Phát đồ điều trị bệnh viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày

Viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày là một trong những bệnh lý thường gặp, dễ xảy ra ở những người bị tổn thương dạ dày trong thời gian dài mà không được điều trị, ngoài ra còn có những trường hợp điều trị không đúng cách hoặc không dứt điểm. Hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng, tỷ lệ mắc xuất huyết niêm mạc dạ dày cũng tăng cao nguyên nhân đế từ những thói quen sinh hoạt, công việc, chế độ ăn uống không thực sự phù hợp. 

Viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày là tình trạng tổn thương lớp màng niêm mạc gây hiện tượng viêm và xuất huyết
Viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày là tình trạng tổn thương lớp màng niêm mạc gây hiện tượng viêm và xuất huyết

Phát đồ điều trị bệnh viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày

Bệnh lý viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày thường xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị viêm dẫn đến giãn nở các mạch máu gây sốt huyết. Đây là tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày khiến người bệnh bị đại tiện phân lẫn máu hoặc nôn ra máu, là biến chứng cấp tính nguy hiểm của các bệnh lý liên quan đến dạ dày có viêm niêm mạc. Bản chất của bệnh là do axit trong dạ dày gây tổn thương lớp màng bảo vệ niêm mạc, điều này gây ra hiện tượng viêm và xuất huyết. Theo thống kê, tỷ lệ bị xuất huyết dạ dày ở nam giới thường cao hơn nữ giới, chủ yếu do uống nhiều rượu bia. 

Có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày, thế nhưng đa số các trường hợp là hệ lụy của bệnh viêm loét dạ dày cấp và mãn tính nhưng không được điều trị đúng cách, điều trị không dứt điểm hoặc chủ quan lơ là trước các triệu chứng của bệnh. Một số nguyên nhân gây viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày có thể kể đến như:

1. Viêm loét dạ dày

Như đã đề cập, đa số các trường hợp viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày xảy ra ở người bị viêm loét dạ dày kéo dài. Khi các vết loét trong niêm mạc dạ dày không được chăm sóc, điều trị, chúng sẽ phát triển theo chiều hướng xấu làm tĩnh mạch tổn thương. Khi tĩnh mạch giãn nở, tổn thương sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị chảy máu từ đó gây ra tình trạng viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày.

2. Do sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày (viêm xung huyết dạ dày) phổ biến hiện nay. Cơ chế hoạt động chính của nhóm thuốc này là đối phó với tình trạng viêm của cơ thể bằng cách ức chế chất dẫn truyền thần kinh prostaglandin. Điều này cũng vô tình khiến chúng ức chế luôn quá trình sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến chất nhầy bị suy giảm. Đây là lý do khi bạn sử dụng nhóm thuốc này lâu dài sẽ khiến axit trong dạ dày tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc gây hiện tượng viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày.

3. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống kết hợp với thói quen xấu là yếu tố đầu tiên gây ra các bệnh lý về dạ dày trong đó có viêm dạ dày cấp. Việc sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ uống chứa cồn là nguyên nhân gây bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày. Trong rượu có chứa Alcohol, đây là chất có thể làm mất những chất nhầy ở niêm mạc dạ dày làm niêm mạc dạ dày bị bào mòn và tổn thương.

4. Giãn tĩnh mạch dạ dày

Giãn tĩnh mạch dạ dày là hội chứng liên quan trực tiếp đến tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu. Khi bị giãn tĩnh mạch, người bệnh dễ có nguy cơ rách tĩnh mạch khiến dạ dày chảy máu và phát sinh các triệu chứng khác. Một số triệu chứng điển hình khi bị giãn tĩnh mạch dạ dày gây viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày có thể kể đến như nôn ói liên tục, dịch nôn đôi khi có dính máu đỏ tươi.

Giãn tĩnh mạch dạ dày gây rách tĩnh mạch khiến dạ dày viêm, chảy máu
Giãn tĩnh mạch dạ dày gây rách tĩnh mạch khiến dạ dày viêm, chảy máu

5. Hội chứng Mallory Weiss

Thường được viết tắt là hội chứng Mallory, đây là tình trạng xuất hiện vết rách ở nơi giao giữa thực quản và dạ dày. Bệnh thường tự khỏi trong khoảng 10 ngày, không lây truyền cũng ít khi cần đến các phương pháp điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan vì một số trường hợp có thể để lại biến chứng nghiêm trọng như chảy máu không ngừng. Nguyên nhân thường gặp là do buồn nôn, nôn ói quá nhiều, nấc cục, ho liên tục, la hét quá nhiều… 

Triệu chứng thường gặp:

  • Nôn ra máu, đi ngoài phân đen
  • Đau bụng, đau vùng xương ức
  • Ăn uống khó tiêu, tụt huyết áp
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Sốc vì mất máu
  • Ngất

6. Vi khuẩn HP

Sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn HP chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về dạ dày thường gặp. Đây là loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường axit dạ dày, đặc biệt, chúng có thể cư trú trên lớp niêm mạc dạ dày. Khi vi khuẩn HP phát triển, chúng sản xuất ra các enzym gây tổn thương niêm mạc và làm chết các tế bào niêm mạc dạ dày, từ đó gây viêm loét và xung huyết dạ dày.

7. Do yếu tố tâm lý

Mệt mỏi, căng thẳng, stress kéo dài hoặc mất ngủ thường xuyên cũng là một trong những yếu tố gia tăng các triệu chứng của viêm niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày. Thần kinh căng thẳng làm gia tăng sự giải phóng Adrenalin, đây là chất làm tăng tiết dịch vị dạ dày, gây co niêm mạc dạ dày, làm tổn thương lớp niêm mạc và gây ra bệnh viêm xuất huyết dạ dày cũng như các bệnh lý về dạ dày khác như viêm xung huyết hạ vị dạ dày, viêm loét dạ dày.

Triệu chứng viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày

Thông thường, khi ở mức độ nhẹ, viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày không có các triệu chứng đặc trưng cụ thể, rất khó phát hiện, khó phân biệt với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Khi phát hiện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống lẫn sức khỏe của người bệnh. Khi có các dấu hiệu sau đây, bạn cần nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. 

Buồn nôn, nôn ra máu, đau tức thượng vị là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày
Buồn nôn, nôn ra máu, đau tức thượng vị là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày

Các dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày có thể kể đến như:

  • Đau tức vùng thượng vị, đau từng cơn từ nhẹ đến dữ dội khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu
  • Nếu bệnh ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị đau quặn cả vùng bụng
  • Buồn nôn, nôn ra máu, thường kèm theo ợ chua, ợ hơi, ợ nóng… đây đều là những triệu chứng điển hình của các bệnh lý về dạ dày và xung huyết dạ dày
  • Đi ngoài phân đen, đôi khi còn xuất hiện tình trạng chảy máu lợi, có đám rêu trắng trên bề mặt lưỡi.

Viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày được đánh giá là biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm của các bệnh lý về dạ dày. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường không quá rõ rệt, những thay đổi của cơ thể khi mắc bệnh cũng không dễ dàng phát hiện. Tuy nhiên, đa số người bệnh điều dễ gặp phải nguy cơ thiếu máu. Nếu thiếu máu ở mức độ nặng thường xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mạch yếu, chân tay lạnh, ngất xỉu, đôi khi nếu không được xử lý kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng.

Cách chữa viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày

Khi có dấu hiệu bị viêm xuất huyết niêm mạc, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Đa số các trường hợp sẽ được điều trị bằng các nhóm thuốc như thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP, thuốc tạo màng bọc với dịch dạ dày, thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, thuốc giảm tiết acid dịch vị, thuốc trung hòa acid dịch vị… Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể phù hợp với từng đối tượng. Bạn cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không nên tự ý tăng giảm, thay đổi liều lượng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả. 

Thông thường, người bệnh sẽ được theo dõi trong vài ngày để xác định mức độ xuất huyết và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đa số các trường hợp sẽ được điều trị bảo tồn, cụ thể như sau:

  • Trước tiên, bổ sung lượng máu bị hao hụt bằng cách truyền máu
  • Có thể bổ sung một số vitamin cần thiết để thúc đẩy quá trình điều trị
  • Song song với việc truyền máu và truyền dịch, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc ngăn chặn chảy máu, phục hồi tổn thương ở niêm mạc dạ dày như thuốc kháng acid, thuốc kháng histamin H2, thuốc co mạch, vitamin nhóm K, thuốc giảm đau chống co thắt… 

Đa số các trường hợp mắc căn bệnh này có thể hồi phục tốt sau khi điều trị bảo tồn. Thế nhưng, cũng có những trường hợp chảy máu nhiều, viêm dạ dày ở mức độ nghiêm trọng thì người bệnh phải mổ để điều trị. Những trường hợp phải mổ thường là do bị thủng dạ dày, ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng thể nặng… 

Chăm sóc cho người bệnh viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú trọng đến khâu chăm sóc để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hồi phục. Cụ thể:

1. Biện pháp giảm đau

Người bệnh có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày bằng các bài thuốc nam có thể kể đến như:

  • Bài thuốc từ mật ong: Lấy 2 thìa mật ong pha với nước ấm, dùng trước bữa ăn 30 phút, duy trì thói quen sử dụng mật ong với nước ấm hoặc nghệ để giảm sưng viêm niêm mạc dạ dày.
  • Bài thuốc từ lá mơ lông: Lấy 1 nắm lá mơ lông tươi rửa sạch, đem phơi khô hoặc để tươi chiên với trứng ăn 2 – 3 lần/tuần. Lá mơ lông phơi khô thì xay thành bột mịn, dùng bột gạo vo thành viên với nhân là bột lá mơ lông. Mỗi ngày dùng 2 – 3 viên bột gạo lá mơ lông giúp giảm viêm niêm mạc dạ dày.
Lá mơ lông thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày
Lá mơ lông thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày

2. Chế độ chăm sóc

Ngoài việc áp dụng các bài thuốc hỗ trợ giảm đau, bạn có cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp. Có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, dễ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe dạ dày. Nên ăn các thực phẩm lành mạnh, ăn uống điều độ, đúng giờ, chia thành nhiều bữa nhỏ, không ăn khi quá đói cũng không nên ăn quá no. Tránh thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chua cay mặn để tránh kích thích, làm tăng tiết dịch vị dạ dày.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn như rượu bia, tránh uống cà phê, bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe, tránh kích thích niêm mạc dạ dày
  • Tránh mệt mỏi, căng thẳng, tránh làm việc lao lực, nên xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý, nên ngủ đúng giờ đủ giấc, tăng cường vận động để nâng cao sức đề kháng. 

Trên đây là một số thông tin về viêm xuất huyết niêm mạc dạ dày và hướng điều trị khi mắc phải bệnh này. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng các thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid, tránh các thực phẩm cay nóng, đồ chua, đồ lên men… để hỗ trợ, thúc đẩy và tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.

Post Comment