Nên ngậm gì cho thanh cổ, giảm bớt đau họng?

Nếu gặp phải tình trạng đau họng thì nên ngậm gì để giảm bớt đau rát, khó chịu là câu hỏi của nhiều bệnh nhân đang cần tìm lời giải đáp. Thật ra có rất nhiều cách để chữa đau họng, nhưng trong đó phương pháp dùng thuốc ngậm từ các thảo dược dân gian có thể đem lại hiệu quả chữa trị hiệu quả nhưng vẫn rất an toàn cho cơ thể. Nhưng bạn cũng cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng các loại thuốc này để có thể đảm bảo tính an toàn và có thể giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm họng.

Nên ngậm gì cho thanh cổ, giảm bớt đau họng?

Đau họng được xem là triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng, thông thường bệnh sẽ xảy ra mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc sinh hoạt, ăn uống không khoa học. Thông thường, đau họng có thể tự khỏi trong vài ngày mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, cơn đau họng kéo dài có thể gây khó chịu, thậm chí sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu không được điều trị viêm họng kịp thời. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên điều trị bằng phương pháp phù hợp để giúp làm giảm nhanh tình trạng bệnh trong thời gian sớm nhất.

Đau họng nên ngậm gì cho thanh cổ giảm đau mau khỏi?
Khi bị đau họng, bạn nên điều trị bằng phương pháp phù hợp để giúp làm giảm nhanh tình trạng bệnh trong thời gian sớm nhất.

 

Đau họng khiến cho công việc, cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế, người bệnh muốn nhanh chóng chấm dứt tình trạng cổ họng đau rát khi nuốt, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y ngậm để thanh cổ, giảm đau thì người bệnh có thể kết hợp sử dụng một số thảo dược dân gian để điều trị viêm họng hiệu quả hơn. Cụ thể, các phương pháp này như sau:

Ngậm mật ong chữa đau họng

Mật ong là một gia vị phổ biến trong làm đẹp, làm gia vị và thức uống, nó được coi là thần dược đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng trong mật ong có chứa rất nhiều khoáng chất làm tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ bệnh tật, kháng viêm, kháng virus và chống nhiễm trùng hiệu quả.

Đau họng nên ngậm gì cho thanh cổ giảm đau mau khỏi?
Mật ong là một gia vị phổ biến trong làm đẹp đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa và hệ hô hấp

Nhờ thành phần có chứ nhiều vitamin và dược chất có lợi nên mật ong được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm họng cho người lớn và cả trẻ em trên 1 tuổi. Theo các kết quả nghiên cứu cho rằng, mật ong có thể làm giảm ho, đau họng vào ban đêm giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và giúp bệnh nhanh chóng phục hồi hơn.

Tuy nhiên, loại thảo dược này chỉ nên sử dụng với những trẻ đã trên 1 tuổi. Tuyệt đối không nên sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì có thể gây ra rối loạn đường tiêu hóa gây ngộ độc cho trẻ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, có thể dễ bị kích ứng bởi các độc trong các thành phần của mật ong, gây ra hiện tượng ngộ độc botulism. Trường hợp này ít xảy ra nhưng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc dẫn đến các trường hợp nguy cấp khác.

Ngậm quế chữa đau họng

Quế là loại gia vị có mùi thơm, trong ẩm thực thường dùng để làm tăng mùi vị món ăn hoặc khử mùi các loại thực phẩm. Quế có đặc tính kháng viêm và chống lại virus từ đó giúp làm dịu các cảm giác đau do sưng viêm cổ họng. Để sử dụng phương pháp này, bạn chỉ cần lấy một ít quế khô và ngậm khoảng 5 phút rồi nhai kỹ. Sử dụng cách này mỗi ngày sẽ giúp tình trạng đau họng của bạn giảm đi một cách đáng kể.

Đau họng nên ngậm gì cho thanh cổ giảm đau mau khỏi?
Quế có đặc tính kháng viêm và chống lại virus từ đó giúp làm dịu các cảm giác đau do sưng viêm cổ họng.

Tuy nhiên, trong quế có chứa chất coumain. Nếu bệnh nhân tiêu thụ lượng chất này quá nhiều sẽ khiến vùng gan bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Đặc biệt, đối với bệnh nhân tiểu đường, tim mạch và huyết áp thì không nên sử dụng.

Ngậm gừng chữa đau họng

Gừng là loại gia vị quen thuộc đối với người Việt. Ngoài gia tăng hương vị món ăn, loại thực phẩm này còn dùng để phòng ngừa và điều trị các chứng bệnh thường gặp. Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm nồng, có tác dụng giải biểu, chống ho, kháng viêm, sát trùng và tiêu đờm rất hiệu quả. Vì vậy, với những công năng này mà gừng thường sử dụng nó để điều trị ho, viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, tiêu chảy và các bệnh lý do phong hàn gây ra.

Đau họng nên ngậm gì cho thanh cổ giảm đau mau khỏi?
Gừng chứa nhiều gingerol, kẽm, vitamin và nhiều hoạt chất khác có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ.

Gừng chứa nhiều gingerol, kẽm, vitamin và nhiều hoạt chất khác có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Ngậm gừng tươi không chỉ làm giảm tình trạng đau họng, ngứa rát, khó chịu mà còn giúp cổ họng dịu nhẹ, tổn thương bên trong cũng được phục hồi nhanh chóng. Để tăng hiệu quả chữa bệnh, khi bị đau họng bạn có thể kết hợp ngậm gừng với mật ong để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Mỗi lần ngậm từ 1 – 2 lát gừng và mật ong có thể sẽ làm cho tình trạng đau rất cổ họng được cải thiện tức thì.

Ngậm kha tử chữa đau họng

Kha tử là loại cây  thuộc họ Bàng và thường được dân gian sử dụng quả khô hoặc hạt để chữa bệnh. Đây là loại dược liệu được dùng với tác dụng chữa bệnh là chính. Theo đó, nó thường dùng để nhuận tràng, lợi tiêu hóa, chữa ho, viêm họng và phục hồi sức khỏe phổ biến ở các gia đình Ấn Độ và Trung Quốc xa xưa.

Đau họng nên ngậm gì cho thanh cổ giảm đau mau khỏi?
Muốn giảm các triệu chứng đau rát do viêm họng, ho nhiều, bạn có thể sử dụng quả kha tử để ngậm

Để làm giảm các triệu chứng đau rát do viêm họng, ho nhiều, bạn có thể sử dụng quả kha tử để ngậm và nuốt chất dịch được tiết ra, chú ý, bạn nên bỏ vỏ trước khi dùng. Áp dụng biện pháp này mỗi ngày từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau một vài tiếng sẽ làm giảm tình trạng của bạn rõ rệt. Nếu tình trạng viêm nhiều hoặc khó thuyên giảm thì bạn nên tăng thêm 1 – 2 quả để tác dụng mạnh hơn và bệnh sớm được cải thiện. Đây là loại dược liệu rất lành tính và an toàn, vì vậy, bạn không nên quá lo lắng vì nó sẽ không mang lại tác dụng phụ.

Ngậm tỏi chữa đau họng

Chữa viêm họng bằng cách ngậm tỏi là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng cho đến nay và có tác dụng rất tốt. Tỏi rất có lợi cho sức khỏe của con người vì chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, nó chứa một loại tinh dầu dễ bay hơi là allicin có ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn, trực khuẩn, nấm và các loại virus đặc biệt là trên hệ thống tiêu hóa và hô hấp.

Đau họng nên ngậm gì cho thanh cổ giảm đau mau khỏi?
Sử dụng tỏi để ngậm để chữa đau họng là một trong những cách đơn giản, ít tốn kém, mang lại hiệu quả tốt và được nhiều người thực hiện tại nhà.

Sử dụng tỏi để ngậm để chữa đau họng là một trong những cách đơn giản, ít tốn kém, mang lại hiệu quả tốt và được nhiều người thực hiện tại nhà. Để làm giảm tình trạng đau họng, bạn chỉ cần cắt tỏi sống thành từng lát mỏng rồi ngậm mỗi ngày một lần.

Tuy nhiên, đối với phương pháp này, bạn không được quá lạm dụng và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và tuyệt đối những người đang mắc các bệnh về dạ dày cũng không nên sử dụng. Theo đó, bạn chỉ nên ngậm tỏi từ 5 – 10 phút vì nếu ngậm lâu quá sẽ gây tổn thương vòm họng.

Ngậm chanh chữa đau họng

Chanh tươi có chứa hàm lượng acid citric có tác dụng làm loãng dịch đờm ứ đọng do đau họng gây nên, từ đó giúp làm giảm đau rát và nghẹn vướng ở cổ họng.

Đau họng nên ngậm gì cho thanh cổ giảm đau mau khỏi?
Chanh còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, có khả năng giải độc và thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng.

Bên cạnh đó, trong chanh còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, có khả năng giải độc và thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng. Khi hệ miễn dịch của bạn được cải thiện và hoạt động tốt hơn nó sẽ giúp cho cơ thể chống lại và tiêu diệt dễ dàng các loại virus và vi khuẩn gây tổn thương vòm họng.

Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy một lát chanh mỏng trộn chung với một ít muối hạt và ngậm sẽ cải thiện được tình trạng đau họng rất hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm chanh để làm nước giải khát, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, cách chữa này chỉ thích hợp với những trường hợp viêm họng do virus và các trường hợp đau họng không phải do nhiễm trùng. Nếu bạn bị đau họng do liên cầu khuẩn nhóm A, bạn nên phối hợp các mẹo điều trị bằng việc ngậm chanh, kết hợp với thuốc kháng sinh để điều trị khả quan nhất.

Ngậm nước muối chữa đau họng

Nước muối là công thức sát khuẩn hiệu quả đã được con người áp dụng từ xa xưa. Theo nhiều tài liệu, người Trung Quốc, người Ấn Độ cổ đại đã biết cách dùng nước muối để vệ sinh, làm sạch răng miệng và giảm mùi hôi miệng,…

Đau họng nên ngậm gì cho thanh cổ giảm đau mau khỏi?
Nước muối là công thức sát khuẩn hiệu quả đã được con người áp dụng từ xa xưa.

Ngậm nước muối giúp hỗ trợ điều trị chứng đau họng rất hiệu quả. Người bệnh có thể ngậm nước muối mỗi ngày để chữa đau họng, đặc biệt là khi vừa mới có những triệu chứng đầu tiên. Sử dụng theo cách này thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt được các loại virus, vi khuẩn gây bệnh và làm sạch khoang miệng. Từ đó, giúp bệnh nhân đau họng giảm các tình trạng đau rát, ngứa ngáy khó chịu.

Ngậm nước muối có thể giúp làm giảm tình trạng đau họng nhưng nếu áp dụng không đúng cách có thể làm lớp niêm mạc khoang miệng bị tổn thương, nướu bị dị ứng và men răng bị hư hỏng. Vì vậy, khi sử dụng nước muối bạn nên pha loãng với tỉ lệ thích hợp, không nên sử dụng nước muối quá mặn.

Ngậm rễ cam thảo trị viêm họng

Cam thảo là một loại thảo mộc rất quen thuộc trong Đông y. Với tác dụng ôn trung hạ khí, thông kinh mạch, dưỡng khí giải độc, giải nhiệt, chống viêm,… Nó thường dùng để chữa viêm họng, ho khan, viêm phế quản vô cùng tốt. Đây là loại dược liệu được khuyên dùng điều trị các vấn đề về hô hấp. Vì thế sử dụng cam thảo để ngậm giúp khắc phục các triệu chứng đau họng nhanh chóng.

Đau họng nên ngậm gì cho thanh cổ giảm đau mau khỏi?
Rễ cam thảo dùng để chữa viêm họng, ho khan, viêm phế quản vô cùng tốt.

Mặc khác, lạm dụng cam thảo có thể dẫn đến tình trạng lượng kali trong máu thấp, làm yếu cơ, gây huyết áp cao và dẫn đến một số vấn đề về chuyển hóa. Do vậy, bạn chỉ nên sử dụng cam thảo ở mức độ vừa phải, đối với phụ nữa mang thai và cho con bú thì không được áp dụng phương pháp này.

Dùng thuốc ngậm Tây y chữa viêm họng

Thuốc ngậm hay còn gọi là viên ngậm, kẹo ngậm, thường được sử dụng phổ biến để điều trị viêm họng. Những viên ngậm này chứa các hoạt chất có khả năng làm giảm vấn đề về cổ họng như viêm, đau rất hiệu quả. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kẹo ngậm với rất nhiều hương vị khác nhau như: chanh, bạc hà, gừng,…

Đau họng nên ngậm gì cho thanh cổ giảm đau mau khỏi?
Thuốc ngậm hay còn gọi là viên ngậm, kẹo ngậm, thường được sử dụng phổ biến để điều trị viêm họng.

Khi sử dụng thuốc ngậm Tây y chữa viêm họng cần chú ý:

  • Trên hướng dẫn của mỗi loại thuốc đều có đề cập chi tiết về liều lượng sử dụng, bạn cần tham khảo kỹ để tránh sử dụng sai, nhất là đối với trẻ em.
  • Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng những loại thuốc này. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không sử dụng liên tục trong thời gian dài, đối với bệnh nhân tiểu đường cần chú ý lựa chọn những sản phầm không chứa đường.

Một số lưu ý khi chữa đau họng bằng cách ngậm thảo dược

Bệnh đau họng không gây nguy hiểm nhưng nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, công việc và sinh hoạt của người bệnh. Việc sử dụng các loại thảo dược có thể làm hạn chế tình trạng này, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên lựa chọn kỹ các loại nguyên liệu tươi sạch và rửa thật kỹ trước khi ngậm.
  • Một số mẹo dân gian chữa đau họng bằng cách ngậm thảo dược trên chỉ có tác dụng với những trường hợp nhẹ, chỉ giúp cải thiện bệnh trước khi tiến hành thăm khám và điều trị bệnh.
  • Cần biết rõ các sử dụng cũng như tác dụng phụ của các loại thảo dược lên từng cơ địa.
  • Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc miệng bằng nước muối sinh lý trước khi thực hiện các phương pháp trên.
  • Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như khả năng hấp thụ của cơ thể mà thời gian khỏi bệnh có thể khác nhau ở mỗi người.
  • Nếu thấy có dấu hiệu bất thường sau khi ngậm bất cứ loại thảo dược nào, hãy báo ngay với bác sĩ.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được bị đau họng nên ngậm gì. Những cách trên đây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không có tính đặc trị. Vì vậy, nếu muốn khỏi bệnh sớm, bạn nên phối hợp cùng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Post Comment