Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng chỉ khởi phát trong trường hợp niêm mạc họng bị viêm ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Thông thường các phương pháp điều trị bệnh lý sẽ phụ thuộc vào quá trình tiến triển của bệnh, đối tượng nhiễm bệnh cũng như khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Tuy nhiên viêm họng thường có xu hướng tái lại sau khi điều trị, vì vậy bạn nên có những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả để bệnh được điều trị dứt điểm.

Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa
Bệnh viêm họng khởi phát khi niêm mạc họng bị viêm ở dạng cấp tính hoặc mãn tính

 

Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng xảy ra khi niêm mạc ở cổ họng bị sưng, viêm, ở dạng cấp tính hay mãn tính, thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường các triệu chứng đi kèm của bệnh viêm họng có thể bùng phát riêng biệt hoặc xuất hiện cùng lúc với các bệnh lý khác như bạch hầu, ho gà, sốt phát ban, viêm VA, viêm amidan,…

Bệnh viêm họng phát triển theo 2 giai đoạn chính: Viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Từng giai đoạn cụ thể, bệnh lý sẽ được chia thành các thể khác nhau căn cứ vào mức độ tổn thương và các triệu chứng lâm sàng.

Viêm họng là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến nhất và có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Tuy nhiên, theo thống kê, các triệu chứng bệnh viêm họng có xu hướng khởi phát ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm như trẻ em, phụ nữ mang, người bị suy nhược, người cao tuổi, suy dinh dưỡng,…

Phân loại bệnh viêm họng

Như đã đề cập, viêm họng được chia thành viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh lại được chia thành các thể khác nhau.

Viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp tính đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng bị viêm, sưng cấp. Các triệu chứng bệnh lý thường xuất hiện do nhiễm trùng, diễn ra trong vài ngày và được chia thành các thể sau:

Viêm họng đỏ: Đây là thể thường gặp nhất của bệnh viêm họng cấp. Biểu hiện nhận biết của thể bệnh này là toàn bộ vùng niêm mạc họng có màu đỏ và sưng nóng. Viêm họng đỏ thường khởi phát vào thời điểm giao mùa và thời tiết lạnh.

Viêm họng liên cầu: Hay còn gọi là viêm họng có bựa màu trắng, thể bệnh khởi phát do liên cầu khuẩn gây ra, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Viêm họng liên cầu khuẩn có dấu hiệu nhận biết điển hình bởi toàn bộ niêm mạc họng có bựa màu trắng bao phủ. Đây được xem là thể viêm họng nặng và cần được thăm khám, điều trị sớm.

Phân loại bệnh viêm họng
Viêm họng liên cầu có dấu hiệu nhận biết điển hình bởi toàn bộ niêm mạc họng có bựa màu trắng bao phủ

Viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính thường có phạm vi tổn thương rộng hơn, thường xuất hiện cùng với các bệnh hô hấp mãn tính khác như viêm xoang, viêm thanh khí quản, viêm mũi mãn tính. Ở giai đoạn này, bệnh bùng phát chủ yếu do viêm họng cấp tính không được kiểm soát và các nguyên nhân không do nhiễm trùng, được chia thành 3 thể nhỏ:

Viêm họng mãn tính xuất tiết: Thể viêm họng này đặc trưng bởi hiện tượng niêm mạc họng xuất hiện các dịch nhầy trong suốt.

Viêm họng hạt: Viêm họng hạt hay viêm họng quá phát, khởi phát do viêm họng tái lại nhiều lần. Lúc này các tổ chức hạch bạch huyết ở thành họng sẽ xuất hiện các hạt nổi cộm, to nhỏ không đều nhau và không không gây đau, ngứa.

Viêm họng teo: Bệnh ở thể này thường gặp ở người cao tuổi và người bệnh trĩ mũi. Viêm họng teo đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng bị mỏng, teo, hoạt động bài tiết dịch nhầy bị giảm.

Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng khởi phát do nhiều nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Bị nhiễm trùng:

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây khởi phát các triệu chứng bệnh viêm họng cấp tính. Virus là tác nhân phổ biến gây ra bệnh lý, tuy nhiên số ít trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra.

  • Virus: Chủ yếu do virus sởi, cúm, adenovirus, virus APC,…
  • Vi khuẩn: Chủ yếu là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu, phát triển quá mức của các loại vi khuẩn khác trong khoang miệng.

Dị ứng:

Các triệu chứng bệnh viêm họng cũng có thể khởi phát do dị ứng. Trường hợp do nguyên nhân này, bệnh sẽ thường bùng phát cùng lúc với các bệnh lý về đường hô hấp như viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi họng.

  • Dị ứng thời tiết
  • Dị ứng phấn hoa
  • Dị ứng thức ăn
Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng
Các triệu chứng bệnh viêm họng cũng có thể khởi phát do dị ứng

Một số nguyên nhân khác:

Bệnh viêm họng mãn tính, còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như:

  • Các yếu tố kích thích: Niêm mạc họng có thể bị sưng, viêm mãn tính do hít phải hóa chất, bụi bẩn, sử dụng bia rượu trong thời gian dài, hút thuốc lá,…
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý: Bệnh viêm họng mãn tính đôi khi còn là hệ quả của các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, suy gan, viêm xoang sau, dị hình vách ngăn, polyp, tiểu đường,…

Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp, viêm họng còn có thể bùng phát khi gặp phải một số yếu tố rủi ro như:

  • Đối tượng dưới 7 tuổi
  • Người mắc các bệnh lý hô hấp mãn tính
  • Sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm
  • Đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch (nhiễm HIV, bệnh tiểu đường, suy nhược cơ thể,…)
  • Dị ứng cơ địa
  • Giao tiếp thường xuyên

Triệu chứng bệnh viêm họng cấp và mãn tính

Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm họng có sự khác biệt theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó, mức độ bệnh lý còn phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh lý.

Triệu chứng viêm họng cấp tính

Các biểu hiện của viêm họng cấp tính có xu hướng khởi phát đột ngột và có tính điển hình khá cao. Các triệu chứng đặc trưng ở giai đoạn này, bao gồm:

  • Bị sốt cao từ 39 – 40 độ, ớn lạnh, đau nhức toàn thân, ăn ngủ kém
  • Cổ họng bị khô nóng và chuyển sang đau rát, đau nhói, nhất là khi nốt và ho
  • Khàn giọng
  • Ho khan
  • Chảy nước mũi
  • Ngạt tắc mũi
  • Khi quan sát sẽ thấy vùng cổ họng bị sưng đỏ, xung huyết
  • Một vài trường hợp có thể bị sưng ở hai bên amidan và có dịch nhầy trong suốt hoặc bựa màu trắng bao phủ
  • Hạch cổ bị sưng và kèm theo đau nhức
  • Trường hợp viêm họng do vi khuẩn, sẽ gây đau đầu nhiều, cơ thể mệt mỏi, suy giảm rõ rệt

Triệu chứng viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính có các dấu hiệu khởi phát chậm hơn nhưng thường kéo dài dai dẳng. Ở giai đoạn này, các triệu chứng sẽ có mức độ nhẹ và mờ nhạt. Tuy nhiên, giai đoạn mãn tính có biểu hiện thực thể tính điển hình cao và khác biệt rõ theo từng thể.

Triệu chứng bệnh viêm họng cấp và mãn tính
Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm họng có sự khác biệt theo từng giai đoạn

Các biểu hiện của bệnh viêm họng mãn tính:

  • Cổ họng bị ngứa ngáy, họng khô và nóng rát
  • Thường xuyên có cảm giác vướng cổ họng, nhất là sau khi ngủ dậy
  • Hay khạc nhổ để loại bỏ các dịch đờm
  • Ho nhiều khi thời tiết chuyển lạnh và vào ban đêm
  • Nghẹn vướng khi nuốt
  • Có lúc bị khàn giọng
  • Trường hợp viêm họng xuất tiết, khi quan sát có thể thấy niêm mạc họng màu đỏ, trong suốt và xuất tiết nhầy.
  • Viêm họng quá phát cũng có thể tiến triển bởi tình trạng thành họng bị dày, đỏ, nổi các hạt có màu đỏ hoặc hồng, nổi cộm so với các vùng niêm mạc lân cận. Người bệnh rất dễ buồn nôn và nhạy cảm ở họng.
  • Viêm họng quá phát lâu ngày có xu hướng tiến triển thành thể viêm họng teo. Ở thể bệnh này thường đặc trưng bởi tình trạng niêm họng có màu trắng, xuất hiện nhiều mạch máu, eo họng rộng, dịch nhầy khô và đóng thành vảy bám vào niêm mạc

Bệnh viêm họng nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp bị viêm họng đều có xu hướng thuyên giảm và chỉ kéo dài trong vòng 7 ngày. Đối tượng có sức đề kháng tốt, có các biện pháp chăm sóc và điều trị sẽ kiểm soát nhanh chóng và không phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, một số trường hợp viêm họng do vi khuẩn gây ra, nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như:

  • Viêm phế quản
  • Viêm mũi
  • Viêm cầu thận
  • Viêm tai
  • Viêm tấy xung quanh amidan
  • Viêm hạch mủ
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm xoang
  • Viêm thanh quản

Trường hợp viêm họng do vi khuẩn, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời, đồng thời kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Do các triệu chứng ở mức độ nặng nề nên bệnh thường kéo dài hơn 10 ngày mới thuyên giảm hẳn.

Bệnh viêm họng mãn tính thường có các triệu chứng phát triển chậm, mức độ cũng nhẹ hơn viêm họng cấp tính. Tuy nhiên, bệnh lý có thể khởi phát bởi các nguyên nhân khác nhau nên cần phải kết hợp điều trị căn nguyên và triệu chứng. Bệnh nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể phát triển thành thể quá phát, xuất tiết hay teo.

Bệnh viêm họng nguy hiểm không?
Trường hợp viêm họng do vi khuẩn, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời, đồng thời kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm

Viêm họng ở giai đoạn mãn tính có thể gây ra các biến chứng như:

  • Viêm phế quản mãn tính
  • Viêm thanh quản mãn tính
  • Viêm amidan cấp tính
  • Áp xe amidan
  • Suy nhược thần kinh
  • Suy nhược cơ thể

Viêm họng tuy là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến nhưng cũng có khả năng gây ra các biến chứng nếu không được điều trị đúng cách và triệt để. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở cổ họng, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được điều trị và thăm khám kịp thời.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm họng

Việc điều trị bệnh viêm họng sẽ dựa theo từng giai đoạn tiến triển và nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa có thể điều chỉnh phác đồ điều trị tùy vào mức độ đáp ứng, triệu chứng bệnh lý phù hợp với từng trường hợp.

Điều trị viêm họng cấp tính

Với các trường hợp viêm họng cấp tính, người bệnh cần kết hợp các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ với biện pháp giữ ấm và nghỉ ngơi hợp lý. Các loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng phổ biến như:

Nước muối sinh lý: Dùng nước muối sinh lý súc họng, súc miệng mỗi ngày sẽ có tác dụng làm dịu niêm mạc hầu họng, giảm đau rát, giảm viêm. Ngoài ra, nước muối còn có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn, đờm ứ tích tụ trong khoang miệng.

Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc Ibuprofen, Paracetamol,…Thường được chỉ định trong điều trị viêm họng cấp. Nhóm thuốc này sẽ giúp giảm đau họng, đau đầu, nhức mỏi và hạ thân nhiệt.

Thuốc corticoid: Corticoid có thể được sử dụng dưới dạng khí dung, xịt lên niêm mạc cổ họng có tác dụng giảm viêm và cải thiện các triệu chứng như đau rát, nghẹn vướng khi nuốt, khó chịu,…

Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, nên người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nhóm thuốc kháng sinh: Các trường hợp viêm họng cấp tính bùng phát do nhiễm trùng, lúc này bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng sinh như Cephalothin, Gentamicin, Amikacin.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm họng
Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa có thể điều chỉnh phác đồ điều trị tùy vào mức độ đáp ứng, triệu chứng bệnh lý phù hợp với từng trường hợp

Thuốc kháng sinh thường có thể được bác sĩ chỉnh định dùng thêm ít nhất 3 ngày sau khi các triệu chứng đã được khắc phục hoàn toàn, điều này giúp làm giảm nguy cơ tái nhiễm và kháng thuốc.

Một số loại thuốc khác: Căn cứ vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc như thuốc trị ho, thuốc long đờm, thuốc kháng histamin H1, thuốc thông mũi,…

Đa số các trường hợp bị viêm họng cấp tính đều đáp ứng điều trị tốt, các triệu chứng của bệnh cũng được cải thiện rõ rệt sau khi được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Điều trị viêm họng mãn tính

Việc điều trị viêm họng mãn tính thường phức tạp hơn so với bệnh viêm họng cấp tính. Để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị căn nguyên gây bệnh

  • Áp dụng các biện pháp điều trị kết hợp với chế độ sinh dưỡng nếu các triệu chứng bùng phát là hệ quả của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Điều trị các ổ viêm ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm xoang sau, viêm amidan,…
  • Trường hợp bị dị tật cấu trúc, polyp mũi, lúc này cần can thiệp phẫu thuật nhằm đảm bảo sự lưu thông của cơ quan hô hấp
  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, không khí bị ô nhiễm.
  • Thay đổi các thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng như sử dụng rượu bia, hút thuốc lá

Điều trị triệu chứng

  • Sử dụng dung dịch kiềm BBM: Dung dịch có tác dụng giảm viêm, làm dịu cổ họng, đồng thời ức chế hoạt động của vi khuẩn ở khoang miệng. 
  • Dùng thuốc SMC: SMC là loại thuốc bôi có chứa thành phần Salicylic Na và Menthol giúp làm dịu cơn đau rát, mát và giảm viêm ở cổ họng. Thuốc được dùng bằng cách thoa hoặc dùng tăm bông chấm trực tiếp lên niêm mạc họng.
  • Thuốc kháng sinh kết hợp với khí dung corticoid: Người bệnh dùng thuốc trực tiếp vào họng có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa bội nhiễm. Tuy nhiên, trường hợp lạm dụng thuốc có thể gây ra hiện tượng khô họng và một số biến chứng nguy hiểm.
  • Thuốc mỡ thủy ngân 1%: Thuốc được bác sĩ chỉ định trong giai đoạn bệnh chuyển sang thể viêm họng teo. Trường hợp không đáp ứng tốt có thể thay thế thuốc bôi Glycerin Iod 0.5%.
  • Thủ thuật xâm lấn: Ở thể viêm họng quá phát, bác sĩ có thể yêu cầu đốt nóng, đốt điện, laser hoặc dùng nito lạnh nhằm loại bỏ các hạt lympho ở thành họng.

Nhìn chung có nhiều phương pháp chữa viêm họng, tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến và được theo dõi hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì dùng thuốc tây y lâu dài có thể gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày. Các phương pháp xâm lấn luôn tiềm ẩn các rủi ro, có thể để lại sẹo, viêm nhiễm hậu phẫu…

DỨT ĐIỂM VIÊM HỌNG CẤP – MÃN TÍNH BẰNG LIỆU TRÌNH THẢO DƯỢC QUÂN DÂN 102 KẾT HỢP ĐÔNG-TÂY Y

Với mong muốn mang đến một giải pháp điều trị viêm họng, cấp, mãn tính vừa an toàn, vừa hiệu quả, các bác sĩ tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102 (trực thuộc CTCP BỆNH VIỆN ĐA KHOA YHCT QUÂN DÂN 102) đã nghiên cứu và cho ra đời Liệu trình thảo dược chữa viêm họng Quân Dân. Liệu trình này gồm 3 giai đoạn và có nhiều ưu điểm nổi bật:

Liệu trình trị viêm họng 3 giai đoạn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102
Liệu trình trị viêm họng 3 giai đoạn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102

ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG TỪ SỚM: 

Giai đoạn 1 bệnh nhân được xử lý ngay các triệu chứng như đau rát họng, nhiều đờm, sưng nề, ho, sốt… trong khoảng 2 tuần  – 1 tháng. Hiệu quả đạt được nhờ kết hợp các thảo dược sơ phong, trừ thấp, giải độc, tiết hỏa, lợi yết. Qua đó người bệnh thoải mái hơn, cải thiện tâm lý và thể trạng giúp điều trị căn nguyên nhanh chóng, hiệu quả hơn.

ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN VÀ DỰ PHÒNG TÁI PHÁT:

Liệu trình chữa viêm họng Quân Dân ứng dụng bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang ở giai đoạn 2 và 3 để điều trị căn nguyên và điều trị dự phòng. Bài thuốc này xử lý tốt căn nguyên bên trong và bên ngoài cơ thể bằng cách nâng cao tạng phủ, vực dậy chính khí. Từ đó cơ thể có khả năng chống lại tà khí bên ngoài, giúp cơ thể chữa lành tổn thương tại họng. Đồng thời bài thuốc cũng giúp điều dưỡng cơ thể, kích hoạt cơ chế tự phòng vệ, ngăn viêm họng tái phát hiệu quả.

Bài thuốc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và kiểm nghiệm trên lâm sàng trước khi ứng dụng. Thanh Hầu Bổ Phế Thang đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi viêm họng cấp – mãn tính

Feedback của bệnh nhân viêm họng về bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang
Feedback của bệnh nhân viêm họng về bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang

Đặc biệt Liệu trình Quân dân sử dụng nguồn thảo dược chất lượng, đa phần là nam dược nên rất an toàn, lành tính và phù hợp với cơ địa người Việt. Thuốc được KIỂM TRA ĐỘC TÍNH CẤP DIỄN VÀ BÁN TRỪ DIỄN nên loại trừ được nguy cơ ngộ độc cho người sử dụng.

Liệu trình được điều chỉnh cho phù hợp với từng bệnh nhân, từng nhóm đối tượng. Người bệnh có thể liên hệ trực tiếp đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân Dân 102 để được thăm khám và tư vấn lộ trình phù hợp.

Đặc biệt, một trong những ưu điểm vượt trội trong liệu trình điều trị Viêm họng tại Bệnh viện Tai mũi họng Quân Dân 102 là có kết hợp Đông y và Tây y trong cả quá trình khám, điều trị bệnh. Để có được phác đồ điều trị chính xác nhất với tình trạng bệnh của mỗi người, ngoài chẩn đoán bằng đông y như các địa chỉ chữa bệnh bằng Y học cổ truyền khác, các bác sĩ sẽ tiến hành khám, xét nghiệm, nội soi họng bằng y học hiện đại. Với hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại được ứng dụng trong khám, điều trị Tai mũi họng các kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ xác định rõ ràng tình trạng viêm nhiễm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Nội soi tai mũi họng để xác định tình trạng viêm nhiễm
Nội soi tai mũi họng để xác định tình trạng viêm nhiễm

BỆNH VIỆN YHCT TAI MŨI HỌNG QUÂN DÂN 102

  • Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN
  • Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
  • Hotline: 0888.598.1020974.026.239
  • Website: benhvientaimuihong102.org
  • Fanpage: Bệnh viện YHCT Tai mũi họng Quân Dân 102

Phòng ngừa bệnh viêm họng hiệu quả

Bệnh viêm họng thường có xu hướng tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi hoặc ở những người có hệ miễn dịch suy giảm, dị ứng cơ địa, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm. Do đó, sau khi điều trị, bạn cần có các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát. Cụ thể như:

Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là khi thay đổi thời tiết đột ngột và khi trời chuyển lạnh

  • Mang khẩu trang khi đến những nơi đông người, những nơi bụi bẩn. Trường hợp tiếp xúc với hóa chất thường xuyên, bạn nên sử dụng đồ bảo hộ giúp làm giảm nguy cơ gây kích ứng niêm mạc họng hầu.
  • Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, súc miệng, súc họng với nước muối mỗi ngày 2 lần giúp loại bỏ các vi khuẩn và hạn chế sự phát triển của những chủng vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng chống lại các tác nhân gây bệnh. Đồng thời tránh dung nạp các thực phẩm bất lợi cho cổ họng như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, lạnh,…
  • Cân nhắc việc phẫu thuật cắt amidan nếu viêm họng tái phát nhiều lần và là hệ quả của bệnh viêm amidan mãn tính.
  • Tránh tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như bàn chải đánh răng, ly, cốc, đũa, chén,…
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là khi thay đổi thời tiết đột ngột và khi trời chuyển lạnh. Tăng cường bổ sung các loại thảo dược có khả năng kháng khuẩn như nghệ, dùng, tỏi,…

Viêm họng là một trong những bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều đáp ứng điều trị và các biện pháp chăm sóc tốt. Trường hợp chủ quan, không tiến hành điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Post Comment