Nguyên nhân phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách

Tình trạng bị nổi hạch ở nách của phụ nữ đang cho con bú là một tình trạng hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm và tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình cho con bú. Vì tính chất nguy hiểm nên chúng ta phải tìm hiểu, nắm bắt các thông tin quan trọng để có biện pháp điều trị thích hợp nếu không may gặp phải.

Nguyên nhân phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách

Hạch luôn có trên cơ thể của mỗi người, tuy nhiên khi bình thường chúng ta không hay để ý đến và phát hiện nó. Cho đến khi sức đề kháng cao trong cơ thể yếu đi không còn khả năng chống lại bệnh tật thì hạch mới có cơ hội phát triển và nổi cọm lên trên. Tuy nhiên, tình trạng này không hay xảy ra nên khi bị nổi hạch ở nách đặc biệt là phụ nữ cho con bú, ít ai biết được nguyên nhân cũng như mức độ nguy hiểm của nó đem lại cho cơ thể ta.

Phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách
Tại sao phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách?

 

Nguyên nhân bị nổi hạch ở nách khi cho con bú

Khi cơ thể chúng ta gặp một số vấn đề thì hạch mới dần to lên, dễ cảm nhận. Khi phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách nguyên nhân chính là do sữa bị vón cục làm nghẽn các tuyến sữa, thường được gọi là tắc tia sữa. Hiện tượng này sẽ dễ nhận biết khi các mẹ cảm thấy bầu ngực bị căng cứng, sữa không ra nữa, khi nắn bầu ngực thì cảm thấy có những cục nhỏ bên trong, nách hổi hạch sữa (to cũng có, nhỏ cũng có). Khi bị tắc tia sữa nổi hạch ở nách, phụ nữ thường kèm theo các triệu chứng như:

  • Đầu ti bị sưng tấy, nóng, rát
  • Vùng da ở ngực đổi màu sậm, nhăn hơn
  • Mệt mỏi, đau nhứt người, sốt cao

Hạch sẽ tự lặn xuống nếu tuyến sữa được lưu thông. Tuy nhiên, khi các mẹ gặp phải tình trạng nổi hạch ở nách sau sinh khi cho bé bú thì có thể tình trạng này đã bước sang giai đoạn nặng. Nếu chủ quan không điều trị sớm có  thể biến chứng phức tạp hơn.

Cho con bú bị nổi hạch ở nách có nguy hiểm không?

Hiện tượng nổi hạch ở nách sau sinh không quá nguy hiểm và có thể điều trị được. Dựa vào nguyên nhân chính của tình trạng này, các mẹ có thể điều trị bằng cách khơi thông tuyến sữa bị tắc.

Tuy nhiên, khi các mẹ đã gặp phải tình trạng nổi hạch thì cũng là báo hiệu tuyến sữa có vấn đề khá nghiêm trọng. Vì thế, phụ nữ nên chú ý để phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.

Phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách
Điều đáng lo ngại khi phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách

Cách xử lý tình trạng nổi hạch ở nách khi cho con bú

Tuy biết rằng tắc tia sữa nổi hạch ở nách sau sinh không nguy hiểm. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe tốt nhất các mẹ cũng không nên quá chủ quan sẽ dễ dẫn các các hệ lụy không mong muốn. Vì thế, khi vừa phát hiện bị nổi hạch ở nách các mẹ bĩm nên nhanh chóng điều trị kịp thời.

Để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé, khi vừa phát hiện ra hiện tượng này các mẹ nên đến ngay trung tâm y tế chuyên khoa gần nhất để thăm khám  và chuẩn đoán mức độ bệnh đúng nhất.

Khi phát hiện các dấu hiệu của nổi hạch các mẹ nên lưu ý massage nhẹ nhàng bầu ngực để giúp quá trình lưu thông tuyến sữa diễn ra tốt hơn. Hoặc cũng có thể nhờ vào sự hỗ trợ của các loại máy hút sữa chuyên dụng

Lưu ý: không sử dụng bất kỳ loại lá nào để đắp lên vùng da ngực.

Các biện pháp phòng ngừa

Để quá trình cho con bú diễn ra suôn sẻ và các mẹ không phải lo lắng quá nhiều về tình trạng tắc sữa nổi hạch ở nách thì phụ nữ nên tìm hiểu và áp dụng các cách ngăn ngừa dưới đây:

Phụ nữ cho con bú bị nổi hạch ở nách
Massage ngực là biên pháp phòng tránh nổi hạch ở nách hiệu quả
  • Massage ngực: thường xuyên nhẹ nhàng dùng 2 ngón tay để massage, vuốt ve bầu ngực để hạn chế tối đa sữa bị vón cục. Đồng thời giúp khai thông những ống sữa đã bị tắc.
  • Khi bị tắc sữa vẫn tiếp tục cho bé bú: các mẹ vẫn nên cho bé bú tiếp khi sữa bị tắc không ra được. Hoặc có thể nhờ hỗ trợ của các máy hút sữa để tránh tình trạng sẽ bị ùn tắc sữa bên trong bầu ngực, dẫn đến sữa bị vón cục.
  • Giữ ấm cho cơ thể: ống sữa sẽ bị co lại nếu cơ thể quá lạnh, làm cho tuyến sữa chảy ra khó khăn hơn. Vì vậy, các mẹ chú ý giữ ấm cho cơ thể và bầu ngực của mình.
  • Nặn sữa thừa: nếu bé bú không hết sữa mẹ cũng nên nặn hết sữa ra tránh tình trạng sữa bị ứ đọng lại bên trong.
  • Vệ sinh sạch sẽ bầu ngực: không chỉ vệ sinh bầu ngực sau khi bé vừa bú xong mà các mẹ cũng nên vệ sinh thường xuyên mỗi ngày để hạn chế tình trạng sữa bị vón cục, giúp bầu ngực thông thoáng hơn.
  • Không nặn sữa quá sớm: tránh tình trạng khi sữa chưa về mà các mẹ lại tác động quá mạnh lên bầu ngực. Như vậy sẽ làm tổn thương và viêm nhiễm lan rộng.
  • Tránh tự ý sử dụng biện pháp đắp lá: hiện nay trên mạng đã có rất nhiều biện pháp dân gian chữa nổi hạch ở nách sau sinh cho các mẹ bằng các loại lá thông dụng. Tuy nhiên vẫn chưa được bất kì chuyên gia nào công nhận về hiệu quả. Ngược lại, nếu không cẩn thận có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tình trạng tắc sữa nổi hạch trầm trọng hơn.
  • Cho bé bú đúng tư thế: tạo ma sát giữa bé và bầu ngực bằng cách kề mặt bé lên ngực.

Trên đây là những thông tin các mẹ cần biết để ngăn ngừa và có biên pháp hợp lý khi gặp phải tình trạng nổi hạch ở nách sau sinh trong giai đoạn cho con bú. Để có một sức khỏe ổn định trong giai đoạn này các mẹ vẫn nên đi thăm khám thường xuyên để hiểu rõ hơn về tình trạng sữa khỏe của mẹ và bé.

Post Comment