Bị ngứa mũi và hắt hơi là một trong những triệu chứng cảnh báo chúng ta đang gặp các vấn đề về sức khỏe. Vì vậy mọi người phải kiểm tra lại lại tổng quát cơ thể kịp thời có các biện pháp điều trị dứt điểm. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân của triệu chứng bị ngứa mũi và hắt hơi ở nhiều người
Bị ngứa mũi và hắt hơi là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh viêm mũi dị ứng. Các dấu hiệu này thường xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh và khiến cho người mắc phải gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngứa mũi và hắt hơi thì rất đa dạng. Nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng thì hiện tượng này có thể khởi phát bởi các yếu tố sau:
- Đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp: Người đang gặp các vấn đề về viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… thường sẽ có triệu chứng như: ngứa mũi, hắt hơi, đau ngứa vùng xoang mũi, nghẹt mũi, phát ban, cơ thể luôn trong trạng thái khó chịu.
- Thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng: Lông thú nuôi (mèo, chó, thỏ,…), phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, khói bếp,… là những dị nguyên có khả năng gây kích ứng lớn. Người có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với các tác nhân này sẽ bị ngứa mũi và hắt hơi, phát ban nhiều vùng trên cơ thể, thường xuyên bị ngứa ngáy và đau rát các cơ quan hô hấp.
- Sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm: Theo thống kê, người sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và hóa chất sẽ rất dễ bị ngứa mũi và hắt hơi. Điều này là do trong điều kiện đó, các vi khuẩn, nấm và virus có cơ hội xâm nhập và gây hại cho cơ thể nhiều hơn bình thường.
- Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu: Hệ miễn dịch bị suy yếu có thể làm cho hàng rào bảo vệ và phòng ngự của cơ thể bị lung lay. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại, nó không còn đủ sức để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Thay vào đó sẽ tạo thuận lợi cho chúng tấn công vào trong người và gây bệnh.
- Những yếu tố gây ngứa mũi và hắt hơi khác: Dị ứng thực phẩm (hải sản, thịt gà, thịt bò, sữa,…), phản ứng phụ của khi dùng thuốc (thuốc gây mê, kháng sinh,…), dị ứng thời tiết (thường là do trời quá lạnh),… là những yếu tố có khả năng gây ngứa mũi và hắt hơi cao ở con người.
Bị ngứa mũi và hắt hơi có nguy hiểm không?
Bị ngứa mũi và hắt hơi là một tình trạng bệnh phổ biến có liên quan đến các vấn đề về hô hấp. Chúng có thể khởi phát ở mọi đối tượng, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch bị suy yếu. Đối với những ai có cơ thể khỏe, sức đề kháng mạnh sẽ ít gặp tình trạng này hơn.
Bị ngứa mũi và hắt hơi không gây nguy hiểm quá nhiều cho người mắc phải. Thông thường, chúng chỉ khiến bệnh nhân gặp cảm giác không thoải mái và khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày. Nhưng không vì thế mà mọi người được chủ quan bởi nếu tình trạng này kéo dài nó có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng như: Khó thở, viêm tai giữa, rối loạn giấc ngủ, xước giác mạc, giảm thị lực, hen suyễn, viêm thanh quản, viêm họng, viêm xoang,…
Khi phát hiện các triệu chứng bất thường trong cơ thể, người bệnh nên lập tức đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàn và làm những xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh. Từ đó, có phác đồ điều trị phù hợp nhất, giúp bệnh nhân sớm khỏi bệnh và nhanh quay trở lại cuộc sống bình thường.
Cách chữa dứt điểm khi bị ngứa mũi và hắt hơi
Bị ngứa mũi và hắt hơi sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn nếu được điều trị đúng phương pháp. Dưới đây là 3 cách có thể chữa dứt điểm tình trạng này, người bệnh có thể tìm hiểu và áp dụng thử nếu thấy phù hợp.
1. Áp dụng mẹo dân gian
Đa số các bệnh lý nhẹ về đường hô hấp như bị ngứa mũi và hắt hơi đều có thể chữa khỏi tại nhà bằng mẹo dân gian. Đây là cách làm đơn giản nhất, giúp mọi người tiết kiệm được kha khá thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, nếu sau 3 – 5 ngày áp dụng mà không thấy tình trạng bệnh thuyên giảm thì nên ngưng ngay và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ hiệu quả hơn.
- Trà hoa cúc mật ong
Nguyên liệu: 200 gram hoa cúc (vàng hoặc trắng), mật ong, đường phèn, bạc hà, cam thảo, mạch môn và nước sạch.
Cách thực hiện: Cho hoa cúc và một lượng vừa đủ đường phèn, bạc hà, cam thảo, mạch môn và nước sạch vào nồi. Nấu sôi hỗn hợp trong khoảng 70 phút hoặc đến khi nước cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Chờ hợp chất nguội hẳn thì cho mật ong vào ninh đến khi hòa quyện và kết dính với nhau thì ngưng nấu.
Cách dùng: Cho hỗn hợp trà hoa cúc mật ong ra ly, sau đó thêm vài lát chanh và 1 muỗng mật ong vào, khuấy đều lên rồi uống 2 lần/ngày (vào sáng và tối). Có thể dùng chung với nước ấm để thông cổ họng và tăng hiệu quả điều trị ngứa mũi, hắt hơi.
- Trà gừng và quế
Nguyên liệu: 1 muỗng cà phê gừng băm nhuyễn, 1 miếng quế (loại nhỏ), 1 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng mật ong và nước lọc.
Cách thực hiện: Cho phần gừng và quế đã chuẩn bị vào nồi rồi đun sôi trong 20 phút. Sau đó tắt bếp và lọc lấy nước cốt ra ly. Thêm nước cốt chanh và mật ong vào rồi dùng muỗng khuấy đều cho chúng hòa quyện với nhau. Tranh thủ uống khi còn ấm để đạt kết quả chữa trị tốt nhất.
- Trà bạc hà và mật ong
Nguyên liệu: 10 lá bạc hà (sử dụng loại còn tươi, không bị hư hại), 1 muỗng mật ong và nước sôi.
Cách thực hiện: Lá bạc hà rửa sạch và ngâm sơ trong nước muối (mục đích là để diệt khuẩn, sát trùng). Sau đó cho vào bình trà hãm trong 15 phút để lá bạc hà ra hết tinh dầu và hoạt chất. Tiếp đến, rót nước trà ra ly và thêm mật ong vào để uống. Có thể sử dụng thay cho nước uống hằng ngày, rất tốt cho sức khỏe.
2. Sử dụng thuốc tây
Sử dụng thuốc tây là phương pháp chữa tình trạng ngứa mũi và hắt hơi được giới chuyên môn đánh giá cao. Theo đó, người bệnh sẽ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê các loại thuốc phù hợp giúp nhanh hồi phục lại sức khỏe. Nhưng nhớ lưu ý là phải dùng đúng hướng dẫn và liều lượng đã được chỉ định, không tự ý sử dụng quá nhiều lần trong ngày hoặc ngưng thuốc ngang để tránh tình trạng gặp tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc kháng Histamine
Tác dụng: Ức chế các phản ứng của Histamine gây ra cho cơ thể như: ngứa mũi, hắt xì, phát ban, ho, khó thở,… Thuốc hoạt động theo cơ chế làm suy giảm hoạt tính của các thụ thể histamine trên cơ trơn mạch máu, dây thần kinh, tế bào mast, tế bào tuyến, tế bào nội mô hoặc sẽ chặn đứng sự liên kết của histamine với các thụ thể của nó.
Các loại thuốc tiêu biểu: Peritol Cyproheptadin Hydroclorid 4mg, Fexofenadine HCl 60mg, Allergex Acrivastine 8mg, Rhinopront® Kombi Tabletten, Diphenhydramine Hydrochloride,…
- Thuốc xịt mũi
Tác dụng: Giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi và giảm nhanh tình trạng viêm ở vùng xoang mũi. Đồng thời, hỗ trợ người bệnh làm lành và sớm phục hồi tổn thương. Từ đó, sức khỏe sẽ được cải thiện tốt hơn và mau chóng quay lại được nhịp sống bình thường.
Các loại thuốc tiêu biểu: Avamys Fluticasone Furoate, Benita Budesonide, Meseca Fluticasone Propionate, Flixonase Aqueous Nasal, Agerhinin (Ageratum conyzoides L.),…
3. Dùng thuốc Đông y
Từ xa xưa, phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Đông y đã được nhiều người tin tưởng và chọn lựa bởi nó đem đến hiệu quả cao và có thể dứt điểm được căn nguyên gây bệnh. Từ đó giúp chứng ngứa mũi và hắt hơi cải thiện một cách từ từ, an toàn và hạn chế được tối đa khả năng bệnh tái phát trở lại.
- Bài thuốc 1: Dùng để điều trị cho người bị ngứa mũi và hắt hơi theo đợt, nước mũi chảy nhiều (màu trong), nghẹt mũi, người hay ớn lạnh
Nguyên liệu cần có: 12 gram ké đầu ngựa, 12 gram bèo cái (không rễ), 10 gram kinh giới, 10 gram bạch chỉ, 10 gram mã đề, 8 gram hành trắng, 6 gram gừng, 6 gram quế chi và 3 quả đại táo.
Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi đem đi nấu với 600ml nước sạch. Đun sôi cho thuốc sắc lại còn khoảng 1/2 thì tắt bếp. Sau đó chia nước thuốc thành 2 phần dùng trong ngày và uống trước bữa ăn.
- Bài thuốc 2: Thích hợp cho người bị ngứa mũi và hắt hơi có kèm theo mệt mỏi cơ thể
Nguyên liệu cần có: 12 gram mã đề, 12 gram ké đầu ngựa, 12 gram đẳng sâm, 12 gram kinh giới, 12 gram ý dĩ sao, 12 gram rễ đinh lăng, 12 gram đậu ván (sao vàng), 8 gram bạc hà, 8 gram bạch chỉ và 6 gram ngũ vị.
Cách thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm nấu cùng với một lượng nước vừa đủ. Đun sôi hỗn hợp đến khi dược liệu ra hết hoạt chất và sắc lại thì tắt bếp. Chia nước thuốc ra làm 3 lần uống vào 3 bữa chính trong ngày để đạt hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất.
- Bài thuốc 3: Được sử dụng khi người bệnh bị ngứa mũi, hắt hơi thường xuyên, dịch mũi trong và chảy ra ngoài nhiều
Nguyên liệu cần có: 12 gram đậu ván, 12 gram ké đầu ngựa, 12 gram bèo cái, 12 gram đinh lăng, 10 gram vỏ sầu riêng, 8 gram cam thảo nam, 8 gram lá lốt, 8 gram kim ngân hoa và 8 gram kinh giới.
Cách thực hiện: Sau khi mua về thì cẩn thận kiểm tra lại các vị thuốc, nếu không bị sâu mọt thì cho vào nồi nấu cùng 750ml nước lọc. Đợi cho nước sôi và sắc lại còn khoảng 1/3 thì tắt bếp. Chờ nước thuốc bớt nóng thì chia làm 2 lần uống trong ngày (không để qua đêm).
Lời khuyên cho người hay bị ngứa mũi và hắt hơi
Bị ngứa mũi và hắt hơi rất dễ khởi phát khi gặp các yếu tố thuận lợi nên người bệnh cần chú ý những điều sau:
- Trước khi áp dụng bất kì phương pháp nào để chữa chứng ngứa mũi và hắt hơi thì cũng cần tham khảo trước qua ý kiến chuyên gia/bác sĩ/thầy thuốc. Điều này sẽ giúp bệnh nhân vừa điều trị đạt kết quả cao, vừa đem đến sự an toàn nhất cho sức khỏe.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các dị nguyên có thể khiến cơ thể bị kích ứng như: bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, lông vật nuôi,… Khi đến những nơi bị ô nhiễm phải luôn mang khẩu trang và mặc đồ kín đáo để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây bệnh.
- Cung cấp đủ lượng nước và vitamin cần thiết cho cơ thể. Đó có thể là nước lọc, nước ép trái cây, cá hồi, rau xanh,… những thứ mà sẽ giúp con người tăng cường được hệ miễn dịch để chống lại nhiều nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời tránh xa các loại tôm cua, thịt bò, thịt gà,… nếu không muốn bị dị ứng, ngứa mũi và hắt hơi.
- Thay đổi thói quen sống, thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây hại tốt hơn. Ngoài ra, việc này sẽ giúp người bệnh có cơ thể khỏe khoắn, tinh thần thoải mái và vui vẻ hơn.
- Nhà cửa và nơi làm việc phải luôn được dọn dẹp sạch sẽ để tránh vi khuẩn trú ẩn khiến người bệnh bị ngứa mũi và hắt hơi. Đồ dùng cá nhân như khăn tắm, mùng mền, chiếu gối phải thường xuyên vệ sinh hoặc thay mới, điều này sẽ giúp hạn chế bệnh tái phát.
Tóm lại, bị ngứa mũi và hắt hơi có thể khỏi rất nhanh nếu được chăm sóc và điều trị đến nơi đến trốn. Vì vậy, khi mắc phải người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn biện pháp chữa trị phù hợp nhất. Hạn chế việc tự điều trị tại nhà để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.