Bị ngứa châm chích dưới da nhưng lại không xuất hiện các dấu hiệu như nổi mề đay mẩn ngứa, phát ban hay nổi mụn nước,… Rất có thể nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh là do mắc các vấn đề về da liễu hoặc một số bệnh lý bên trong cơ thể. Để có thể hiểu rõ hơn về các nguyên nhân hình thành triệu chứng ngứa châm chích dưới da cũng như làm thể nào để điều trị dứt điểm loại bệnh này. Hãy cùng Diachiuytin tham khảo một số cách chữa trị hiệu quả thông qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân dẫn đến bị ngứa châm chích dưới da và cách chữa trị dứt điểm
Ngứa châm chích dưới da gây là cảm giác ngứa ngáy sâu trong bên trong da làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Thông thường những dấu hiệu đi kèm sẽ là khô da, da sần sùi và bong tróc, sưng đỏ. Khi gãi hay chà xát mạnh có thể nổi mề đay, mẩn ngứa gây tổn thương da
Ngứa dưới da không giống với hiện tượng da bị ngứa thông thường, vì hiện tượng này cho thấy da đang bị tổn thương bên trong. Dấu hiệu cũng có thể biểu hiện của các bệnh lý như suy thận, suy tuyến giáp, các bệnh về gan, nhiễm giun sán,…
Khi có biểu hiện ngứa ngáy châm chích dưới da, có thể bạn đang gặp các nguyên nhân sau:
Bệnh gan
Đa số các trường hợp mắc các bệnh về gan sẽ có triệu chứng, ngứa ngáy châm chích dưới da. Gan có chức năng đào thải các độc tố, giúp thanh lọc cơ thể, khi chức năng gặp vấn đề sẽ gây ra tình trạng độc tố ứ đọng, lâu dần sẽ truyền qua các mạch máu và bài tiết qua da.
Lúc này da sẽ có hiện tượng châm chích, ngứa ngáy ở dưới da. Bên cạnh dấu hiệu châm chích dưới da, người bị bệnh gan còn các dấu hiệu như da bị vàng vọt, mắt vàng, cơ thể mệt mỏi, nước tiểu có màu sậm, chân bị sưng phù,…
Các bệnh về gan tuy chưa có biện pháp điều trị triệt để, nhưng nếu bệnh được phát hiện sớm sẽ có thể kiểm soát các triệu chứng hiệu quả, trong đó có tình trạng ngứa dưới da.
Rối loạn thần kinh
Hệ thống các dây thần kinh ngoại biên là nơi tiếp nhận tín hiệu cảm giác và là nơi dẫn truyền về não bộ. Khi cơ quan này bị tổn thương do các bệnh như tiểu đường, bệnh zona, đa xơ cứng, bị các xương khớp chèn ép. Sẽ dẫn đến tình trạng dây thần kinh bị rối loạn gây ngứa ngáy, châm chích bên trong da, có thể gây tê bì.
Bị suy thận
Tương tự với gan, thận cũng có chức năng đào thải các độc tố bên trong cơ thể ra ngoài. Khi chức năng thận gặp vấn đề, hay những người bị bệnh thận mãn tính sẽ có dấu hiệu ngứa châm chích dưới da thường xuyên. Các cơn ngứa có thể xuất hiện ở các vùng da trên cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất lưng.
Do các chất độc bị tích tụ lâu ngày và bộc phát qua da nên dẫn đến hiện tượng này. Bệnh nếu được nhận biết và điều trị kịp thời sẽ kiểm soát được các triệu chứng, trong đó có tình trạng ngứa châm chích dưới da.
U lympho tế bào T
Hiện tượng ngứa châm chích dưới da có thể do U lympho tế bào T gây ra. Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu. Dạng tiến triển của Mycosis fungoides là hội chứng Sezary, đây là 2 loại của tế U lympho tế bào T. Bệnh có các biểu hiện sau:
- Mycosis fungoides khiến các tế bào da dày lên, đóng thành lớp vảy, khối u trên da dần phát triển gây ngứa da và viêm loét.
- Hội chứng Sezary gây ra tình trạng phát ban khắp cơ thể, mẩn ngứa rõ rệt hơn kèm theo các dấu hiệu như phù nề, sưng hạch bạch huyết, móng tay và tóc bị thay đổi.
Bệnh cột sống
Khi tủy sống và các dây thần kinh xung quanh bị tổn thương, bị chèn ép, bị viêm sẽ gây ra tình trạng ngứa châm chích dưới da. Tình trạng ngứa thường tập trung ở vùng lưng sau đó lan rộng ra các khu vực lân cận và khắp cơ thể.
Các dây thần kinh bị chấn thương trong quá vận động mạnh, di chuyển, hay ngồi tại chỗ quá lâu,..Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh cơn ngứa kéo dài và các biến chứng nguy hiểm khác.
Tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình điều trị bệnh, có một số loại thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài. Theo các thống kê cho thấy có đến 10% người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau gặp hiện tướng ngứa châm chích dưới da. Bên cạnh đó, một số loại thuốc khác cũng gây ra tình trạng này như:
- Thuốc Hydrochlorothiazide: Thuốc dùng để điều trị các bệnh huyết áp cao, suy tim,…
- Thuốc Estrogen: Thuốc dùng trong các liệu pháp thay thế hormone, điều chế thuốc tránh thai
- Thuốc dùng ức chế men chuyển hóa Angiotensin: Dùng trong điều trị các bệnh lý về tim, huyết áp,…
Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên, hiện tượng ngứa châm chích dưới da còn do các nguyên nhân như:
- Sự tấn công của các ký sinh trùng dưới da
- Bệnh tiểu đường
- Phụ nữ mang thai
- Người bị suy tuyến giáp
- Bệnh HIV/ AIDS
Điều trị ngứa châm chích dưới da bằng biện pháp tại nhà
Tình trạng ngứa dưới da khiến người bệnh bứt rứt, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ. Nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, lâu dần sẽ khiến da bị tổn thương và để lại thâm sẹo gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, ngay khi triệu chứng khởi phát, bạn nên kiểm soát kịp thời.
Các biện pháp điều trị ngứa châm chích dưới da như sau:
- Không gãi mạnh hay chà xát lên vùng da bị tổn thương vì có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Đồng thời, người bệnh cần tránh xa các dị nguyên gây bệnh như phấn hoa, hóa chất, mỹ phẩm, xà phòng có chất tẩy rửa cao,…
- Để làm giảm tình trạng ngứa châm chích khó chịu dưới da, bạn có thể chườm đá lên da từ 10 đến 155 phút, biện pháp này có thể áp dụng cho phụ mang thai, người bị nhiễm nọc độc của côn trùng, rối loạn thần kinh,…
- Kết hợp sử dụng các loại gel Calamine lotion để làm dịu da, giảm tình trạng ngứa ngáy, châm chích.
- Giữ độ ẩm cần thiết cho da bằng cách thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên, uống đủ nước, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp tấm nước yến mạch hay baking soda để phục hồi các tế bào da bị tổn thương, làm mềm và dịu da.
Ngứa châm chích dưới da khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu ngứa châm chích dưới da không chỉ là vấn đề da liễu mà còn tìm ẩn các bệnh lý nguy hiểm. Nếu áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà không cải thiện và nhận thấy các dấu hiệu sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị:
- Ngứa dưới da xảy ra khắp cơ thể
- Ngứa châm chích kéo dài hơn 2 tuần có biểu hiện nặng hơn và không thể đáp ứng các biện pháp điều trị tại nhà.
- Tình trạng ngứa ngáy châm chích dưới da ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và giấc ngủ của người bệnh.
- Đi kèm với các dấu hiệu bất thường như cơ thể thường xuyên mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, sốt, tiêu chảy hoặc táo bón,…
Trong trường hợp này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ trực tiếp chẩn đoán và làm xét nghiệm để tìm ra các nguyên nhân gây bệnh để áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt nhất.
Các biện pháp phòng ngừa ngứa châm chích dưới da
Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị triệu chứng ngứa châm chích dưới da, người bệnh cần quan tâm đến các biện pháp nhằm ngăn ngừa bệnh tái lại và làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, châm chích như sau:
- Tránh áp lực căng thẳng, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Có thể kết hợp tập yoga hay ngồi thiền để kiểm soát căng thẳng tốt hơn.
- Không mặc các loại quần áo bó sát, chất liệu quá dày vì có thể làm tổn thương da, không được thông thoáng.
- Luôn giữ vệ sinh da, chọn các sản phẩm chăm sóc dịu nhẹ, có độ PH phù hợp với da,…
- Tránh xa các chất kích thích, bia rượu, cà phê, trà, thuốc lá, các thực phẩm dễ gây dị ứng, phấn hoa, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc,…
- Giữ ẩm cho da, tránh để da bị không bằng cách uống nhiều nước, dùng kem dưỡng ẩm.
- Không tiếp xúc với mủ nhựa thực vật và côn trùng có nọc độc.
Ngứa châm chích dưới da không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bạn không nên chủ quan, khi có các dấu hiệu của bệnh nên trực tiếp đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- Dị ứng thời tiết: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
- Bị mẩn ngứa lòng bàn tay bàn chân là do đâu? Cách chữa
- Top 10 phòng khám da liễu uy tín tại TPHCM (Bác sĩ giỏi)