Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Một số thống kê cho thấy, thoái hóa đốt sống cổ thường là căn bệnh hay gặp phải ở những người già, người lớn tuổi, tuy nhiên con số này đang có xu hướng dần trẻ hóa. Hiện nay căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ nguyên nhân do đâu, phương pháp điều trị như thế nào, tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết đây.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Triệu chứng chung của căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ bao gồm những cơn đau nhức vai gáy trầm trọng, sau đó dần lan ra hai bả vai, cánh tay, cổ cứng khiến cho việc xoay chuyển trở nên khó khăn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ngày càng suy giảm nhiều khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, nếu điều trị không kịp thời còn có thể dẫn đến khả năng kiểm soát ruột và bàng quang hay thậm chí là tê liệt toàn thân.

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi trung bình thấp hơn rất nhiều và có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân

 

Bệnh chủ yếu gặp ở những người lớn tuổi do liên quan đến các vấn đề lão hóa, do chấn thương hay do sự bất thường của hệ thống xương khớp cùng một số bệnh lý liên quan khác. Tuy nhiên các thống kê hiện nay cho thất, bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, trong đó nhóm người từ 30- 35 tuổi là một trong những độ tuổi mắc bệnh cao nhất.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện ở những người trẻ, cụ thể như sau

  • Ít vận động: Hầu hết những người làm các công việc như văn phòng thường có cu hướng về nhà nghỉ ngơi ngay sau khi hết giờ mà thiếu các hoạt động thể chất. Đây chính là các yếu tố khiến hệ thống xương khớp ngày càng thiếu linh hoạt, các sụn khớp lỏng lẻo dễ đẩy nhanh đến quá trình thoái hóa đặc biệt tại đốt sống cổ.
  • Thừa cân béo phì: có chế độ dinh dưỡng không khoa học, ít vận động khiến cân nặng ngày càng tăng sẽ tạo áp lực lên cột sống, làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống xương khớp, nên không nhanh chóng cải thiện kịp thời sẽ gây thoái hóa đốt sống cổ nhanh chóng.
  • Ngồi làm việc sai tư thế: Ngồi làm việc nghẹo cổ, cong lưng, vẹo lưng lâu ngày làm sai cấu trúc tại cột sống và dẫn tới bệnh. Đồng thời với những người bị cong vẹo lưng làm sai cấu trúc còn rất khó điều trị. Đặc biệt với những người làm những công việc bàn giấy, văn thư, kế toán cần ngồi đánh máy nhiều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Tư thế ngủ sai cách: Ngủ kê gối quá cao, hay quá thấp, gối quá cứng hay quá mềm, ngủ không xoay chuyển mình thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân khiến cổ gáy bị tê mỏi, đau nhức, dễ mắc bệnh.
  • Mang vác nặng: Những người làm công việc như nông dân, công nhân xây dựng phải mang vác nặng thường xuyên tạo áp lực lớn lên cột sống, lâu ngày khiến dẫn tới cổ vai bị đau nhức trầm trọng. Ngoài ra đĩa đệm cũng bị ảnh hưởng trầm trọng và làm chèn ép lên các dây thần kinh khiến xương khớp bị tê buốt, cứng khớp không thể xoay người được.
  • Chấn thương: Những người từng bị chấn thương cột sống hay cổ do tai nạn giao thông hay tai nạn lao động nếu không điều trị dứt điểm để lâu ngày có thể dẫn đến bệnh thường xuyên tái phát và có thể dẫn đến quá trình thoái hóa sớm.
  • Chế độ sinh hoạt dinh dưỡng thiếu khoa học: những người thức khuya, stress mệt mỏi kéo dài, thường xuyên ăn uống đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, sử dụng nhiều rượu bia chất kích thích, thiếu canxi, vitamin D.. đều là những nguyên nhân làm xương khớp ngày càng bị tổn thương nặng nề và gây bệnh nhanh chóng.
  • Do bệnh lý: Những người mắc các bệnh lý liên quan đến hệ thống xương khớp như thoát bị đĩa đệm, gai cốt sống, thoái hóa khớp hay một số bệnh lý khác như tim mạch, huyết ap cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Người bệnh cần phải phát hiện chính nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có thể đưa ra hướng điều trị và khắc phục phù hợp nhanh chóng nhất.

Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Tron giai đoạn đầu các dấu hiệu bệnh thường không quá rõ ràng, những cơn đau chỉ thoáng qua khiến người bệnh đa phần đều chủ quan nghĩ rằng chỉ là triệu chứng tê mỏi thoáng qua nên không điều trị. Bệnh càng để  lâu các cơn đau nhức càng trầm trọng hơn, việc xoay chuyển đầu cổ cũng gặp khó khăn kèm theo các triệu chứng khác như tê mỏi tay chân, đau đầu chóng mặt hay mất cảm giác.

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức, di chuyển cổ khó khăn và khó có thể xoay hay ngửa cổ

Người bệnh cần sớm phát hiện bệnh để có thể điều trị hiệu quả nhanh chóng nhất. Nhìn chung các triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ như sau

  • Cử động cổ gặp khó khăn: Việc cúi đầu, xoay cổ, lắc đầu của người bệnh thường kèm theo tình trạng đau nhức, khó khăn, người bệnh mệt mỏi khó chịu.
  • Cơn đau kéo từ cổ xuống vai: bệnh càng để lâu, cơn đau càng xuất hiện nhiều hơn và có thể lan sang hai bên bả vai, cánh tay, các ngón tay. Người bệnh dần mất cảm giác không thể cầm nắm hay làm việc như bình thường
  • Xuất hiện tình trạng cứng cổ: đây là hiện tượng thường gặp đặc biệt vào sáng sớm, người bệnh thường bị cứng cổ có thể kéo dài đến 30 phút, cổ nghẹo sao một bên không thể cử động được khiến người bệnh vô cùng khó chịu mệt mỏi. Đôi khi tình trang này xuất hiện khiến người bệnh không cử động cổ được mà phải xoay chuyển toàn thân rất nhức mỏi.
  • Trí nhớ giảm sút: Đây cũng là triệu chứng thường gặp ở những người bị thoái hóa cột sống do có liên quan đến sự chèn ép tại các dây thần kinh. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau đầu chóng mặt thường xuyên, trí nhớ giảm sút làm ảnh hưởng rất nhiều chất lượng cuộc sống và công việc hằng ngày.
  • Rối loạn đại tiểu tiện: Đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp do biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ. Người bệnh có thể mất kiểm soát với các hoạt động này làm suy giảm chất lượng cuộc sống trầm trọng.

Ngay khi thấy các triệu chứng sức khỏe bất thường này, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Với những người trẻ, việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ thường có tiên lượng tốt hơn do trong độ tuổi này người bệnh vẫn còn khả năng tự phục hồi và tái tạo lại các sụn khớp bị tổn thương. Nếu phát hiện bệnh sớm trong giai đoạn đầu và điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị bệnh dứt điểm và hạn chế nguy cơ tái phát tối đa.

Điều trị bằng thuốc Tây

Hầu hết với mọi bệnh, việc điều trị bằng thuốc Tây luôn được ưu tiên và nghĩ tới hàng đầu vì có thể nhanh chóng cải thiện các triệu chứng bệnh và phòng ngừa nguy cơ biến chứng hiệu quả. Người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ sử dụng thuốc được bác sĩ chỉ định để đảm bảo kết quả điều trị tốt và nhanh chóng nhất.

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Việc dùng thuốc có thể đem lại hiệu quả giảm đau và ngăn ngừa biến chứng nhanh chóng

Một số loại thuốc thường được chỉ định dùng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ bao gồm

  • Các thuốc giảm đau:  Paracetamol là nhóm thuốc để giảm đau thường được chỉ định sử dụng chủ yếu, đặc biệt với các giai đoạn đầu vì có thể dễ mua, ít tác dụng phụ và giá thành cũng rất ổn định. Một số loại thuốc khác cũng có thể chỉ định như acetaminophen, fentanyl, hydrocodone,…. Trong trường hợp các loại thuốc trên không đem lại tác dụng có thể chỉ định nhóm NSAIDS để giảm đau nhức nhanh chóng, tuy nhiên có khá nhiều tác dụng phụ kèm theo nên bạn cần nhớ chú ý.
  • Nhóm thuốc giảm đau Corticoid: Nhóm thuốc này có thể giảm đau tức thì, có cả đường uống và đường tiêm, tuy nhiên cũng có kèm theo rất nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần chú ý
  • Các thuốc giãn cơ: thường chỉ định Tolperisone, Eperisone, Mephenesin, Methocarbamol,…mục đích của việc dùng thuốc giúp cho các cơ bắp được thư giãn, thả lỏng, giải quyết tình trạng chèn ép các dây thần kinh gây đau nhức.
  • Thuốc đặc trị thoái hóa đốt sống: một số nhóm thuốc đặc trị bệnh được chỉ định nahwmf giảm ngay các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng như Metropole, Carisoprodol, Baclofen, Cyclobenzaprine.
  • Các thuốc chống thoái hóa: một số loại thuốc thường được chỉ định như piascledine, glucosamine sulfate để làm chậm quá trình thoái hóa, ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng nguy hiểm đồng thời kích thích quá trình phục hồi tại sụn khớp hiệu quả hơn.

Như đã nói, các loại thuốc Tây thường kèm theo khá nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định từ đơn thuốc, không tự ý thêm hay giảm liều thuốc hay kết hợp với các loại thuốc khác vì đều có thể gây ra các phản ứng phụ hoặc đem lại kết quả không như mong đợi.

Tuy nhiên cũng cần chú ý hầu hết các loại thuốc chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn, người bệnh không nên lạm dụng kéo dài, đặc biệt với các loại thuốc giảm đau vì thường kèm theo các tác dụng phụ không tốt cho cơ quan nội tạng.

Điều trị bằng Đông Y

Ưu điểm của điều trị bằng Đông y là các dược liệu có nguồn gốc từ tự nhiên nên vô cùng an toàn, không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng được lâu dài và quan trọng là thực sự có đem lại hiệu quả. Do đó rất nhiều người bệnh trong giai đoạn đầu thường tìm đến các bài thuốc y học cổ truyền để cải thiện các triệu chứng đau nhức mệt mỏi do thoát vị cột sống cổ.

Các bài thuốc uống

Người bệnh cần lưu ý các bài thuốc này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh cấp tính bởi hiệu quả bài thuốc tuy có nhưng khá lâu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tìm kiếm đến các nhà thuốc y học cổ truyền uy tín, có lương y khám để quá trình bốc thuốc được phù hợp với từng tình trạng cơ địa của người bệnh.

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị Thạch cao, Cam thảo, Quế chi, Tri mẫu và Ngạnh mễ với một lượng bằng nhau
  • Sắc các dược liệu với 4 chén nước, đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp
  • Chia làm hai phần uống hết trong ngày

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị Hoàng kỳ; Kê huyết đắng;  Quế chi, Cát căn; Sinh khương, Táo tàu, Xích thược và Bạch thược
  • Sắc các dược liệu với 3 chén nước, đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp
  • Chia làm hai phần uống hết trong ngày

Bài thuốc 3

  • Chuẩn bị Ngưu tất, Đan sâm, Thỏ ty tử, Tri mẫu, Bạch thược, Quy bản, Hoàng bá, Đương quy, Tri mẫu.
  • Sắc các dược liệu với 5 chén nước, đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp
  • Chia làm hai phần uống hết trong ngày

Bài thuốc 4

  • Chuẩn bị Tục đoạn, Tam thất, Long, Độc hoạt Và Đỗ trọng.
  • Sắc các dược liệu với 5 chén nước, đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp
  • Chia làm hai phần uống hết trong ngày

Các phương pháp trị liệu

Bên các các bài thuốc uống, Y học cổ truyền còn rất nhiều phương pháp giúp điều trị thoái hóa cột sống cổ hiệu quả khác như châm cứu, bấm huyệt hay xoa bóp. Các phương pháp này tận dụng các kinh huyệt trong cơ thể để giải quyết nguyên nhân đau nhức từ bên trong mà không cần dùng thuốc.

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Châm cứu là phương pháp có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả

Hiệu quả các phương pháp này thực sự là có vì đã được dân gian ứng dụng từ xưa đến nay. Tuy nhiên người bệnh cần thực hiện tại những nơi có am hiểu thực sự về huyệt đạo nhằm điều trị an toàn tuyệt đối, bởi khi châm cứu hay ấn huyệt sai vị trí có thể gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm khác, thậm chí là tử vong.

Tốt nhất người bệnh nên đến các trung tâm y học cổ truyền lớn, có uy tín để bảo vệ cho chính sức khỏe của bản thân. Hiện nay các bệnh viện cũng có các chuyên khoa về y học cổ truyền riêng, bạn có thể thăm khám tại đây để vừa đảm bảo an toàn vừa được kiểm tra chính xác tình trạng bệnh trước khi tiến hành điều trị.

Vật lý trị liệu

Trong trường hợp bệnh kéo dài lâu ngày khiến khả năng vận động, chuyển động tại cổ vai gái của người bệnh bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp vật lý trị liệu bằng các thiết bị chuyên dụng. Một số phương pháp dược chỉ định như nắn chỉnh cột sống, kéo dãn đốt sống cổ hay kết hợp với các liệu pháp nhiệt.

Mục đích của phương pháp này là đưa cấu trúc cột sống về lại vị trí ban đầu đồng thời kích thích quá trình tự phục hồi tại đây diễn ra nhanh chóng hơn. Từ đó các tổn thương tại cột sống cổ dần được phục hồi, giảm nhanh tình trạng đau nhức cho người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định các bài tập để phục hồi chức năng vận động hiệu quả hơn. Các bài tập này thường sẽ có bác sĩ chuyên môn hướng dẫn luyện tập tại bệnh viện để đảm bảo có các dụng cụ hỗ trợ chuẩn xác và an toàn nhất.

Tuy nhiên hầu hết vật lý trị liệu chỉ có tại một số bệnh viện có chuyên khoa lớn về xương khớp, người bệnh nên tham khảo thêm về các cơ sở dự định chữa bệnh.

Điều trị tại nhà

Với những trường hợp bệnh chưa quá trầm trọng, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp có thể giảm đau tại nhà đơn giản để không cần lạm dụng quá mức các loại thuốc giảm đau. Kết hợp với chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng điều độ sẽ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện, đồng thời phòng tránh nguy cơ tái phát sau điều trị đáng kể.

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Người bệnh có thể áp dụng chườm nóng hay chườm lạnh tại nhà để giảm đau mà không càn dùng thuốc

Một số phương pháp người bệnh có thể tham khảo như

  • Chườm nóng/ lạnh: với những cơn đau xuất hiện bất ngờ gây đau nhức, người bệnh có thể bọc vài cục đá lạnh hoặc dùng túi nước ấm từ 40- 45 độ lên vị trí đau nhức có thể giảm đau nhanh chóng mà khoogn cần dùng thuốc.
  • Tắm nước ấm: người bệnh tắm nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp các cơ thư giãn, cải thiện tình trạng chèn ép các dây thần kinh từ đó giảm tần suất cơn đau xuất hiện và có thể ngủ ngon hơn.
  • Sử dụng các bài thuốc từ thảo dược: Dùng lá ngải cứu, lá lốt giã nát sao khô với muối hay giấm rồi đắp lên vị trí đau nhức cũng có thể ức chế cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, dân gian còn hay dùng các thảo dược ngâm thuốc xoa bóp điều trị đau nhức xương rất tốt.

Điều trị ngoại khoa

Với các tình trạng bệnh quá nặng đã tiến đến giai đoạn mất kiểm soát tiểu tiện, cơ thể tê liệt không thể vận động việc phẫu thuật có thể bắt buộc phải chỉ định để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác. Những phương pháp thường được chỉ định bao gồm

  • Phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm bị thoái hóa
  • Cắt bỏ một phần đốt sống cổ
  • Phẫu thuật ghép xương hoặc phần cứng
  • Phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo

Sau phẫu thuật, khả năng vận động linh hoạt của người bệnh có thể không đảm bảo 100% như ban đầu đồng thời vẫn có nguy cơ tái phát nên người bệnh không nên chủ quan.

Phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ lúc nào đặc biệt với những người làm công việc văn phòng hay những người làm việc nặng quá nhiều. Bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần có biện pháp phòng tránh càng sớm càng tốt. Bạn cần chú ý những vấn đề sau để phòng tránh bệnh hiệu quả

  • Hạn chế mang vác quá nặng, nếu vì tính chất công việc nên dành thời gian nghỉ ngơi, kiểm tra thư giãn các khớp xương tốt hơn
  • Những người làm các công việc văn phòng nên đừng lên thư giãn khoảng 30- 60 phút/ lần giúp cho các cơ cảm giác thoải mái hơn
  • Sinh hoạt và làm việc đúng thư thế, sử dụng các loại ghế chiều cao phù hợp
  • Giảm cân trong trường hợp cần thiết
  • Có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường canxi, vitamin D, kali cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết khác có trong thực phẩm để hệ thống xương khớp luôn được khỏe mạnh
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm cản trở hấp thụ canxi và phá hủy xương như nội tạng động vật, rượu bia, các chất kích thích hay đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Không vặn cổ hay ấn cổ vì có thể vô cùng làm trật khớp nếu không thực hiện đúng cách
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao phù hợp để cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng, cho xương khớp dẻo dai hơn và hạn chế nguy cơ mắc bệnh
  • Thường xuyên xoa bóp massage nhẹ nhàng cho khu vực vai, cổ, gáy
  • Với những người có tiền sử mắc các bệnh lý khác cần điều trị dứt điểm.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết giúp giải đáp băn khoăn Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ nguyên nhân do đâu và điều trị thế nào, hy vọng đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây bệnh và có hướng tăng cường sức khỏe phù hợp.

Post Comment