Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast là một trong những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp người bệnh bắt đầu có những dấu hiệu như: Ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,… Chỉ cần sử dụng đúng theo hướng dẫn đã được bác sĩ kê đơn thì sau một thời gian ngắn các triệu chứng của căn bệnh viêm mũi dị ứng sẽ cải thiện một cách rõ rệt.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast hay còn có tên gốc là Fexofenadine. Đây được biết đến là một sản phẩm dược của Công ty TNHH Sanofi Aventis tại Việt Nam. Chúng thường được đóng gói theo quy cách 1 vỉ x 10 viên.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast là một sản phẩm dược của Công ty TNHH Sanofi Aventis tại Việt Nam và được đóng gói theo quy cách 1 vỉ x 10 viên

 

Thành phần

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast hiện nay có 3 loại chính là Telfat HD 180Mg, Telfast BD 60Mg, Telfast Kids Sanofi 30Mg. Mỗi loại thuốc sẽ có thành phần dược tính khác nhau. Cụ thể:

Thuốc Telfast HD 180Mg

  • Thành phần chính: Fexofenadin hydroclorid 180 mg
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng H1
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim
  • Hàm lượng: 180 mg

Thuốc Telfast BD 60Mg

  • Thành phần chính: Fexofenadin hydroclorid 60 mg
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng H1
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim
  • Hàm lượng: 60 mg

Thuốc Telfast Kids Sanofi 30Mg

  • Thành phần chính: Fexofenadin hydroclorid 30 mg
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng H1
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim
  • Hàm lượng: 30 mg

Ngoài ra, thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast còn chứa các tá dược khác như: Croscarmellose sodium, lactose, gelatin, tinh bột đã gelatin hóa, cellulose vi tinh thể,…

Công dụng

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast hoạt động trên cơ chế ngăn chặn việc hình thành các Histamine mỗi khi cơ thể có xảy ra tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Từ đó giúp người bệnh cải thiện một cách hiệu quả các triệu chứng ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa rát cổ họng, ngứa mắt,…

Bên cạnh đó, thuốc Telfast còn được các bác sĩ kê cho bệnh nhân bị nổi mề đay, viêm kết mạc, bệnh chàm, dị ứng thực phẩm, phản ứng do động vật hoặc côn trùng cắn.

Cách sử dụng

Người bệnh nên sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast theo đúng dặn dò của bác sĩ hoặc theo những thông tin có trên bao bì. Tuyệt đối không nên sử dụng sai hướng dẫn hoặc tăng/giảm liều khi chưa có sự cho phép của cán bộ phụ trách.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast
Người bệnh nên sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast theo đúng dặn dò của bác sĩ hoặc theo những thông tin có trên bao bì

Tùy thuộc vào hàm lượng tá dược có trong thuốc mà bệnh nhân sẽ dùng trước hoặc sau bữa ăn chính. Khi sử dụng nên uống chung với nước lọc và nuốt toàn bộ viên thuốc. Tránh uống kèm với những loại nước ép trái cây (táo, cam, bưởi,…) hoặc nhai/nghiền nát thuốc, như vậy sẽ làm giảm chất lượng thuốc và hiệu quả chữa trị bệnh.

Liều dùng

Liều dùng của thuốc Telfast sẽ phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, bệnh lý nền và mức độ viêm mũi dị ứng của từng người. Cụ thể:

  • Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành: Uống thuốc Telfast HD 180Mg mỗi lần 1 viên và dùng 1 lần/ngày hoặc uống Telfast BD 60Mg mỗi lần 1 viên và dùng 2 lần/ngày.
  • Đối với bệnh nhân suy gan và người cao tuổi: Không cần điều chỉnh lại liều dùng, trừ trường hợp bị suy giảm chức năng thận.
  • Đối với bệnh nhân suy thận: Uống mỗi lần 1 viên Telfast  BD 60mg và dùng 1 lần/ngày.
  • Đối với trẻ em từ 6 – 11 tuổi: Uống mỗi lần 1 viên Telfast Kids Sanofi 30Mg và dùng 2 lần/ngày. Trường hợp bị suy thận thì chỉ cần dùng 1 viên/lần/ngày.
  • Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi: Hiện vẫn chưa có liều dùng cụ thể, các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho con em mình.

Trong trường hợp người bệnh quên sử dụng thuốc đúng buổi thì không nên uống bù vào thời điểm khác trong ngày. Thay vào đó, hãy tiếp tục dùng bình thường theo liệu trình đã được kê vào ngày kế tiếp.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Đó có thể là:

  • Tiêu hóa: Đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Thần kinh: Đau đầu, buồn ngủ, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, gặp ác mộng, sợ hãi,…
  • Da: Ngứa ngáy, mề đay, phát ban,…
  • Phản ứng quá mẫn cảm: Khó thở, tức ngực, phù mạch, choáng phản vệ,…
  • Khác: Ho, ngứa họng, cảm cúm, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm tai giữa, đau lưng, viêm xoang, đau bụng kinh, hồi hộp, nhịp tim tăng nhanh bất thường,…

Nếu người bệnh gặp phải một trong những tác dụng phụ trên thì cần ngưng sử dụng thuốc Telfast ngay. Sau đó liên hệ hoặc đến gặp người phụ trách để kiểm tra và phương pháp điều trị thay thế thích hợp hơn.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast

Đối tượng chống chỉ định, cần thận trọng, các loại thuốc tương tác và cách bảo quản là những điều người bệnh cần đặc biệt lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast. Nếu không tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thông tin in trên hộp thuốc thì bệnh nhân sẽ dễ gặp các tình huống khó khăn.

Chống chỉ định

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast (bao gồm Telfast HD 180Mg, Telfast BD 60Mg, Telfast Kids Sanofi 30Mg) chống chỉ định với những người quá mẫn cảm với các thành phần tá dược có trong thuốc.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast
Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast (bao gồm Telfast HD 180Mg, Telfast BD 60Mg, Telfast Kids Sanofi 30Mg) chống chỉ định với những người quá mẫn cảm với các thành phần tá dược có trong thuốc

Thận trọng

Những đối tượng sau đây cần thận trọng khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast:

  • Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan và thận vì có thể khiến nồng độ thuốc có trong huyết tương tăng cao (do thời gian bán thải kéo dài).
  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi) cũng cần thận trọng khi dùng thuốc Telfast vì có khả năng sẽ làm suy giảm chức năng thận.
  • Người bị động kinh, có dấu hiệu bị co giật,  mắc bệnh tim, vẩy nến phải chú ý khi dùng thuốc, tránh trường hợp bệnh tình trở nặng.
  • Người lái xe hoặc điều khiến máy móc cần thận trọng khi sử dụng thuốc Telfast chữa viêm mũi dị ứng vì nó có thể gây buồn ngủ.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú bằng sữa mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast, tránh trường hợp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

Tương tác thuốc

Thuốc trị viêm mũi dị ứng có thể xảy ra phản ứng tương tác với một số loại thuốc tây khác. Do đó, trước khi sử dụng thuốc Telfast chung với bất kì loại thuốc nào thì người bệnh cũng cần hỏi trước ý kiến bác sĩ. Việc tự ý kết hợp có thể khiến bệnh nhân gặp các tác dụng phụ không đáng có và khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Những loại thuốc có thể gây tương tác với thuốc Telfast là:

  • Thuốc Ketoconazol
  • Thuốc Erythromycin
  • Thuốc Verapamil
  • Thuốc Aspirin
  • Thuốc Rifampicin
  • Thuốc Midodrine
  • Thuốc Ritonavir
  • Thuốc Levothyroxine
  • Thuốc Lopinavir
  • Thuốc Albuterol
  • Thuốc Alprazolam
  • Thuốc Atorvastatin
  • Các loại vitamin: B12, C, D3
  • Thuốc kháng acid (loại có chứa magnesi và nhôm)

Ngoài ra, thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast cũng được khuyến cáo không nên sử dụng chung với các loại thực phẩm như: nước hoa quả (táo, bưởi, cam), cà phê, rượu bia,.. Nếu dùng chung với những thức uống này có thể giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Cách bảo quản

Để đảm bảo an toàn cũng như giữ nguyên được dược tính của thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast, người bệnh cần để tránh xa tầm tay trẻ nhỏ và bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản là từ 15 – 30 độ C.

Người bệnh cần bảo quản thuốc trị viêm mũi dị ứng ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp

Tránh để thuốc Telfast hoặc bất kì loại thuốc nào ở những nơi ẩm ướt, nhiều bụi bẩn, côn trùng. Bởi vì thuốc sẽ dễ bị oxy hóa hoặc bị các tác nhân gây hại xâm nhập làm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc cũng như là kết quả chữa trị bệnh.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hiện nay thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên mua tại những cơ sở uy tín, chất lượng để đảm bảo hiệu quả điều trị. Tránh mua tại những nơi không có giấy phép kinh doanh vì sẽ dễ gặp phải hàng nhái, hàng giả.

Giá thuốc Telfast không cố định mà sẽ dao động tùy theo điểm bán và thời điểm mua. Trung bình thuốc Telfast HD 180Mg sẽ có giá khoảng 80.000 vnđ/hộp (1 vỉ x 10 viên/hộp), thuốc Telfast BD 60Mg thì khoảng 36.000 vnđ/hộp (1 vỉ x 10 viên/hộp) và thuốc Telfast Kids Sanofi 30Mg có giá tầm 29.000 vnđ/hộp (1 vỉ x 10 viên/hộp).

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc trị viêm mũi dị ứng Telfast và những lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì thực tế liều lượng, cách dùng, chống chỉ định, thận trọng hay tác dụng phụ sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của mỗi người. Tốt nhất, sau khi bác sĩ kê đơn và dặn dò nếu còn thắc mắc thì nên hỏi rõ trước khi sử dụng để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Post Comment