Trị bệnh tổ đỉa bằng muối là một trong những phương pháp chữa bệnh được nhiều người biết đến và áp dụng tương đối rộng rãi. Lý do là vì, bản chất của muối có tính sát khuẩn cao, giúp sát trùng vết thương, cải thiện tình trạng da nổi mẩn đỏ, mụn nước gây ngứa nhưng lại không mang đến tác dụng phụ.
Phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng muối cực đơn giản và hiệu quả
Tổ đỉa là một trong những bệnh lý ngoài da thường gặp phải ở mọi lứa tuổi. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của căn bệnh này là những mụn nước nhỏ li ti thường xuất hiện rải rác hoặc theo từng cụm nhiều ở ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay. Thông thường bệnh tổ đỉa thường có tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát trở lại sau thời gian điều trị.
Tuy căn bệnh này không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có khả năng làm ảnh hưởng khá lớn về mặt thẩm mỹ cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị khi bệnh lý đang ở giai đoạn khởi phát hoặc ở mức độ nhẹ.
Ngoài việc chữa bệnh tổ đỉa bằng các loại thuốc uống hay thuốc bôi Tây y, người bệnh cũng có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để làm nhẹ cơn ngứa ngáy phiền toái, da nổi mụn nước. Một trong số đó có thể nhắc đến việc sử dụng muối hạt để trị bệnh tổ đỉa.
Muối là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vì, nếu con người thiếu muối có thể mắc phải một số căn bệnh như bướu cổ, phù niêm ở người lớn, trẻ em bị đần hay chậm phát triển,…
Trong một số tài liệu của Y học cổ truyền cho biết, muối có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, tiêu viêm. Đồng thời, muối còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển và ức chế một số loại nấm vi khuẩn đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa. Và đây cũng chính là một trong những những mẹo vặt của dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng khá rộng rãi, thích hợp cho mọi lứa tuổi, mọi loại da.
Bên cạnh đó, theo sự ghi nhận của giới y học hiện đại cho biết, ngoài các dưỡng chất có tác dụng kháng khuẩn, muối còn chứa hàm lượng vitamin C tương đối dồi dào. Hàm lượng này có tác dụng tẩy tế bào da chết, làm lành các tổn thương, giúp làm mềm da, đặc biệt hơn, ngăn ngừa vết thương lan rộng sang các vùng da lành khác.
Ngoài công dụng chữa bệnh tổ đỉa, muối còn có tác dụng trị bệnh vảy nến, viêm da, cải thiện tình trạng da nổi mụn nước, trị viêm họng, đau răng, viêm lợi, chảy máu chân răng và nhiều bệnh lý khác.
Bí quyết chữa bệnh tổ đỉa bằng muối đơn giản nhưng hiệu quả
Chữa bệnh tổ đỉa bằng muối hạt được thực hiện khá đơn giản và không tốn quá nhiều chi phí. Người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà và không phải tốn một khoản chi phí di chuyển nào. Hãy tham khảo 5 bí quyết được chia sẻ dưới đây:
1. Dùng muối hạt chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổ đỉa
Về bản chất, muối chứa nhiều chất khoáng có tác dụng sát trùng vết thương, giảm ngứa. Do đó, có thể sử dụng độc vị muối để chữa bệnh tổ đỉa và không nhất thiết kết hợp với các nguyên liệu khác bằng cách chà xát nhẹ nhàng một ít muối nóng lên vùng da bị tổn thương.
Cách thực hiện:
- Cho một nắm muối biển cho vào chảo để sao nóng khoảng 5 – 7 phút rồi tắt bếp;
- Đảo nhẹ tay thêm 2 – 3 phút để muối nguội dần;
- Lấy một ít muối chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổ đỉa;
- Sau đó, rửa lại vết thương bằng nước sạch rồi lau khô nước hoặc để khô tự nhiên;
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần và thực hiện đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, loại bỏ mụn nước li ti.
Lưu ý: Trong quá trình rang muối hạt, bạn nên rang trên ngọn lửa nhỏ để tránh tình trạng muối bắn lên người gây bỏng.
2. Kết hợp muối biển và lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa
Lá trầu không cũng được biết đến là nguyên liệu chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả. Bởi trong loại thảo dược này có chứa nhiều thành phần tinh dầu, khoáng chất có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy. Đặc biệt hơn là ức chế và tiêu diệt các mầm mống gây bệnh tổ đỉa.
Sự kết hợp giữa muối biển và lá trầu không là sự kết hợp hoàn hảo, giúp người bệnh giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng da nổi các mụn nước li ti và khô rát cho bệnh tổ đỉa gây nên.
Cách thực hiện:
- Đem một nắm lá trầu không còn tươi rửa sạch qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, sau đó dùng tay vò cho nát;
- Bắt lên bếp một nồi nước khoảng 500 – 750 ml, thêm một thìa muối biển và tiến hành đun sôi;
- Khi các tinh chất trong lá trầu không hòa tan hết trong nước thì có thể tắt bếp;
- Đổ nước ra chậu lớn, đợi nước nguội dần rồi sử dụng để ngâm vùng da bị tổ đỉa, sau đó dùng khăn sạch lau khô nước;
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và kiên trì điều trị cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Lưu ý: Người bệnh nên sử dụng lá trầu không bánh tẻ, lá to, tươi và không bị sâu đục. Tốt nhất nên sử dụng lá trầu không mọc hoang hoặc trồng tự nhiên, không bị phun thuốc trừ sâu hay phân bón.
3. Hết bệnh tổ đỉa nhờ bài thuốc từ muối hạt và rau răm
Tương tự như lá trầu không, rau răm cũng được biết đến là loại thảo dược có công dụng làm dịu các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây nên. Trong Y học cổ truyền, rau ram có vị cay nồng, tính ẩm, không chứa độc tố gây hại, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.
Sự kết hợp rau răm với muối biển trong việc chữa bệnh tổ đỉa là sự kết hợp hoàn hảo giúp người bệnh giảm nhẹ các cơn ngứa ngáy khó chịu, giảm thiểu tối đa tình trạng vết thương lan rộng sang các vùng da lành khác.
Cách thực hiện:
- Rau răm cần được nhặt bỏ phần cành, lá úng, lá bị sâu đục. Sau đó đem rửa qua nhiều lần với nước sạch rồi vớt ra để ráo nước;
- Cho toàn bộ rau răm đã được làm sạch vào trong máy sinh tố cùng với 1 thìa muối biển;
- Tiến hành xây nhuyễn sao cho hỗn hợp đạt được độ sền sệt;
- Thoa một lượng hỗn hợp vừa đủ lên vùng da bị tổn thương, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng để các tinh chất thẩm thấu nhanh qua da;
- Giữ yên thêm 5 phút rồi rửa lại bằng nước mát;
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Trước khi thoa hỗn hợp muối và rau răm, người bệnh nên vệ sinh vùng da bị tổ đỉa bằng nước sạch và dùng khăn bông lau khô để loại bỏ bụi bẩn bám trên da.
4. Trị bệnh tổ đỉa bằng muối hạt kết hợp với quả khế chua
Sẽ có nhiều người đặt ra những câu hỏi liên quan đến công dụng của quả khế chua trong việc chữa bệnh tổ đỉa. Trong một số tài liệu của giới Y học cổ truyền cho biết, ngoài công dụng thanh nhiệt, giải độc, quả khế còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm nhờ có các dưỡng chất cho trong dược liệu. Chính vì vậy, các đối tượng mắc bệnh tổ đỉa có thể kết hợp muối biển cùng với quả khế chua để cải thiện tình trạng da nổi mụn nước và cơn ngứa ngáy gây ra nhiều phiền toái.
Cách thực hiện:
- Cắt quả khế đã được làm sạch thành từng lát mỏng rồi đem nướng cho nóng;
- Vớt từng miếng khế ra khỏi bếp, tẩm một ít muối biển rồi tiếp tục nướng thêm 1 – 2 phút;
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da nổi mụn nước rồi dùng khăn bông lau sạch. Sau đó, đắp từng lát khế trực tiếp lên vùng da và giữ yên cho đến khi lát khế nguội hoàn toàn. Tiếp tục đem khế nướng nóng và đắp thêm 1 – 2 lần;
- Thực hiện 3 lần/ tuần, tốt nhất nên thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Người bệnh chờ lát khế nguội bớt mới đem đắp lên vùng da bị tổ đỉa. Bởi vì, nếu đắp lát khế quá nóng có thể làm bỏng nhiệt, từ đó khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Giảm ngứa ngáy khó chịu do mắc bệnh tổ đỉa nhờ ngâm nước muối mỗi ngày
Ngoài việc chà xát muối nóng chữa bệnh tổ đỉa hay kết hợp muối cùng với một số nguyên liệu khác, người bệnh không nên quả qua việc ngâm vùng da bị tổn thương bằng nước muối ấm mỗi ngày. Đây là một trong những cách làm dễ thực hiện và được nhiều người biết đến. Bên cạnh công dụng giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy, da nổi mụn nước, cách làm này còn giúp ngăn chặn bệnh lý bùng phát sang các vùng da lành khác.
Cách thực hiện:
- Hòa 1 – 2 thìa muối biển vào 2 – 3 lít nước ấm rồi đảo nhẹ tay để muối tan hoàn toàn;
- Người bệnh sử dụng nước muối ấm để ngâm tay, chân bị tổ đỉa khoảng 10 – 15 phút/ lần;
- Áp dụng mỗi ngày 2 lần và kiên trì trong nhiều ngày liền.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng muối cần lưu ý những gì?
Mặc dù, chữa bệnh tổ đỉa bằng muối được đánh giá là một phương pháp khá an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng người bệnh vẫn cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phòng tránh một số trường hợp tiêu cực có thể xảy ra:
- Muối được sử dụng để chữa bệnh tổ đỉa là muối biển, dạng muối hạt chưa qua khâu chế biến hay thêm bớt các chất phụ gia. Tuyệt đối không sử dụng muối iốt để thay thế;
- Không áp dụng phương pháp này cho các trường hợp bị bệnh tổ đỉa có các mụn nước bị vỡ hay đang bị viêm nhiễm có vết thương hở. Nếu áp dụng không đúng cách có thể khiến vết thương càng trở nên nghiêm trọng hơn;
- Tuyệt đối không chà xát quá mạnh muối hạt lên vùng da bị tổ đỉa. Điều này có thể có khả năng khiến vùng da bị tổn thương càng trở nên nghiêm trọng hơn thậm gì có thể gây nhiễm trùng;
- Trong quá trình áp dụng nếu cảm thấy da bị kích ứng quá mạnh người bệnh nên tạm ngưng sử dụng và kết hợp với việc theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Nếu trường hợp da bị kích ứng nghiêm trọng, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ;
- Trị bệnh tổ đỉa bằng muối chỉ là một liệu pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh và không có tác dụng thay thế thuốc đặc trị. Tốt nhất, người bệnh nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa kết hợp cùng với chế độ chăm sóc da, chế độ ăn uống và lối sinh hoạt phù hợp;
- Phương pháp trị bệnh tổ đỉa bằng muối chỉ giúp làm nhẹ cơn ngứa ngáy, tình trạng da nổi mụn nước đối với các trường hợp ở mức độ. Mặt khác, tác dụng trị bệnh của muối thường khá chậm nếu so với thuốc đặc trị. Do đó, người bệnh nên nên nên áp dụng đều đặn và liên tục trong nhiều ngày nếu mong muốn bệnh tình có dấu hiệu tích cực.
Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc cách dùng muối biển chữa bệnh tổ đỉa cũng như một số lưu ý khi áp dụng. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế lời khuyên hay phương pháp điều trị của chuyên gia. Chính vì vậy, trước khi áp dụng cách làm này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra.