Chàm bội nhiễm hay còn có tên gọi khoa học là Eczema Herpeticum là bệnh da liễu ít phổ biến. Các triệu chứng thông thường của bệnh khởi phát chủ yếu do sự xâm nhập và phát triển của một loại virus có tên là Herpes simplex. Chàm bội nhiễm thường xuất hiện nhiều ở những đối tượng như trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc da đúng cách bệnh cũng có thể bùng phát ở đối tượng là người trưởng thành.
Những thông tin liên quan đến căn bệnh Chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm là một căn bệnh thường thấy ngoài da, đặc trưng bởi một số tổn thương ngoài da do sự tấn công của virus Herpes simplex. Đặc biệt hơn các bệnh ngoài da khác, bệnh chàm bội nhiễm có khả năng lây lan từ cơ thể của người bệnh sang người khác qua đường tiếp xúc.
Được được xem là giai đoạn tiến triển nặng của các bệnh da liễu. Điển hình như bệnh chàm Eczema, chàm thể tạng, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,…Bệnh chàm bội nhiễm được các chuyên gia đánh giá có mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn so với các bệnh lý ngoài da khác. Đặc biệt khi bệnh bùng phát mạnh và lây lan rộng.
Nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm bội nhiễm là do sự xâm nhập và phát triển của virus Herpes simplex I. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp các triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh do virus Herpes simplex II.
Người bệnh sau khi bị virus Herpes I và virus Herpes II tấn công, các biểu hiện của bệnh sẽ bùng phát mạnh từ 5 – 12 ngày sau đó.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm bội nhiễm
Bệnh chàm bội nhiễm thường không có các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với các thể chàm khác. Các biểu hiện của bệnh lý thường tập trung ở mặt và cổ. Một số trường hợp các tổn thương da sẽ lan rộng sang các khu vực da xung quanh tại nhiều vị trí khác nhau như tay, chân.
Người mắc bệnh chàm bội nhiễm thường có các triệu chứng như:
- Khu vực da bị tổn thương sẽ hình thành các mụn nước nhỏ chứa dịch lỏng bên trong.
- Các mụn nước có kích thước tương tự nhau, có màu đỏ tía, màu đen hoặc màu đỏ.
- Những mụn nước này có khả năng lây lan và xuất hiện ở những vùng da khác từ 7 – 10 ngày.
- Các mụn nước có xu hướng tự vỡ ra và tiết dịch, dịch tiết ra sẽ hình thành các vảy tiết sẽ bong và tạo phục hồi từ 2 – 6 tuần.
- Chàm bội nhiễm gây ngứa ngáy dữ dội, nứt nẻ da dày sừng.
Ngoài các tổn thương ngoài da, chàm bội nhiễm còn gây ra các triệu chứng toàn thân như: Sốt cao, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết,…
Bệnh chàm bội nhiễm có nguy hiểm không?
Các triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Hỏng giác mạc
- Tổn thương ở gần mắt
- Gây mù lòa
Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy nội tạng và tử vong, nhất là khi virus gây bệnh lây lan đến phổi, gan và não.
Chẩn đoán bệnh chàm bội nhiễm
Các triệu chứng lâm sàng do chàm bội nhiễm gây ra thường rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác như bệnh vảy nến, bệnh ghẻ, zone, nhiễm tụ cầu vàng,….Để quá trình điều trị bệnh mang lại kết quả tốt nhất, khi có các dấu hiệu của bệnh bạn nên đến bệnh viện để được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng của bệnh và tiền sử bệnh lý. Kế đến sẽ thực hiện sinh thiết mô, phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ chuyên khoa xác định chính xác virus gây bệnh.
Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành phương pháp nuôi cấy mẫu, xác định virus với kháng thể và quan sát kiểm tra virus dưới kính hiển vi.
Đối với các trường hợp có các triệu chứng bệnh đặc biệt nghiêm trọng, bệnh chàm bội nhiễm tiến triển theo chiều hướng tiêu cực và không có thời gian thực hiện chẩn đoán. Lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc thuốc nhóm thuốc kháng virus toàn thân để kiểm soát tình trạng bệnh.
Điều trị bệnh chàm bội nhiễm
Trường hợp người bị bệnh chàm bội nhiễm sẽ được các bác sĩ yêu cầu điều trị nội trú. Việc điều trị nội trú giúp bác sĩ có thể theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh lý hiệu quả cũng như ngăn ngừa sự lây lan của virus gây bệnh.
Để ức chế quá trình phát triển và hoạt động của virus Herpes simplex, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc chống virus như Acyclovir, Valacyclovir.
Thời gian dùng thuốc điều trị từ 10 – 14 ngày. Đối với trường hợp người bệnh vừa nhiễm virus vừa nhiễm vi khuẩn sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc chống virus kết hợp với thuốc kháng sinh để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh lây lan sang các khu vực da khác.
Sau khi các triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm được kiểm soát, bác sĩ điều trị có thể sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ steroid để làm giảm các triệu chứng trên da.
Việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị bệnh chàm bội nhiễm chỉ có thể ức chế sự phát triển và hoạt động của virus Herpes simplex, làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, đau rát cũng như ngăn ngừa bùng phát của bệnh.
Các triệu chứng của bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tái phát. Do đó, người bệnh cần trạng bị các kiến thức cần thiết để có các biện pháp ngăn ngừa bệnh tái lại nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như các biến chứng nguy hiểm.
Trong quá trình điều trị bệnh chàm bội nhiễm, để đạt được kết quả tốt nhất người bệnh cần nghiêm túc điều trị, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian.
Tuyệt đối không được tự ý cắt giảm, hoặc thêm lượng thuốc vì có thể gây ra các tác dụng phụ. Đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus kháng thuốc phát triển mạnh mẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh chàm bội nhiễm
Các triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm thường kéo dài và có xu hướng tái đi tái lại khi bị tác động bởi các yếu tố thuận lợi. Do đó, bên cạnh tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa người bệnh nên lưu ý một số biện pháp để phòng ngừa và kiểm soát bệnh lý hiệu quả hơn.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh chàm bội nhiễm hiệu quả:
- Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, có nguồn gốc tự nhiên, không chứa các thành phần gây kích ứng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, luôn giữ cho da được thông thoáng, sạch sẽ.
- Tránh tiếp xúc với người đang bị nhiễm virus Herpes simplex vì bạn có thể bị lây nhiễm và bùng phát các triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm.
- Tránh chà xát, cào gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương, vì có thể khiến da bị trầy xước khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời gây lây lan sang các vùng da lân cận. Trường hợp sử dụng thuốc bôi, bạn nên vệ sinh thật sạch vùng da bị bệnh và tay trước khi thoa thuốc để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng cao như khói bụi, nguồn nước bẩn, thực phẩm gây dị ứng, phấn hoa, lông động vật, mủ nhựa thực vật, hóa mỹ phẩm,…
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.
- Cung cấp từ 2 – 2.5 lít nước lọc mỗi ngày để tăng cường độ ẩm tự nhiên cho da, tránh tình trạng khô ráp, bong tróc gây ngứa ngáy tạo điều kiện bùng phát các triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm.
Chàm bội nhiễm là bệnh ngoài da đặc biệt nguy hiểm, các triệu chứng của bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh lý, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Chàm da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách trị dứt điểm
- Bệnh chàm bìu: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị
- Cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi giảm nhanh triệu chứng