Viêm khớp gối được xem là một trong những bệnh lý liên quan đến các vấn đề về xương khớp và thường gặp phải ở rất nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh lý sẽ gây ra các cơn đau nhức trầm trọng làm cản trở khả năng vận động của người bệnh. Ngoài ra bệnh còn có liên quan đến các vấn đề về tuổi tác và một số bệnh lý khác về xương. Vì vậy mà người bệnh cần nhanh chóng phát hiện cũng như điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể phát sinh.
Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp gối
Viêm khớp gối là bệnh lý phát sinh khi các sụn khớp ở đầu gối dần bị bào mòn và hư tổn, vì vậy mà chúng dần trở nên xù xì và khô ráp vì thiếu chất bôi trơn khiến cho việc vận động đi lại trở nên thiếu linh hoạt và thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhứt mỗi khi thời tiết thay đổi. Các đầu xương dần xát lại vào nhau gây sưng viêm và bị tổn thương nghiêm trọng. Đầu gối người bệnh sẽ có dấu hiệu sưng tấy, có thể xuất hiện ở 1 bên đầu hoặc của cả hai bên gây ra rất nhiều bất tiện trong đời sống người bệnh.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, tuy nhiên chủ yếu gặp ở những người trên 45 tuổi do thường liên quan đến các tác nhân lão hoá của tuổi tác. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới co thấy có đến hơn 10% dân số trong nhóm độ tuổi trung niên gặp phải các triệu chứng viêm đau khớp gối khiến sức khoẻ suy giảm trầm trọng.
Viêm khớp gối có xu hướng tiến triển thầm lặng khiến người bệnh không phát hiện ra sớm, lâu dần chuyển sang mãn tính khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi lại. Nếu không nhanh chóng điều trị đúng cách bệnh có thể biến chứng sang teo cơ hay bại liệt rất nguy hiểm.
Tuỳ vào từng triệu chứng, bệnh có thể chia thành các giai đoạn sau
- Giai đoạn sớm: Các triệu chứng bệnh lúc này thường chỉ thoáng qua chưa hề rõ ràng nên hầu hết rất ít người bệnh có thể phát hiện ở giai đoạn này. Trong trường hợp người bệnh đi khám bệnh định kỳ có chụp X quang thì có thể phát hiện thông qua các tổn thương nhẹ và các gai xương nhỏ trên đầu gối thông quan hình ảnh phim X quang.
- Giai đoạn nhẹ: lúc này nếu chụp X quang sẽ thấy mật độ gai xương nhiều hơn và lớp sụn cũng mỏng hơn bình thường Lúc này các triệu chứng của bệnh cũng rất ít, có xuất hiện cơn đau nhưng không đáng kể, tần suất cũng thưa thớt nên cũng rất ít người có thể phát hiện bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị ngay trong giai đoạn này thì việc điều trị sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn vì bệnh đã tiến triển sang các mức độ trầm trọng hơn khá nhanh chóng.
- Giai đoạn giữa: Lúc này các triệu chứng đã rõ ràng hơn rất nhiều với các cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên hơn. Khi mới ngủ dậy người bệnh có thể cảm thấy bị tê cứng đầu gối kèm theo đó là việc gập duỗi đầu gối cũng khá khó khăn. Khi chụp X quang có thể phát hiện đầu xương đã dần hẹp lại, lớp màng sụn khớp cũng đã tổn thương khá nặng nề.
- Giai đoạn nặng: Lúc này bệnh đã chuyển sang các giai đoạn cuối vô cùng trầm trọng với những cơn đau hầu như liên tục, đặc biệt khi có các cử động tại đầu gối dù là nhỏ nhất. Khi chụp phim có thể thấy khoảng cách giữa hai đầu xương ngày càng được thu hẹp, thậm chí còn có thể chồng lên nhau. Đồng thời phần sụn lúc này đã bị vỡ nhiều, mặc mất luôn lớp sụn này đồng thời dịch bôi trơn cũng còn khá ít. Với những trường hợp phát hiện xương bị biến dạng cần tiến hành phẫu thuật ngay lập tức.
Nguyên Nhân gây viêm khớp gối
Tương tự như các bệnh lý liên quan đến xương khớp khác, viêm khớp gối cũng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như tuổi tác, tính chất công việc hay liên quan đến các bệnh lý xương khớp khác. Cần tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể hỗ trợ việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Các nguyên nhân gây bệnh chính như sau
Tuổi tác, giới tính
Lão hoá là quá trình diễn ra tự nhiên mà bất cứ ai cũng gặp phải. Các dấu hiệu lão hoá xảy ra trên toàn bộ các cơ quan trong cơ thể từ da dẻ, tóc tai, trí nhớ hay cả hệ thống xương khớp khiến chúng ngày càng bị bào mòn và hư tổn nhiều hơn. Đồng thời khả năng tự tái tạo lại các tế bào mới người người lớn tuổi cũng không còn, các dịch bôi trơn và màng bảo vệ bên ngoài ngày càng mỏng manh gây bệnh viêm khớp gối.
Thống kê cho thấy nhóm người mắc bệnh chủ yếu là trên độ tuổi 45, trong đó nữ ngoài độ tuổi 55 thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân có thể liên quan đến sự thay đổi hormone ở phụ nữ trong việc sinh nở, đồng thời quá trình mang thai thường gây áp lực xuống đầu gối cũng là lý do khiến phụ nữ thường có nguy cơ mắc viêm khớp gối cũng như một số bệnh lý xương khớp khác.
Di truyền
Các nghiên cứu cho thấy nếu cha mặc mẹ có tiền sử mắc viêm khớp gối hoặc một số bệnh lý khác liên quan đến hệ thống xương khớp thì con cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Nguyên nhân có liên quan đến những đột biến di truyền hoặc một số yếu tố bất thường di truyền trong giai đoạn hình dạng của xương khớp gối.
Điển hình như nếu phụ nữ trước hay trong mang thai bị viêm khớp khiến cơ thể bị tổn thương hay thiếu hụt canxi khiến lượng khoáng chất bé hấp thụ không đủ và gây ra các bất thường trong quá trình hình thành hệ thống xương khớp.
Cân nặng
Đầu gối phải chịu áp lực lớn từ phần trên cơ thể đổ dồn xuống vì vậy rất dễ gặp phải các tổn thương, các xương đầu gối có thể dần bị bào mòn và sát lại với nhau gây đau nhức. Đồng thời các dây thần kinh cũng bị chèn ép khiến cơ quan này tổn thương trầm trọng.
Thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày
Rất nhiều thói quen xấu bạn thực hiện hằng ngày mà không nghĩ rằng có thể làm tổn thương sụn khớp dần dần. Ngồi xổm, vắt chéo chân, đứng lên ngồi xuống bất ngờ, đi giày cao gót, phải đứng nhiều đều là những nguyên nhân làm chèn ép nặng nề hơn lên đầu gối và rất dễ gây bệnh.
Ngoài ra những người lười vận động hay vận động sai cách cũng rất dễ làm sụn khớp bị hư tổn. sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, bia rượu thường xuyên cũng là các tác nhân phá huỷ sụn khớp từ bên trong và làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Chấn thương
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây viêm đau khớp gối là rất nhiều người gặp phải, nhất là người người trẻ. Các chấn thương như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc những tác động bất ngờ vào đầu gối đều khiến cho cơ quan này chịu nhiều tổn thương nghiệm trọng với những cơn đau nhức kéo dài.
Đặc biệt ở những vận động viên bóng đá hay đấu vật thường xuyên phải hoạt động với cường độ mạnh ở đầu gối, dễ gặp phải các va chạm tại cơ quan này. Nếu điều trị bệnh không dứt điểm những vẫn tiếp tục tham gia thi đấu sẽ dần biến chứng sang các giai đoạn mãn tính khiến việc điều trị gặp khó khăn hơn rất nhiều.
Tính chất công việc
Bệnh thường gặp nhiều ở những đối tượng sau
- Vận động viên bóng đá, điền kinh, vũ công..
- Công nhân xây dựng, công nhân bốc vác
- Vũ công
- Nông dân
- Những người phụ nữ cần phải đi giày cao gót và đứng hay đi lại nhiều.
Thiếu dưỡng chất
Hệ thống xương khớp không chỉ cần canxi mà còn cần thêm các vitamin D, Kali, Magie mới có thể hấp thụ tối ưu canxi cho hệ thống xương khớp. Do đó bổ sung các chất kém khoa học không chỉ khiến xương khớp suy yếu mà còn gây ra rất nhiều bệnh lý khác như suy thận, gan, hay thậm chí là béo phì khiến bệnh trầm trọng hơn.
Ngoài ra vitamin A, C hay các omega3 cũng rất cần thiết có quá trình tái tạo và phục hồi các tổn thương tại hệ thống xương khớp mà người bệnh thường bỏ quên.
Do bệnh lý xương khớp
Viêm khớp gối còn có thể là triệu chứng cho thấy bạn đã mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác tại đầu gối như
- Viêm khớp dạng thấp do hệ miễn dịch hoạt động bất thường và tấn công nhầm các ổ khớp gây ra tình trạng sưng viêm đau nhức tại đây
- Viêm khớp nhiễm khuẩn thường liên quan đến các vấn đề nhiễm khuẩn, do đó người bệnh thường kèm theo tính trạng sốt cao, khó chịu khá nguy hiểm
- Thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hoá tự nhiên khiến các sụn khớp ngày càng bị bào mòn, giòn cứng nên rất dễ vỡ
- Loãng xương thường có liên quan đến vấn đề thiếu canxi khiến mật độ xương thưa thớt nên dễ gặp một số tổn thương
- Gout mãn tính liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, thường do chế độ ăn uống không đảm bảo, thường dùng rượu bia..
- Tràn dịch khớp gối do có các tổn thương ở sụn khớp khiến các dịch nhầy trong khớp gối tiết ra quá mức tràn vào các kẽ nứt làm đầu gối không thể gập duỗi như bình thường
- Bệnh Pseudogout (lắng đọng Canxi Pyrophosphate) thường được gọi là bệnh giả gout do có các triệu chứng khá tương đồng
- Bệnh mạch máu collagen là một dạng bệnh lý đa khớp tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm
Do đó người bệnh không nên chủ quan và cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt để phòng tránh các bệnh lý này diễn biến nguy hiểm hơn làm suy giảm sức khỏe và tinh thần nặng nề.
Triệu chứng viêm khớp gối
Như đã nói trong giai đoạn cấp tính các triệu chứng hầu như chỉ thoáng qua và rất khó nhận biết. Khi các bệnh chuyển biến sang các giai đoạn nặng hơn thì các triệu chứng cũng dần rõ ràng hơn tuy nhiên việc điều trị cũng gặp khó khăn hơn rất nhiều. Do đó nhận biết và sớm điều trị chính là cách để cải thiện bệnh nhanh chóng nhất.
Các triệu chứng đặc trưng của bệnh thường bao gồm
- Sưng đỏ và nóng khớp: Do đầu sụn khớp bắt đầu hình thành các xương gai sẽ làm vùng da ở đầu gối bị sưng đỏ lên, đặc biệt khi sáng sớm mới ngủ dậy hoặc sau khi ngủ trưa. Nếu có triệu chứng này thì bệnh có khả năng cao liên quan đến các rối loạn tự miễn như bệnh viêm khớp dạng thấp. Tình trạng sưng đỏ nóng rát biểu hiện khá rõ ràng nên người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường.
- Đau nhức: Đây là một triệu chứng đặc trưng nhất của viêm khớp gối cũng như các bệnh lý khác tại đầu gối. Các cơn đau nhức sẽ càng tăng theo mức độ bệnh, đặc biệt khi có các di chuyển hay nâng đầu gối lên hạ xuống như lúc đi cầu thang. Nếu còn trong giai đoạn cấp tính cơn đau thường có xu hướng giảm khi nghỉ ngơi, nhưng với các trường hợp mãn tính cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi khó chịu.
- Tê cứng: Cảm giác tê cứng không chỉ xuất hiện ở đầu gối là còn có thể lan ra toàn thân khiến người bệnh có cảm giác bất động trong một thoeif gian, đôi khi có thể kéo dài đến 30 phút, thường là vào sáng sớm khi mới thức dậy. Người bệnh không thể co duỗi chân mà chỉ có thể nằm im một chỗ cho tới khi cảm giác này biến mất.
- Xuất hiện tiếng kêu: Nếu việc đi lại hay lên xuống cầu thang của người bệnh bỗng xuất hiện những tiếng kêu lục cục tại đầu gối thì rất có thể khả năng cao có liên quan đến tràn dịch khớp gối hay thoái hoá khớp gối. Nguyên nhân là do lớp sụn khớp bao bọc đầu xương bị khô ráp vì thiếu chất nhờn bôi trơn làm các khớp xương bên dưới sụn bị lộ sụn ra ngoài, ngày càng tiến đến gần và chà xát vào nhau làm phát ra tiếng kêu đi vận động.
- Sốt cao: Nếu người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn thì hầu hết sẽ có triệu chứng là sốt cao, cơ thể cảm thấy lạnh tái, khó chịu mệt mỏi
Ngay khi phát hiện có nhiều hơn 1 trong các triệu chứng này người bệnh cần nhanh chóng đi khám để có thể sớm phát hiện và có phác đồ điều trị kịp thời.
Tuy nhiên người bệnh cần phải xem xét thêm một số bệnh lý sau dù có các triệu chứng giống như trên nhưng không phải viêm khớp gối. Bao gồm
- Bệnh rễ thần kinh thắt lưng thường có các triệu chứng gần như viêm khớp gối như khi làm các kết quả thăm dò sẽ không cho ra kết quả.
- Các u nguyên phát và di căn xương tại đùi và cột sống thường cũng có triệu chứng tương tự nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm hơn cần phải điều trị nhanh chóng.
Vì vậy để đảm bảo hơn người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra sâu hơn bằng máy móc chuyên dụng, tránh việc tự chẩn đoán tại nhà khiến việc điều trị sai phương pháp và làm bệnh trầm trọng hơn rất nhiều.
Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp gối
Do các triệu chứng viêm khớp gối khá giống với các bệnh lý về gối khác nên nếu chỉ qua chẩn đoán sơ bộ bên ngoài thì không thể nào xác định chính xác được. Do đó người bệnh cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm kiểm tra chẩn đoán chính xác bệnh cũng như nguyên nhâ và mức độ bệnh thì mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp gối thường được chỉ định bao gồm
- Xét nghiệm cơ bản: Người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm chức năng thận gam, xét nghiệm máu và tế bào ngoại vi để loại trừ những bệnh lý có thể có các triệu chứng tương tự. Nếu nghi ngờ đến các rối loạn chuyển hoá có thể xem xét thêm nồng độ acid uric để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác,
- Chụp X-quang: Thông qua phương pháp này có thể kiểm tra sơ bộ mật độ gai xương hình thành, mức độ bào mòn của sụn khớp. Tuy nhiên phương pháp không thể xác định chính xác mức độ bệnh nên vẫn cần kết hợp thêm một số phương pháp khác.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: phương pháp này có thể kiểm tra gần như hoàn hảo và chi tiết mức độ tổn thương tại khớp gối đồng thời có thể quan sát rõ các phần mô mềm lân cận xem có xuất hiện tổn thương nào khác không.
- Chụp xạ hình xương:Chỉ định phương pháp này nhằm xác định các biến dạng xương nếu có đồng thời kiểm tra một số rối loạn về chuyển hóa tại đây.
Sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm này kết hợp với các thông tin về thói quen, sinh hoạt, yếu tố di truyền hay tiền sử bệnh lý trước đó bạn sĩ với có thể xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh. Từ đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất cho từng đối tượng.
Điều trị viêm khớp gối
Tuỳ nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh mà mỗi người sẽ được điều trị các phương pháp khác nhau phù hợp. Nếu bệnh mới chỉ ở giai đoạn cấp tính ( giai đoạn 1 và 2) hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản mà không cần đến thuốc. Tuy nhiên nếu đã tiến triển sang giai đoạn giữa thì việc dùng thuốc là rất cần thiết để có thể kiểm soát các cơn đau.
Nếu bệnh có liên quan đến các vấn đề nhiễm khuẩn hay rối loạn chuyển hoá thì cần phải điều trị tận gốc vấn đề này thì mới có thể giải quyết triệt để viêm khớp gối. Nói chung tuỳ từng nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp nhất.
Điều trị tại nhà
Với các trường hợp bệnh chưa quá trầm trọng người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị bằng các thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi nhiều hơn và bổ sung một số chất để làm phục hồi các tổn thương tại đây. Ngoài ra với các cơn đau bất thường ở khớp gối người bệnh cũng có thể kiểm soát được bằng một số phương pháp đơn giản mà không cần dùng thuốc.
Tham khảo một số phương pháp sau
- Chườm lạnh: Dùng một miếng vải sạch bọc vài cục đá lạnh áp trực tiếp lên khớp gối có thể ức chế cơn đau nhanh chóng. Chú ý không áp trực tiếp đá vừa lấy từ tủ lạnh ra vì có thể gây bỏng lạnh.
- Chườm nóng: Với phương pháp này người bệnh sẽ dùng túi chườm ấm hoặc khăn đã thấm nước ấm khoảng 50 độ đắp lên khớp gối có thể làm giảm cảm giác đau nhức và tê cứng tại đây. Ngoài ra tắm với nước ấm hằng ngày cũng sẽ làm thư giãn các cơ và giảm tần suất cơn đau đáng kể.
- Đắp thảo dược: Sử dụng lá lốt hoặc ngải cứu giã nát cùng muối hột rồi sao khô trên chảo, đợi nguội bớt rồi đắp lên đầu gối chính là cách trị viêm khớp gối cực kỳ hiệu quả.
- Dùng rượu xoa bóp: Người bệnh có thể dùng các loại rượu xoa bóp chuyên dụng hoặc ngâm rượu 40 độ với gừng hay hạt gấc sao khô trong 10 ngày đều có thể đem đến tác dụng cải thiện bệnh đáng kể.
Các phương pháp này đều có thể sử dụng trong mọi giai đoạn để có thể kiểm soát và giảm tần suất đau nhức tại sụn khớp khá hiệu quả và an toàn lại không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào khác. Với các triệu chứng bệnh khởi phát nếu áp dụng các phương pháp này đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng sinh hoạt phù hợp sẽ làm bệnh tiến triển cực hiệu quả.
Dùng thuốc Tây Y
Hầu hết dùng thuốc luôn là phương pháp trị bệnh đầu tiên mà tất cả mọi người đều nghĩ tới. Mục đích của việc dùng thuốc nhằm kiểm soát các cơn đau đáng kể, ngăn chặn biến chứng sang các giai đoạn nguy hiểm khác. Tuy nhiên thuốc tây không thể hỗ trợ phục hồi các tổn thương quá trầm trọng nên vẫn cần kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác cần thiết.
Một số loại thuốc thường được chỉ định như
- Thuốc giảm đau: người bệnh thường được dùng các nhóm như Acetaminophen, paracetamol, aspirin vì khá ít tác dụng phụ, có thể dùng phối hợp với codein hoặc tramadol để kiểm soát cơn đau tốt hơn.
- Thuốc chống viêm không steroid: Sử dụng nhằm ngăn chặn tình trạng sưng viêm khiếm khớp đau nhức, sưng phù bằng cách ức chế hoạt động của chất trung gian prostaglandin. Một số loại thuốc phổ biến thường được chỉ định như ibuprofen, naproxen sodium, ketoprofen,…
- Thuốc corticosteroid hoặc acid hyaluronic: Trong trường hợp các cơn đau quá trầm trọng khiến người bệnh không thể chịu được có thể được dùng hai nhóm này. Thường được dùng dưới dạng tiêm trực tiếp vào sụn khớp để giảm đau tức thì.
- Các loại thuốc khác: Người bệnh cũng có thể được chỉ định một số loại thuốc có tác dụng chậm khác như axzathioprin, methotrexate, cyclophosphamid,…
- Thuốc khiến giảm axit uric: Dùng với các trường hợp bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hoá như bệnh gout.
- Bổ sung glucosamine và chondroitin: hỗ trợ quá trình tái tạo các tế bào mới để tăng tốc độ phục hồi tổn thưởng trên các sụn khớp, đồng thời tiết ra các chất nhờn để việc di chuyển vận động linh hoạt hơn.
Thường việc dùng thuốc chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn, thường là dưới 10 ngày vì có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Người bệnh cần phải đảm bảo thực hiện đúng liệu trình được bác sĩ chỉ định. Tránh lạm dụng thuốc quá mức có thể làm phát sinh nhiều bệnh lý khác như sỏi thận, đau dạ dày hay rối loạn hệ miễn dịch..
Vật lý trị liệu
Trong các trường hợp bệnh mãn tính dã kéo dài lâu ngày, bác sĩ có thể chỉ định áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu để có thể cải thiện các triệu chứng đau nhức nhanh chóng. Các phương pháp này có thể làm giảm đau đớn và các áp lực lên đầu gối, hỗ trợ tăng cường màu huyết lưu thông từ đó cải thiện chức năng của chân đáng kể.
Một số phương pháp vật lý trị liệu được dùng trong viêm khớp gối như
- Châm cứu: Phương pháp dùng các kim châm đã được tẩm thuốc tác động trực tiếp vào các kinh mạch để tăng tuần hoàn máu, giải quyết tình trạng chèn ép tại các dây thần kinh nhờ đó vừa giảm đau vừa hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh chóng.
- Bấm huyệt, xoa bóp: bác sĩ sẽ dùng lực từ ngón tay, bàn tay hay cổ tay tác động lên một số huyệt đạo để làm dịu cơn đau, tăng tuần hoàn máu và giúp đầu gối hoạt động linh hoạt hơn. Một số huyệt đạo có thể giúp cải thiện cơn đau hiệu quả như huyệt túc tam lý, độc tỵ, lăng tuyền hay huyết hải.
- Trị liệu thần kinh cột sống:Nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến sự chèn ép thần kinh cột sống bác sĩ sẽ tiến hành trị liệu tại đây bằng cách nắn chỉnh lại các cấu trúc sai lệch làm tăng áp lực khiến khớp gối bị tổn thương và bào mòn. Phương pháp này có thể đem lại hiệu quả khá cao mà không cần phẫu thuật.
- Sóng xung kích Shockwave và tia laser: Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng để chiếu bước sóng với cường độ phù hợp tác động đến sụn khớp bị tổn thương và làm thúc đẩy quá trình tái tạo mô sụn nhanh chóng.
Chú ý rằng vật lý trị liệu chỉ có thể kéo dài trong vài năm hoặc có thể ngắn hơn nếu người bệnh không có phương pháp phòng tránh bệnh tái phát phù hợp. Các phương pháp này cũng cần được thực hiện tại bệnh viện hay các thầy thuốc Đông y uy tín để có thể đảm bảo an toàn tốt nhất về sức khoẻ và khả năng hồi phục cho người bệnh.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường không được khuyến khích trong điều trị viêm khớp gối vì vừa tiềm ẩn nhiều biến chứng vừa tốn rất nhiều chi phí cao, lại không thể đảm bảo phục hồi khả năng vận động 100% như cũ. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh quá trầm trọng không thể điều trị bằng các phương pháp khác hoặc có thể biến chứng nhanh chóng thì bắt buộc phải phẫu thuật để ngăn ngừa nguy cơ bại liệt.
Các phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định như
- Phẫu thuật nội soi khớp
- Phẫu thuật ghép sụn
Phòng tránh viêm khớp gối
Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ảnh hưởng đến chức năng vận động cũng như hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, người bệnh cần bắt đầu chế độ phòng tránh bệnh càng sớm càng tốt. Bắt đầu từ những phương pháp đơn giản như thay đổi thói quen xấu, cải thiện thực đơn dinh dưỡng hằng ngày đều có thể giúp sức khoẻ ổn định hơn rất nhiều.
Một số phương pháp người bệnh cần chú ý bao gồm
- Thay đổi một chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ mọi dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là canxi, vitamin D, omega-3, vitamin C, beta carotene, bioflavonoids.. đều là những chất rất cần thiết cho hệ thống xương khớp.
- Uống nước nhiều hơn, bổ sung thêm các loại nước trái cây và rau củ
- Loại bỏ bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác ra khỏi thực đơn hằng ngày
- Hạn chế các thực ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, nước ngọt có ga vì đây là các thực phẩm phá hủy xương âm thầm.
- Duy trì cân nặng ổn định, có thể giảm cân nếu cần thiết. Tham khảo thêm bảng chỉ số BMI để kiểm tra đơn giản về tình trạng cân nặng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Bổ sung thêm canxi và các chất cần thiết thông qua sữa canxi và các loại viên uống, đặc biệt với những người ở độ tuổi trung niên
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao phù hợp, đặc biệt các bài tập tốt cho đầu gối như yoga, đi bộ hay bơi lội. Hạn chế tham gia các bộ môn có tính đối kháng cao, dễ va chạm hay làm khớp gối vận động quá mạnh.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, giảm stress lo âu
- Điều trị triệt để mọi bệnh lý nếu mắc phải.
- Đi khám ngay nếu cơ thể có bất cứ các dấu hiệu bất thường nào khác.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về chứng viêm khớp gối. Thay đổi một lối sống khoa học lành mạnh hơn từ ngay bây giờ chính là cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh này hiệu quả nhất.