Bệnh trĩ ở trẻ em vốn là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm vì chúng thường xuất hiện khi chứng táo bón kéo dài trong một thời gian. Vì vậy mà theo thời gian, các tĩnh mạch trực tràng – hậu môn bị chùng giãn, sưng phồng. Những hiện tượng sẽ làm cho bé thường xuyên ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn. Chính vì vậy ngay khi phát hiện bệnh trĩ ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần chủ động đưa bé đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời nhằm dứt điểm căn bệnh một cách nhanh chóng tránh việc phát sinh các biến chứng ngoài ý muốn.
Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em
Bệnh trĩ vốn là tình trạng y tế phổ biến ở mọi đối tượng, độ tuổi. Khi mắc phải bệnh lý này, các tĩnh mạch xung quanh trực tràng dưới và hậu môn sẽ bị sưng phồng, chùng giãn. Bệnh trĩ ở người trưởng thành bắt nguồn từ chế độ ăn uống nghèo chất xơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế, không lành mạnh.
Trong khi đó, thông thường, bệnh trĩ ở trẻ em chủ yếu liên quan đến chứng táo bón mạn tính không được điều trị tận gốc cùng chế độ ăn uống – vận động thiếu khoa học, hợp lý. Những nguyên nhân này khiến phân của bé trở nên khô cứng và khó đào thải khỏi hậu môn. Bệnh trĩ ở trẻ em gây ra những cơn đau rát khó chịu đi kèm triệu chứng chảy máu mỗi lần đại tiện.
Tương tự bệnh trĩ của người lớn, bệnh trĩ ở trẻ em được chia thành ba dạng, bao gồm:
- Trĩ nội: Búi trĩ nội hình thành bên trong ống hậu môn nên rất khó quan sát. Phụ huynh chỉ có thể nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em thông qua hiện tượng trẻ đi tiêu ra máu hoặc trẻ bị ngáy ngứa, đau rát ở vùng hậu môn.
- Trĩ ngoại: Búi trĩ ngoại xuất hiện bên ngoài hậu môn của bé. Vì vậy, cha mẹ có thể dễ dàng quan sát và phát hiện bệnh lý.
- Trĩ hỗn hợp: Búi trĩ hỗn hợp tồn tại cả bên trong lẫn bên ngoài hậu môn. Đây là dạng trĩ tương đối nghiêm trọng, có thể khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em
Di truyền, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón) kéo dài, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, trẻ uống ít nước, bé ngồi bô quá lâu, căng thẳng thần kinh, khu vực hậu môn của con trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách… chính là những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trĩ ở trẻ em.
Di truyền
Theo thống kê, trẻ em có cha mẹ từng bị bệnh trĩ dễ mắc phải chứng bệnh này hơn những đứa trẻ khác. Bên cạnh đó, một số bé bị bệnh trĩ khi còn rất nhỏ vì bị suy van tĩnh mạch bẩm sinh.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Hệ thống tiêu hóa của trẻ em vẫn đang phát triển và chưa thực sự hoàn thiện. Do đó, con trẻ rất dễ mắc rối loạn tiêu hóa, điển hình là chứng tiêu chảy và táo bón. Bệnh táo bón lâu ngày có thể gia tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn mỗi khi bé đi tiêu, cuối cùng hình thành búi trĩ.
Trong khi đó, khi bị tiêu chảy, con yêu phải đại tiện liên tục. Điều này cũng vô tình tạo nên áp lực lớn tại vùng chậu, khiến các tĩnh mạch nơi đây chùng giãn, sưng phồng.
Bé ngồi bô quá lâu
Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em. Bạn có biết, cơ hậu môn của trẻ em vẫn còn khá yếu, cấu trúc xương chậu tương đối lỏng lẻo. Nếu bé ngồi bô quá lâu, vùng trực tràng – hậu môn buộc phải chịu đựng áp lực rất lớn. Lâu dần, các tĩnh mạch bắt đầu sa giãn, dẫn đến sự xuất hiện của búi trĩ cùng nhiều cơn đau rát khó chịu.
Căng thẳng thần kinh
Những vấn đề về tâm lý – tình cảm có thể tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến cảm xúc non nớt cùng thế giới nội tâm vừa thành hình của con như: áp lực thi cử, cha mẹ bất hòa, chuyện chuyển trường, bạo lực học đường (bắt nạt, cô lập)…
Điều này khiến não bộ sản sinh một số chất ức chế hoạt động của hệ tiêu hóa, hạn chế khả năng co giãn các cơ vùng hậu môn. Đây là điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ ở trẻ em khởi phát.
Chế độ ăn nghèo chất xơ
Chất xơ có nhiệm vụ tạo khối phân, tăng cường nhu động ruột, đồng thời hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố. Trái cây và rau xanh là hai loại thực phẩm an toàn và giàu chất xơ nhất mà chúng ta cần dung nạp hàng ngày. Tuy nhiên, trẻ em thường không thích ăn rau quả. Do đó, các bé dễ bị táo bón kéo dài, sau đó bệnh trĩ hình thành.
Trẻ uống ít nước
Nước lọc có khả năng làm mềm phân, bôi trơn hệ tiêu hóa, tham gia vào quá trình tuần hoàn máu, đồng thời hỗ trợ các cơ quan khác hoạt động trơn tru, hiệu quả. Nếu bị thiếu nước, con yêu dễ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh trĩ ở trẻ em.
Bé ít vận động
Ngày nay, trẻ em tiếp xúc nhiều hơn với tivi, máy tính bảng, điện thoại thông minh và thường xuyên ngồi yên, nằm lì một chỗ. Thói quen lười vận động gây suy giảm quá trình tuần hoàn máu tới vùng hậu môn cũng như hình thành nhiều áp lực lên các tĩnh mạch tại khu vực này.
Vùng hậu môn của con được vệ sinh không sạch sẽ
Trong nhiều trường hợp, việc phụ huynh chỉ dùng khăn giấy lau chùi mà không rửa sạch hậu môn mỗi khi đi vệ sinh khiến bé dễ bị vi khuẩn tấn công. Hậu quả là con yêu có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe như: bệnh trĩ, rò hậu môn, áp xe hậu môn, nhiễm trùng hậu môn.
Viêm nhiễm đường tiêu hóa
Viêm đại tràng co thắt, viêm đại trực tràng… là một số bệnh lý đường tiêu hóa có thể dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em, nhất là trĩ nội.
Triệu chứng của bệnh trĩ ở trẻ em
Theo các chuyên gia, bệnh trĩ ở trẻ em dưới 3 tuổi thường không có biểu hiện cụ thể. Các bậc phụ huynh có thể vô tình phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé. Thế nhưng, trong một số trường hợp, trẻ cũng xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Quấy khóc thường xuyên khi đại tiện
- Hậu môn nhô ra và hơi sưng, đặc biệt là khi đi tiêu
- Hậu môn sẽ bình thường trở lại khi con yêu ngừng đại tiện
- Đi tiêu ra máu hay máu dính trên bề mặt phân (hiện tượng này thường không phổ biến)
Trong khi đó, các triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên khá rõ ràng với các biểu hiện như:
- Ngứa ngáy vùng hậu môn, chảy máu liên tục, có cảm giác khó chịu khi đại tiện
- Xuất hiện vết máu trên phân hoặc giấy vệ sinh (tình trạng này có thể liên quan đến sự nứt vỡ mạch máu vùng hậu môn, xuất huyết tiêu hóa hay chảy máu trực tràng)
- Hậu môn tiết chất nhầy khiến khu vực này ẩm ướt và có mùi hôi. Triệu chứng này khiến hậu môn bị ngứa ngáy và kích thích liên tục
- Bé đại tiện lâu hơn và thường bị đau rát, một số trẻ tránh đi tiêu nhằm hạn chế cơn đau
- Búi trĩ xuất hiện bên ngoài hậu môn (dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh trĩ ngoại ở trẻ em)
Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh trĩ bằng cách kiểm tra bên trong hoặc quan sát bên ngoài hậu môn. Tuy nhiên, vì búi trĩ nội ở trẻ em khá mềm và khó đánh giá trực tiếp nên bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng dụng cụ y tế chuyên dụng để quan sát bên trong.
Đối với các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu con yêu thực hiện một số xét nghiệm nội soi nhằm kiểm tra toàn bộ đường ruột và đại tràng.
Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Chế độ ăn uống nghèo chất xơ với nhiều thức ăn nhanh và đồ ăn giàu dầu mỡ chính là lý do dẫn đến chứng táo bón lâu ngày, tiền đề của bệnh trĩ ở trẻ em. Nếu bé phàn nàn về tình trạng đau rát khó chịu sau mỗi lần đại tiện thì phụ huynh nên chủ động đưa con em đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời, hiệu quả.
Nhìn chung, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh trĩ ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể về mặt lâu dài, từ đó tác động tiêu cực tới quá trình tăng trưởng toàn diện của con yêu. Bệnh lý này thường khiến bé quấy khóc, đau nhiều và suy nhược cơ thể kéo dài.
Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều chứng bệnh liên quan hình thành và phát triển. Với triệu chứng điển hình là đau rát và chảy máu hậu môn mỗi lần đại tiện, bệnh trĩ ở trẻ em có thể khiến bé bị phù thũng, sa búi trĩ ra ngoài, mất máu, nhiễm trùng nặng… Hai biến chứng phổ biến nhất của vấn đề này là:
- Tắc nghẽn hậu môn: Nếu sưng to và phát triển quá lớn, búi trĩ sẽ chèn ép lỗ hậu môn, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hậu môn và làm bé khó đi tiêu. Vì phân không được đào thải ngay ra bên ngoài nên cơ thể sẽ tái hấp thu nhiều vi khuẩn và chất độc của phân vào ruột già. Trong một số trường hợp khác, tình trạng tắc nghẽn hậu môn kéo theo sự tắc nghẽn trực tràng, dẫn đến cảm giác đau đớn, khó chịu cùng triệu chứng sốt cao.
- Bội nhiễm vi khuẩn: Khi ngứa ngáy, trẻ sẽ gãi ngứa ngay lập tức. Thói quen này khiến hậu môn sưng viêm, tấy đỏ, làm tổn thương búi trĩ cũng như vô tình làm vết thương chảy máu. Lúc đó, vi khuẩn đường ruột sẽ tận dụng thời cơ để xâm nhập vào máu, gây nên chứng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, bệnh trĩ ở trẻ em có thể liên quan đến nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa khác như:
- Viêm loét đại tràng: Căn bệnh mạn tính này có thể gây viêm trực tràng hoặc ruột già. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm loét đại tràng là: đau bụng, tiêu chảy ra máu và căng thẳng khó chịu khi đại tiện.
- Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích rất phổ biến ở nước ta, thường được biểu hiện dần dần ngay từ lúc bé còn nhỏ. Triệu chứng điển hình của chứng bệnh này bao gồm: đầy hơi, thay đổi thói quen đi tiêu, đau bụng mạn tính…
- Hội chứng polyp vị thành niên: Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Hội chứng polyp vị thành niên có thể hình thành các khối u trong ruột non, ruột già và dạ dày, đồng thời gây tiêu chảy, chảy máu, thiếu máu, đau bụng…
- Bệnh crohn: Bệnh crohn là bệnh lý mạn tính đang ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng nửa triệu người Việt. Vấn đề này xuất hiện khi niêm mạc đường tiêu hóa bị viêm nhiễm. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh crohn bao gồm: đau bụng, tiêu chảy, sốt cao, đại tiện ra máu, sụt cân…
Phương pháp điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
Trong đa số trường hợp, bệnh trĩ ở trẻ em có thể được cải thiện tại nhà bằng cách thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống. Với mong muốn hạn chế tối đa rủi ro và biến chứng, bác sĩ chuyên khoa hiếm khi chỉ định điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa.
Cải thiện bệnh trĩ ở trẻ em tại nhà
Ngâm và tắm bằng nước ấm, tăng cường vận động, bổ sung chất xơ, chườm nóng, xông hơi… là những cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em tại nhà an toàn và hiệu quả.
Ngâm và tắm bằng nước ấm
Đây là một trong những biện pháp xử trí đơn giản, dễ dàng và tiết kiệm nhất khi trẻ gặp phải vấn đề này. Sau khi ngâm – tắm bé với nước ấm, bạn cần nhẹ nhàng lau khô hậu môn của con bằng một chiếc khăn sạch sẽ, mềm mại.
Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống
Không chỉ hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, chất xơ còn giảm thiểu các cơn đau nhức của bệnh trĩ cũng như phòng tránh chứng táo bón vô cùng hiệu quả. Do đó, bạn nên chủ động tăng cường ngũ cốc, trái cây, rau xanh… vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bé.
Khuyến khích con thường xuyên vận động
Vận động là một trong những giải pháp hàng đầu góp phần điều hòa nhu động ruột. Vì vậy, thói quen lành mạnh này có thể đẩy lùi triệu chứng và ngăn ngừa bệnh trĩ ở trẻ em. Đi bộ, chạy bộ, bơi lội… chính là những bộ môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi của con yêu. Trái lại, bộ môn chạy xe đạp có thể khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn đáng kể.
Chườm lạnh vùng hậu môn
Sau khi vệ sinh hậu môn của con thật cẩn thận, cha mẹ bọc vài viên đá trong khăn mềm rồi nhẹ nhàng chườm lên khu vực này. Lúc đó, hơi lạnh sẽ tác động đến các tế bào, góp phần giảm nhanh cảm giác đau rát khó chịu.
Tận dụng rau diếp cá:
Với đặc tính kháng viêm, sát trùng mạnh mẽ, rau diếp cá có công dụng giảm sưng, thanh nhiệt, giải độc, hạn chế nhiễm trùng và ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn. Thêm vào đó, hai hoạt chất quercetin và isoquercetin còn hỗ trợ làm bền thành mạch, thu nhỏ búi trĩ và phòng ngừa chứng bệnh này. Phụ huynh có thể giúp con em cải thiện triệu chứng bằng cách:
Cách 1
- Chuẩn bị 500g rau diếp cá tươi và một chút muối hạt
- Rửa sạch thảo dược với nước muối pha loãng
- Giã nhuyễn toàn bộ rau diếp cá cùng muối hạt
- Giữ lại phần bã và loại bỏ phần nước
- Vệ sinh hậu môn của trẻ cẩn thận
- Nhẹ nhàng đắp bã rau diếp cá lên hậu môn của con
- Cố định bằng băng gạc
- Giữ nguyên khoảng 30 phút
- Rửa lại hậu môn bằng nước ấm
Cách 2
- Chuẩn bị 200g rau diếp cá tươi
- Rửa sạch vị thuốc với nước muối pha loãng
- Nấu sôi toàn bộ rau diếp cá trong 1 lít nước sạch cho đến khi dung dịch chuyển thành màu vàng
- Vệ sinh hậu môn của bé kỹ lưỡng rồi lau khô bằng khăn mềm
- Đổ nước ra thau
- Hướng dẫn con đặt mông phía trên mặt thau với khoảng cách hợp lý
- Lấy khăn lớn trùm kín hậu môn con và thau nước nóng
- Xông hơi cho đến khi nước không còn bốc khói
- Tận dụng dung dịch này để ngâm rửa hậu môn bé khi nước nguội hoàn toàn
- Áp dụng đều đặn hàng ngày
Sử dụng lá trầu không
Lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, chống nấm, tiêu viêm, cầm máu, sát trùng và giảm ngứa rát vô cùng hiệu nghiệm. Vì vậy, loại dược liệu này luôn có mặt trong các bài thuốc điều trị viêm nhiễm, lở loét và chữa lành vết thương.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 15 lá trầu không tươi
- Rửa sạch thảo dược với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Nấu tất cả lá trầu không và muối hạt với một lượng nước vừa đủ trong vòng 5 phút
- Vệ sinh hậu môn của trẻ cẩn thận rồi lau khô bằng khăn mềm
- Hướng dẫn con đặt mông phía trên mặt thau với khoảng cách hợp lý
- Lấy khăn lớn trùm kín hậu môn con và thau nước nóng
- Xông hơi cho đến khi nước không còn bốc khói
- Tận dụng dung dịch này để ngâm rửa hậu môn bé khi nước nguội hoàn toàn
- Thực hiện đều đặn hàng ngày
Dùng lá cúc tần
Lá cúc tần có tác dụng cầm máu, giảm đau, chống viêm, sát trùng và tái tạo những vị trí tổn thương của bệnh trĩ.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị lá lốt, lá sung, lá ngải cứu, lá cúc tần và củ nghệ
- Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu với nước muối pha loãng rồi để ráo
- Nấu sôi tất cả vị thuốc
- Đổ nước vào thau
- Vệ sinh hậu môn bé sạch sẽ bằng nước muối sinh lý rồi lau khô bằng khăn mềm
- Hướng dẫn con đặt mông phía trên mặt thau với khoảng cách hợp lý
- Lấy khăn lớn trùm kín hậu môn con và thau nước nóng
- Xông hơi cho đến khi nước không còn bốc khói
- Tận dụng dung dịch này để ngâm rửa hậu môn bé khi nước nguội hoàn toàn
- Áp dụng đều đặn hàng ngày
Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em bằng thuốc Tây y
Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc Tây y có thể điều trị bệnh trĩ ở trẻ em. Căn cứ vào cơ địa, thể trạng cùng mức độ bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bé sử dụng một số loại thuốc sau:
- Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) (bao gồm: acetaminophen, ibuprofen, naproxen) giúp xoa dịu nhanh chóng cảm giác đau rát hậu môn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại thuốc này tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc. Lưu ý, trẻ nhỏ không được dùng aspirin vì loại thuốc này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của thận.
- Nhóm thuốc bôi trĩ tại chỗ dành cho trẻ em (preparation H, titanoreine, hemopropin, mỡ sinh cơ…) có tác dụng hạn chế sưng viêm, kiểm soát cơn đau và thúc đẩy búi trĩ co lại.
- Nhóm thuốc đặt trĩ (aremta, avenoc, proctolog) thường được chỉ định cho trẻ em bị bệnh trĩ nội. Các loại thuốc này dễ dàng hòa tan trong nước và thẩm thấu nhanh chóng vào lớp lót tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, từ đó triệt tiêu búi trĩ.
Thông thường, sau 1 – 2 tuần điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây, các triệu chứng sẽ thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bé vẫn không được cải thiện, phụ huynh nên đưa con trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh hoặc cân nhắc thay đổi phương pháp phù hợp. Lưu ý, nếu cha mẹ chủ quan để bệnh trĩ của con yêu kéo dài, bé có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng.
Chữa bệnh trĩ ở trẻ em bằng bài thuốc Đông y
Với thành phần thảo dược tự nhiên, các bài thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, lành tính và thân thiện với cơ địa của đa số trẻ em. Vì vậy, ngày nay, nhiều bậc phụ huynh tin tưởng áp dụng các bài thuốc Đông y trong quá trình chữa bệnh cho con.
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị 3g cam thảo, 3g thăng ma, 10g sơn trà, 10g khai tử, 10g ốc nha, 10g bạch truật, 10g hoàng kỳ, 10g đảng sâm, 10g kim tử anh và 10g ngũ bột tử
- Rửa sạch toàn bộ dược liệu
- Sắc kỹ thang thuốc với 700ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc cạn đi một nửa
- Lọc lấy nước và bỏ bã
- Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau
- Dùng khi còn ấm
- Uống 1 thang/ngày
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị 8g đào nhân, 8g đại hoàng, 8g đương quy, 12g trạch tả, 12g hoàng liên, 12g xích thược, 12g hoàng bá và 12g sinh địa
- Rửa sạch toàn bộ vị thuốc
- Sắc kỹ thang thuốc với 1,5 lít nước trên lửa nhỏ
- Lọc lấy nước và bỏ bã
- Chia thuốc thành nhiều phần bằng nhau
- Dùng khi còn ấm
- Uống 1 thang/ngày
Bài thuốc 3
- Chuẩn bị 12g phèn chua, 20g hoa hòe, 20g chỉ xác, 40g kinh giới và 40g ngải cứu
- Rửa sạch toàn bộ dược liệu
- Nấu sôi nguyên liệu thật kỹ với 2 lít nước lọc
- Đổ nước vào thau
- Vệ sinh hậu môn bé sạch sẽ bằng nước muối sinh lý rồi lau khô bằng khăn mềm
- Hướng dẫn con đặt mông phía trên mặt thau với khoảng cách hợp lý
- Lấy khăn lớn trùm kín hậu môn con và thau nước nóng
- Xông hơi cho đến khi nước không còn bốc khói
- Tận dụng dung dịch này để ngâm rửa hậu môn bé khi nước nguội hoàn toàn
- Duy trì đều đặn hàng ngày
Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em
Chế độ ăn uống nghèo chất xơ cùng thói quen sinh hoạt không lành mạnh chính là hai nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ ở trẻ em. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý này, cha mẹ nên chủ động hướng dẫn con yêu điều chỉnh lối sống bằng cách:
- Tăng cường lượng trái cây, rau xanh trong thực đơn hàng ngày của con. Hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào từ hai loại thực phẩm này sẽ làm mềm phân, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ và góp phần phòng tránh chứng táo bón.
- Nếu con trẻ lười ăn rau, phụ huynh có thể linh hoạt thay đổi khẩu vị thông qua các món ăn đa dạng, phong phú dưới dạng hấp, luộc, hầm, nướng, nấu canh…
- Bổ sung một chút mật ong nguyên chất vào thức ăn của con bởi mật ong có công dụng kháng viêm, sát trùng và nhuận tràng vô cùng hiệu quả.
- Cho trẻ uống nước cam pha mật ong để vừa bổ sung vitamin vừa kích thích vị giác.
- Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho con (1,5 – 2 lít nước/ngày).
- Xây dựng cho bé thói quen đi vệ sinh thường xuyên, đều đặn và đúng giờ hàng ngày. Điều này đảm bảo sự ổn định của nhu động ruột, từ đó hạn chế sự xuất hiện của các búi trĩ.
- Không để bé vừa đi vệ sinh vừa sử dụng điện thoại, máy tính bảng hoặc chơi đùa với đồ chơi. Thói quen này khiến con sao lãng, mất tập trung và vô thức rặn mạnh khi đại tiện.
- Hạn chế tối đa các món ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ hộp, thức ăn nhanh, nước ngọt…
- Phân chia lượng thức ăn hàng ngày thành nhiều bữa ăn nhỏ. Cách làm này góp phần hạn chế áp lực lên hệ tiêu hóa, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc chứng táo bón và bệnh trĩ ở trẻ em.
Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về bệnh trĩ ở trẻ em. Cách tốt nhất để điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này là xây dựng lối sống khoa học và duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Cha mẹ hãy luôn quan tâm, chăm sóc con yêu thật cẩn thận nhằm kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường của trẻ liên quan đến vấn đề sức khỏe này.