Nguyên nhân và cách sử lý hiện tượng nóng rát dạ dày

Nóng rát dạ dày là hiện tượng thường đi kèm với các triệu chứng như đau rát vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,… thông thường sẽ khiến cho người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn tinh thần của người bệnh. Nóng rát dạ dày thường khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và tùy trường hợp cũng như mức độ bệnh sẽ có những cách xử lý khác nhau.

Nóng rát dạ dày
Nóng rát dạ dày khiến nhiều người ăn không ngon, ngủ không yên

 

Nguyên nhân và cách sử lý hiện tượng nóng rát dạ dày

Nóng rát dạ dày là hiện tượng xảy ra khá phổ biến và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào trong đó đặc biệt là người trưởng thành. Nóng rát dạ dày chỉ xảy ra khi cơ vùng dạ dày có cảm giác bỏng rát nguyên nhân đến từ việc tiếp xúc trực tiếp với chất kiềm hoặc axit. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể là:

1. Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý trên. Khi cơ thể dung nạp những thực phẩm khó tiêu hoặc gây dị ứng thì vùng dạ dày sẽ phát tín hiệu cảnh báo thông qua hiện tượng nóng rát dạ dày.

  • Uống rượu: các hóa chất trong rượu sẽ khiến cơ thể bị mất nước, đồng thời kích thích dạ dày sản sinh nhiều acid, tác động xấu đến hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến dạ dày nóng rát.
  • Dùng đồ uống có gas: Trong đồ uống có gas chứa axit citric, làm cho acid trong dịch dạ dày tăng cao, gây loét và nóng rát dạ dày. Uống nhiều đồ uống có gas có thể gây đầy bụng, ợ hơi.
  • Ăn đồ cay: Thực phẩm cay chứa một lượng lớn capsaicin gây kích ứng niêm mạc, nóng rát vùng dạ dày và kèm theo các triệu chứng đau bụng, ợ hơi. Một số thức ăn cay có thể kể đến là ớt và các chế phẩm từ ớt, tiêu,…
  • Dung nạp đường sữa khi mắc chứng kém hấp thu fructose: Nguyên nhân này xảy ra khá ít, người bệnh thường cảm thấy nóng rát trong dạ dày và đi kèm với tiêu chảy, táo bón.
  • Ăn nhiều đồ chua: Điều này sẽ khiến cho axit ở dạ dày tăng lên, gây ra tình trạng nóng rát và loét dạ dày.
  • Ngoài ra, ăn không đúng giờ, bỏ bữa, thiếu chất xơ,… cũng là những nguyên nhân gây ra nóng rát dạ dày.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Uống thuốc khi đói hoặc dùng thuốc không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là tác nhân khiến cho thuốc khi đi vào cơ thể nảy sinh phản ứng phụ gây ra đau rát dạ dày.

Ngoài ra, một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống viêm như Celecoxib, Ibuprofen, Aspirin, Ketoprofen, Naproxen,… có thể gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa, gây ra cơn nóng ở dạ dày. Khi gặp phải triệu chứng trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

nóng rát dạ dày
Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra nóng rát thượng vị dạ dày

3. Mắc các bệnh dạ dày

Người thường xuyên bị nóng rát trong dạ dày có thể đang mắc một số bệnh lý sau đây:

  • Hội chứng ruột non kích thích (IBS): Là tình trạng rối loạn chức năng đường ruột gây rối loạn hệ thống tiêu hóa, đau vùng thượng vị hoặc hạ vị, đi ngoài nhiều lần, ợ hơi, chuột rút,…
  • Loét dạ dày: Là tình trạng niêm mạc xuất hiện các vết loét do thức ăn hoặc nhiễm khuẩn. Thông thường, khi bị loét dạ dày sẽ luôn kèm theo triệu chứng nóng rát, đau tức vùng bụng, buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua, ăn không ngon,…
  • Viêm dạ dày: Là tình trạng viêm, tổn thương niêm mạc dạ dày. Bệnh đặc trưng bởi cảm giác nóng rát vùng thượng vị dạ dày, đau vùng thượng vị, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn,…
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Là tình trạng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản sau bữa ăn. Bệnh kèm theo các triệu chứng nóng rát, đau tức ngực, khan tiếng, ợ chua,…

4. Tâm lý căng thẳng, bất ổn

Những người thường xuyên bị stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài,… sẽ rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là nóng rát bên trong, đau dạ dày.

Theo các nghiên cứu, tâm lý liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Khi gặp các vấn đề tâm lý, hệ thống tiêu hóa cũng có thể bị đình trệ, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày kèm theo triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, căng tức vùng ngực, đau rát vùng thượng vị,…

Nóng rát dạ dày
Những người thường xuyên gặp các vấn đề tâm lý rất dễ bị nóng rát thượng vị, đau dạ dày

5. Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, người bệnh còn bị tác động do một số yếu tố sau đây:

  • Bệnh lý ở thận: Sỏi niệu quản, sỏi thận, thận ứ nước, thận hư,… thường gây đau thận và lan ra nóng rát ở dạ dày.
  • Bệnh lý về gan: Viêm gan, áp xe gan, gan nhiễm mỡ,… có thể gây ra triệu chứng nóng rát trong dạ dày.
  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Gây ra tổn thương ở niêm mạc, làm đau và nóng rát dạ dày.
  • Thoát vị: Người bị thoát vị thường gặp các biểu hiện khó nuốt, đau ngực, nấc cụt, đau bụng và nóng trong dạ dày.

Những biểu hiện khi bị nóng rát dạ dày

Người bệnh thường có những biểu hiện sau đây:

  • Thường xuyên bị nóng rát bên trong dạ dày, nhất là sau khi ăn cay hoặc dùng các chất kích thích.
  • Đau vùng thượng vị, nóng ran vùng bụng, gây mệt mỏi, khó chịu, ăn không ngon miệng.
  • Ngoài ra, bệnh đi kèm với các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,…
Nóng rát dạ dày
Nóng rát trong dạ dày thường đi kèm với các triệu chứng đau vùng thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu,…

Nóng rát dạ dày xảy ra khi nào? Có nguy hiểm không?

Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ khi nào, người có tiền sử bị bệnh phải luôn trong trạng thái sẵn sàng và có biện pháp xử lý kịp thời để giảm nhanh cơn nóng rát. Đặc biệt, vào 2 thời điểm sau đây, bệnh sẽ dễ khởi phát nhất.

  • Sau bữa ăn: Nhiều người thường cảm thấy nóng rát bên trong dạ dày sau khi ăn no, đặc biệt là sau khi ăn cay. Điều này được lí giải là do các món cay có chứa chất capsaicin tạo ra sự kích thích ở niêm mạc dạ dày khiến cho bụng nóng lên.
  • Sau khi dùng thức uống có cồn: Lượng cồn trong rượu bia có thể làm thay đổi chức năng, cấu trúc của hệ tiêu hóa. Từ đó sinh ra các bệnh đau dạ dày hoặc các cơn nóng rát trong dạ dày

Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm. Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm cho dạ dày phục hồi nhanh chóng, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chủ quan để bệnh kéo dài có thể khiến bệnh trở nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.

Cách xử lý khi bị nóng rát dạ dày

Có rất nhiều cách xử lý khi bị có triệu chứng này, tuy nhiên không phải cách nào cũng an toàn và đạt hiệu quả. Dưới đây là 2 cách điều trị bệnh hiệu quả nhất mà bạn đọc nên tham khảo!

1. Sử dụng thuốc tây

Thuốc tây chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng tại nhà nếu không muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng Acid: Có tác dụng nhanh nhưng chỉ mang hiệu quả tạm thời, công dụng chính là trung hòa acid trong dịch vị dạ dày, làm cắt cơn đau, giảm nhanh cảm giác rát, khó chịu của người bệnh. Tuy nhiên, thuốc kháng acid có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc khác của cơ thể, trong trường hợp đang điều trị bệnh khác, người bệnh nên uống cách ra 2 tiếng.
  • Thuốc giảm sản xuất Acid: gồm thuốc kháng Histamin H2 (famotidin, nizatidin, cimetidin, ranitidin,…) và thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol,…) có tác dụng làm giảm bài tiết acid ở dịch vị dạ dày, làm giảm cơn nóng rát. Hiệu quả điều trị của thuốc giảm sản xuất acid không nhanh bằng thuốc kháng acid, nhưng độ hiệu quả kéo dài lâu hơn.
  • Thuốc cân bằng Acid dạ dày: Magnesium hydroxide, Calcium carbonate, Aluminium hydroxide, Sodium carbonate,… có tác dụng giảm sự hình thành acid và cân bằng lại acid bên trong dạ dày, từ đó các triệu chứng bệnh cũng giảm dần.
  • Thuốc kháng sinh: Được dùng trong trường hợp nóng rát dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, thường sử dụng kèm với thuốc ức chế bơm proton để tiêu diệt vi khuẩn, cải thiện bệnh.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Mucosta, Rebamipid, Sucralfat,… sẽ bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây tổn thương, đẩy lùi được tình trạng nóng rát.
Nóng rát dạ dày
Uống thuốc tây giúp điều trị nhanh và hiệu quả tình trạng nóng rát dạ dày

2. Cách xử lý nhanh tại nhà

Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự xử lý tại nhà bằng cách uống trà gừng, ăn sữa chua, ăn dưa chuột, uống mật ong hoặc uống nước đường.

Uống trà gừng

Gừng có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị dạ dày, giúp giảm nhanh cơn nóng rát. Ngoài ra, nó còn chứa hợp chất Phenolic có khả năng đẩy lùi triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, táo bón,…

Khi uống trà gừng, dạ dày sẽ kích thích dịch vị giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, làm ấm bụng, cải thiện được tình trạng nóng rát thượng vị rất tốt.

Nóng rát dạ dày
Uống trà gừng có thể làm ấm bụng, cải thiện bệnh

Cách thực hiện: Dùng 1/2 thìa gừng đã xay nhuyễn pha vào trong nước ấm, để 4-5 phút thì uống. Sử dụng 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ăn sữa chua

Ăn sữa chua là một trong những cách xử lý nhanh tại nhà khi có triệu chứng nóng rát bụng. Theo đó, sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Ngoài ra, sữa chua còn có tính trung hòa acid nên sẽ làm cho dạ dày bớt nóng hơn, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Tuy nhiên, chỉ nên ăn sữa chua để ở nhiệt độ bình thường, khi ăn phải đồ lạnh có thể khiến dạ dày bị kích ứng, gây đau bụng.

Uống mật ong

Trong mật ong chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người có vấn đề về dạ dày. Khi bị bệnh, uống mật ong sẽ giúp giảm lượng acid trong dạ dày, làm dịu cơn nóng. Hơn nữa, nó còn kích thích được quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

Nóng rát dạ dày
Khi bị bệnh, uống mật ong sẽ giúp giảm lượng acid trong dạ dày, làm dịu cơn nóng

Cách thực hiện: Pha 1 muỗng mật ong với nửa cốc nước ấm rồi uống. Sau khi uống, các triệu chứng nóng rát ở dạ dày sẽ giảm dần.

Uống nước đường

Uống nước đường là cách xử lý nhanh và hiệu quả nhất mỗi khi dạ dày nóng rát. Nước đường có tác dụng làm xoa dịu dạ dày, giảm cơn nóng và đau, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Cách dùng: Cho một lượng đường vừa đủ vào trong nước ấm, khuấy đều đến khi đường tan hết thì uống. Thời điểm uống nước đường tốt nhất là sau khi ăn bữa chính hoặc mới dùng đồ cay nóng xong. Đây cũng là cách phòng bệnh nóng rát dạ dày hiệu quả.

Ăn dưa chuột

Khi bị nóng rát thượng vị, ăn một quả dưa chuột để làm dịu ngay được cơn nóng, giảm các cơn đau ở vùng thượng vị và thúc đẩy được hệ thống tiêu hóa làm việc nhanh hơn, khiến bệnh thuyên giảm.

Nóng rát dạ dày
Ăn dưa chuột giúp làm dịu được cơn nóng, giảm các cơn đau ở vùng thượng vị

Có nhiều cách để dung nạp dưa chuột vào cơ thể, nhưng cách tốt nhất là ăn sống hoặc ép thành nước uống để giữ nguyên được dưỡng chất, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn, từ đó điều trị bệnh hiệu quả hơn.

3. Chấm dứt nóng rát dạ dày, đau thượng vị bằng thuốc Đông y

Theo đánh giá chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa, Tây y điều trị nóng rát thượng vị đem lại tác dụng nhanh, hiệu quả mạnh nhưng không có tính bền vững. Đôi khi, trong một số trường hợp, thuốc còn gây phản tác dụng khiến niêm mạc bị bào mỏng hơn, axit dịch vị gia tăng, dẫn đến trào ngược, nóng rát nghiêm trọng hơn. 

Các cách xử lý bệnh nhanh tại nhà thường an toàn, dễ thực hiện nhưng dược tính không cao nên không thể xử lý triệt để khi bệnh nặng, mãn tính. 

Khi đó, phương pháp tối ưu hơn cả, được các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng chính là bài thuốc Đông y. Tuy cần thời gian tác dụng lâu hơn nhưng đây lại là lựa chọn hoàn hảo nhất khi vừa đảm bảo AN TOÀN, LÀNH TÍNH, vừa đáp ứng mong muốn xử lý TRIỆT ĐỂ của người bệnh.

Một trong số những bài thuốc được khuyên dùng và nhiều người lựa chọn nhất hiện nay phải kể đến Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Hiệu quả tổng thể khi chữa bệnh dạ dày bằng Đông y
Hiệu quả tổng thể khi chữa bệnh dạ dày bằng Đông y

Dựa trên nguyên lý trên đây, bài thuốc sẽ giải quyết hiệu quả tất cả các chứng bệnh dạ dày từ triệu chứng đến nguyên nhân. Theo đó, khi dạ dày khỏe mạnh, chức năng tiêu hóa đảm bảo, tần suất co bóp ổn định, dịch vị axit được cân bằng thì các triệu chứng nóng rát dạ dày, đau rát thượng vị, trào ngược, ợ hơi, ợ chua sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Ưu điểm nổi bật của bài thuốc:

  • Thành phần dược liệu đặc trị và bồi bổ được kết hợp một cách hài hòa. Trong đó có những vị thuốc dược tính cao, tác dụng tốt trong kháng axit, giảm đau, làm lành tổn thương, kích thích tiêu hóa như Bố chinh sâm, Ô tặc cốt, Sài hồ, Kim ngân hoa, Nghệ vàng, Cam thảo, Bạch thược,…
  • Cơ chế tác động rõ ràng, xử lý bệnh từ trong ra ngoài. Tổng thể bài thuốc là 3 chế phẩm đặc trị, mỗi chế phẩm xử lý một vấn đề riêng biệt nhưng được kết hợp để bổ trợ cho nhau. Từ đó đem đến hiệu quả toàn diện hơn.
  • Liệu trình được cá nhân hóa cho từng cá nhân theo từng tình trạng bệnh cụ thể, không sử dụng đại trà nên đảm bảo mức độ hấp thụ và phát huy tác dụng tối đa theo từng cơ địa.
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán tổng hợp 3 chế phẩm thiên nhiên đặc trị
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán tổng hợp 3 chế phẩm thiên nhiên đặc trị

Khác với Tây y cũng như nhiều giải pháp chữa nóng rát dạ dày khác, Sơ can Bình vị tán không chỉ tập trung loại bỏ triệu chứng này mà còn đi sâu xử lý căn nguyên bệnh dạ dày từ bên trong, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh để chủ động chống lại các biến chứng phát sinh hoặc để bệnh không tái phát.

Đây là một trong số ít bài thuốc có sự tích hợp điều trị khi sử dụng cùng một lúc nhiều chế phẩm đặc trị. Bên cạnh đó, lộ trình xử lý bệnh cũng được xác định rõ ràng, hiệu quả tác động thấy rõ theo từng giai đoạn. 

  • Sau 10 – 15 ngày: Nóng rát dạ dày và những biểu hiện khác thuyên giảm đáng kể.
  • Sau 30 – 60 ngày: Chấm dứt hoàn toàn các triệu chứng khó chịu, ổn định tình trạng bệnh dạ dày, phục hồi sức khỏe toàn diện.

Với liệu trình này, hàng ngàn người bệnh đau dạ dày, nóng rát dạ dày đã được chữa khỏi. Tất cả đều có những đánh giá, nhận xét rất tích cực về bài thuốc.

Diễn viên Trần Nhượng đánh giá tích cực về bài thuốc Sơ can Bình vị tán
Diễn viên Trần Nhượng đánh giá tích cực về bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Hiện nay, để thuận tiện nhất cho người bệnh trong quá trình sử dụng, bên cạnh đơn thuốc sắc thang truyền thống, bài thuốc đã được ứng dụng khoa học công nghệ và bào chế dưới các dạng hiện đại hơn như viên hoàn, thuốc sắc sẵn, cao mềm.

Vì thế, ngày càng có nhiều người yêu thích và lựa chọn giải pháp này trong điều trị bệnh, bao gồm cả bệnh nhân trong nước cũng như kiều bào người nước ngoài biết đến bài thuốc thông qua các kênh truyền thông, báo chí,…

Xem thêm: Đánh giá về bài thuốc Sơ can Bình vị tán từ Ths.Bs Tuyết Lan 

Đông y nói chung và Sơ can Bình vị tán nói riêng đều đảm bảo đem lại hiệu quả điều trị bệnh bền vững nhưng đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì và tuân thủ đúng chỉ dẫn từ chuyên gia. 

Trong một số trường hợp nóng rát dạ dày xảy ra do chế độ ăn uống, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều chỉnh. Đồng thời, suốt quá trình trị liệu, các bác sĩ sẽ theo dõi, thay đổi liều lượng sát sao để theo kịp tiến triển bệnh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Nếu đang gặp phải các vấn đề về nóng rát dạ dày, đau rát thượng vị và các triệu chứng liên quan đến bệnh dạ dày, bệnh nhân có thể liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Thuốc dân tộc để được các chuyên gia, bác sĩ hướng dẫn điều trị tốt nhất bằng bài thuốc này. 

Xem thêm: Sơ can Bình vị tán giá bao nhiêu? Mua ở

Lời khuyên cho người bị nóng rát dạ dày

Để chữa nóng rát dạ dày hiệu quả và phòng bệnh tái phát lại, cần lưu ý những điều sau đây:

  • Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đều độ, ăn đúng giờ, không bỏ bữa và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn những món ăn chua, nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng vì có thể khiến cho acid ở dạ dày tăng lên, gây ra nóng rát, đau bụng.
  • Uống nhiều nước và bổ sung thêm cơ thể những loại rau củ, hoa quả giàu chất xơ và vitamin.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có thể áp dụng các bài tập liên quan đến cơ bụng trong 30 phút đến 1 tiếng để cải thiện tình trạng nóng rát dạ dày.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích nếu không muốn bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Kiễm tra thật kĩ các loại thuốc đang sử dụng để tránh tác dụng phụ gây ra nóng rát dạ dày.
  • Luôn giữ cho tâm trạng vui vẻ, thoải mái là cách để bồi bổ sức khỏe và tinh thần.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về dạ dày.

Trên đây là những thông tin cần thiết về nóng rát dạ dày. Hi vọng sẽ cung cấp được những kiến thức hữu ích giúp người bệnh có thể xử lý và phòng bệnh hiệu quả. Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe!

Post Comment