn và tà nhiệt là hai nguyên nhân chính gây viêm phế quản mãn tính. Do đó phục hồi chức năng tỳ, phế kết hợp với  khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc chính là hướng để giải quyết bệnh này tốt nhất.

Ưu điểm của Đông y chính là có độ an toàn cao, hầu như không gây tác dụng phụ và thực sự đem lại kết quả tốt trên nhiều đối tượng. Đồng thời sử dụng bài thuốc Đông y còn giúp người bệnh ăn ngon, ngủ ngon hơn, nhờ đó phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Một số bài thuốc người bệnh có thể tham khảo như

  • Bài thuốc 1: Sử dụng bạch truật, phục linh, ý dĩ mỗi dược liệu dùng 16g; ngưu bàng tử, hạnh nhân, đẳng sâm, thương truật, hậu phác 12g mỗi vị thuốc; bán hạ chế 10g; trần bì 8g, cam thảo 4g,  sinh khương 3 lát cùng đại táo 3 quả. Làm sạch các dược liệu rồi sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia làm hai bữa sáng – chiều.
  • Bài thuốc 2: Bán hạ chế, bạch thược  mỗi vị thuốc 12g; ma hoàng, ngũ vị tử và quế chi mỗi vị thuốc 8g; tế tân, cam thảovà can khương 6g mỗi dược liệu. Làm sạch các dược liệu rồi sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia làm hai bữa sáng – chiều.
  • Bài thuốc 3:  Mạch môn, rau má, bách bộ, vỏ rễ dâu, bách bộ mỗi dược liệu dùng 10g; bán hạ chế cùng  trần bì 6g mỗi vị thuốc. Làm sạch dược liệu rồi sắc cùng 0,5 lít nước, đun đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp. chia ra dùng hết trong ngày.

Chú ý các bài thuốc đông y dù có thể đem lại kết quả tốt nhưng thường cho kết quả khá chậm. Người bệnh không nên dùng cho những trường hợp viêm phế quản mãn tính có xuất hiện biến chứng vì sẽ không kịp thời kiểm soát bệnh. Đồng thời không dùng chung với các loại thuốc Tây vì có thể gây tương tác giữa các chất.

Điều trị tại nhà

Bên cạnh các biện pháp y khoa, người bệnh có thể kết hợp song song với các bài thuốc đơn giản tại nhà để kiểm soát các triệu chứng bệnh. Bài thuốc này đều có nguồn gốc từ thảo dược nên có độ an toàn cao, không gây tác dụng phụ nên có thể kết hơp cho nhiều đối tượng, có thể dùng cùng lúc cho cả đông và tây y.

Viêm phế quản mãn tính
Người bệnh cũng có thể tham khảo một số bài thuốc đơn giản từ thảo dược để giảm các triệu chứng bệnh tốt hơn

Tuy nhiên chú ý các bài thuốc này cũng chỉ mang tính chất giảm các triệu chứng như ho nhiều, ho có đờm hay sổ mũi kéo dài. Không mang tác dụng điều trị bệnh triệt để.

Một số bài thuốc đơn giản tại nhà người bệnh có thể tham khảo như

  • Mật ong: vị thuốc này có tính kháng khuẩn chống viêm mạnh, có thể làm dịu các tổn thương trên niêm mạc phế quản đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động mỗi ngày. Người bệnh có thể pha một muỗng mật ong với nước ấm uống mỗi sáng sẽ vừa tốt cho phế quản vừa tốt cho toàn bộ cơ thể.
  • Gừng: Gừng cũng có tính kháng khuẩn chống viêm mạnh, đồng thời còn có thể làm ấm phế quản để giảm ho đáng kể. Người bệnh có thể ngậm trực tiếp 1 lát gừng đã được rửa sạch hoặc hãm vài lát gừng với nước sôi rồi thêm mật ong vào khuấy đều làm trà uống hằng ngày.
  • Nghệ: thảo dược này không chỉ có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn mà còn hỗn trợ làm lành nhanh chóng các sưng viêm trên niêm mạc phế quản đồng thời cũng làm giảm dịch đờm nhầy rất tốt. Người bệnh có thể dùng tinh bột nghệ nguyên chất pha cùng nước ấm và mật ong hoặc tinh nghệ pha cùng sữa ấm.
  • Tỏi: Dùng 1 vài nhánh tỏi giã dập pha cùng nước ấm uống trước khi ngủ không chỉ giúp giảm các triệu chứng ho mà còn giúp người bệnh ngủ ngon hơn rất nhiều.

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh các bài thuốc điều trị, chế độ chăm sóc tại nhà cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng vào quá trình phục hồi sức khỏe của người bệnh. Đồng thời nếu có chế độ sinh hoạt lành mạnh tại nhà, người bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát để đề phòng những biến chứng khác xảy ra.

Một số vấn đề người bệnh cần chú ý trong chế độ chăm sóc cho người bệnh viêm phế quản mãn tính như sau

  • Súc miệng với nước muối ấm ngày 2- 3 lần sẽ giúp diệt khuẩn, làm loãng dịch đờm giúp người bệnh dễ chịu hơn.
  • Uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ sự hoạt động ổn định của các cơ quan trong cơ thể và tăng cường đào thải các độc tố
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh thời gian làm việc quá sức
  • Người bệnh nên tự cách ly với những người xung quanh để ngăn ngừa bệnh lây lan do có liên quan đến các vi khuẩn, virus
  • Tăng cường bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, vitamin A giúp chống lại quá trình oxy hóa, loại bỏ các tác nhân gây bệnh trong khi các prtein giúp tăng cường sức khỏe ổn định hơn.
  • Rau xanh, trái cây, thịt nạc là những thực phẩm tốt hàng đầu cho người bệnh
  • Trong quá trình điều trị người bệnh nên ưu tiên ăn các món ăn lỏng, loãng như cháo, súp hay canh rau củ thái nhỏ để dễ ăn, dễ tiêu hóa hơn.
  • Tránh xa những thực phẩm có thể gây dị ứng hay những món ăn làm kích ứng phế quản như đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khô cứng
  • Tránh xa bia rượu và các chất kích thích
  • Không hút thuốc lá và tránh xa nơi có khói thuốc
  • Hạn chế tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm, bụi bẩn
  • Tránh hoạt động mang vác quá sức, hạn chế tham gia những môn thể thao cần vận động quá nhiều
  • Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể, hạ sốt ngay nếu có triệu chứng
  • Thực hiện đúng theo chế độ chăm sóc, sinh hoạt và dưỡng chất được bác sĩ chỉ định

Phòng tránh viêm phế quản mãn tính

Để phòng tránh bệnh viêm phế quản mãn tính cần chú ý những vấn đề sau

  • Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết mỗi ngày
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để phòng tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hay các bệnh lý có thể lây truyền khác
  • Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, đặc biệt khi có sự thay đổi thời tiết
  • Vệ sinh tai – mũi – hong sạch sẽ, đánh răng 2 lần mỗi ngày
  • Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, có thể kết hợp với các loại nước rau củ hay trái cây
  • Vệ sinh nhà cửa phòng ốc sạch sẽ mỗi ngày, tránh nuôi động vật ở cùng trong phòng ngủ viof có thể là tác nhân gây dị ứng
  • Tránh những tác nhân dị ứng hay làm việc trong môi trường ô nhiễm kéo dài. Nếu là tính chất công việc nên sử dụng đồ bảo hộ an toàn, đeo khẩu trang kín để tránh những tác nhân gây bệnh.
  • Cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi làm việc
  • Hạn chế những thực phẩm bẩn, thực phẩm hư hỏng, đồ ăn cay nóng.. hay các đồ ăn dị ứng có thể gây hại cho cơ thể.
  • Không hút thuốc lá hoặc bỏ thói quen hút thuốc
  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường hệ miễn dịch
  • Điều trị triệt để những bệnh lý có liên quan

Viêm phế quản mãn tính cần được tiến hành điều trị nhanh chóng để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện. Mỗi người nên thay đổi một thói quen sống lành mạnh hơn đồng thời kết hợp duy trì thói quen khám bệnh tổng quát hằng năm để sớm phát hiện các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn để có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Post Comment