Mẹo chữa trị viêm da dầu ở cánh mũi cực kỳ đơn giản

Viêm da dầu ở cánh mũi thường xảy ra với tình trạng da ửng đỏ, nhờn dính đồng thời bề mặt có nhiều vảy bong. Bệnh lý này tương đối lành tính, không ảnh hường nghiêm trọng đến sức khỏe. Bạn có thể dễ dàng kiểm soát chúng bằng cách chăm sóc da một cách khoa học, ăn uống điều độ để duy trì một cuộc sống lành mạnh. Ngoài ra để nhanh khỏi bệnh bạn cần tận dụng những thảo dược khi cần thiết. Tuy nhiên viêm da dầu ở cánh mũi lai có tính chất dai dẳng, khó dứt và dễ tái phát nên cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh tái đi tái lại. 

Viêm da dầu ở cánh mũi
Viêm da dầu thường xuất hiện tại các vị trí bài tiết mồ hôi mạnh như cánh mũi, cung mày, da đầu,…

 

Mẹo chữa trị viêm da dầu ở cánh mũi cực kỳ đơn giản

Viêm da dầu hay còn được gọi với cái tên viêm da tiết bã là một trong những dấu hiệu của bệnh chàm (eczema). Căn nguyên của bệnh có liên quan đến sự tăng sinh quá mức của vi nấm Malassezia, chức năng bảo vệ da suy giảm và hoạt động bài tiết mồ hôi quá mức. Triệu chứng của bệnh lý này thường xảy ra ở những vùng da tiết nhiều dầu như cánh mũi, rìa tóc, da đầu, cung mày, cổ, ngực và vùng liên bả vai.

Viêm da tiết bã có thể xuất hiện khu trú ở mũi hoặc khởi phát đồng thời ở các vị trí khác. So với viêm da dầu ở da đầu và vùng liên bả vai, thương tổn xuất hiện ở cánh mũi có diện tích nhỏ và hầu hết đều đáp ứng tốt với điều trị.

viêm da dầu ở mũi
Bệnh thường khiến vùng da xung quanh mũi viêm đỏ, bề mặt nhờn dính và có nhiều vảy bong

Một số triệu chứng nhận biết viêm da dầu ở cánh mũi, bao gồm:

  • Hai bên cánh mũi bị tróc da, nhờn ngứa
  • Khóe mũi và cánh mũi viêm đỏ, tiết nhiều dầu và bã nhờn
  • Xuất hiện các mảng/ dát ban có màu hồng hoặc đỏ, thường bằng phẳng và không có ranh giới rõ ràng với những vùng da xung quanh
  • Bề mặt da ẩm dính, có nhiều mảng hoặc vảy bong màu trắng
  • Tổn thương da thường gây ngứa ngáy nhẹ, đôi khi có thể gây nóng rát
  • Ban da có xu hướng lan rộng ra vùng má, cung mày và cằm

Viêm da tiết bã ở mũi chủ yếu xảy ra ở người lớn và hiếm khi xuất hiện ở trẻ nhỏ. Phạm vi và mức độ thương tổn do có thể nặng nề hơn nếu chức năng miễn dịch suy yếu, vệ sinh da kém và mắc đồng thời với các bệnh da liễu mãn tính khác.

Nguyên nhân gây viêm da dầu ở 2 bên mũi

Nguyên nhân chính xác gây ra viêm da dầu vẫn chưa được xác định. Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia Da liễu nhận thấy căn nguyên của bệnh có liên hệ mật thiết với những yếu tố sau:

Viêm da dầu cánh mũi
Mồ hôi bài tiết quá mức là điều kiện thuận lợi để nấm men phát triển và gây ra viêm da tiết bã nhờn
  • Rối loạn bài tiết mồ hôi: Khác với các dạng chàm thông thường, viêm da tiết bã không gây thương tổn dạng khô ráp, bong tróc mà thường khiến da ẩm nhờn kết hợp với vảy khô. Hơn nữa, tổn thương có xu hướng khởi phát ở những vùng da có hoạt động bài tiết mồ hôi mạnh. Do đó, rối loạn bài tiết bã nhờn được xem là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy viêm da dầu 2 bên cánh mũi bùng phát. 
  • Nấm Malassezia: Malassezia là loại vi nấm phụ thuộc vào lipid – chất béo sinh sống trên da người. Khi da tiết mồ hôi, nấm hấp thu chất béo trong dầu thừa, bã nhờn và bài tiết ra các chất chuyển hóa. Chất chuyển hóa do nấm Malassezia kích thích phản ứng viêm và gây ra viêm da tiết bã. 
  • Hàng rào da suy yếu: Bề mặt da được bao phủ bởi lớp chất béo mỏng (màng lipid) có chức năng bảo vệ da, giữ nước và ngăn chặn sự xâm nhập của các dị nguyên. Tuy nhiên khi hàng rào bảo vệ da suy yếu, nấm men, vi khuẩn và dị nguyên có thể xâm nhập vào cấu trúc da khiến da hư tổn, viêm đỏ,…

Ngoài những nguyên nhân trên, viêm da dầu ở cánh mũi còn có thể khởi phát hoặc tiến triển nặng nề hơn khi có các yếu tố thuận lợi như:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến hoặc viêm da tiết bã
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Các vấn đề về thần kinh như căng thẳng, trầm cảm, bệnh Parkinson
  • Dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa đường, chất béo, gia vị cay nóng, rượu bia, cà phê và nước ngọt có gas
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm và nóng ẩm
  • Sử dụng mỹ phẩm chứa nhiều xà phòng, chì và có độ pH cao

Căn nguyên của viêm da dầu ở mũi còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Vì vậy ở một số trường hợp, bệnh có thể khởi phát do những yếu tố không được đề cập trong bài viết. 

Viêm da dầu ở mũi có chữa khỏi không?

Viêm da dầu ở mũi là bệnh viêm da mãn tính, tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Mặc dù chỉ phát sinh triệu chứng ngoài da nhưng bệnh lý này không thể điều trị hoàn toàn. Hiện nay, mục đích chính trong điều trị các bệnh da liễu mãn tính nói chung và viêm da tiết bã nói riêng là giảm triệu chứng, cải thiện yếu tố thẩm mỹ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

viêm da dầu ở mũi
Viêm da dầu ở cánh mũi không thể điều trị hoàn toàn, bệnh có tiến triển mãn tính và dễ tái phát

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bệnh lý này khá lành tính, dễ kiểm soát và hầu như không phát sinh biến chứng nặng nề. Nếu tích cực điều trị, chăm sóc và chủ động phòng ngừa, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tổn thương da và hạn chế tần suất tái phát.

Cách loại bỏ viêm da dầu ở 2 bên mũi an toàn

Điều trị viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi phụ thuộc vào phạm vi và mức độ tổn thương. Nếu bệnh có mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng các mẹo thiên nhiên kết hợp với chăm sóc da đúng cách. Trong trường hợp da viêm đỏ nhiều, ngứa ngáy và nóng rát, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp. 

1. Chăm sóc da đúng cách

Chăm sóc đúng cách có thể phục hồi màng lipid, cải thiện chức năng đề kháng của da, giảm bài tiết dầu thừa và hạn chế sự tăng sinh quá mức của nấm men. Nếu kiên trì thực hiện, tình trạng da đỏ, nhờn dính, ngứa ngáy và bong vảy sẽ được cải thiện đáng kể.

viêm da tiết bã ở cánh mũi
Vệ sinh da mặt 2 lần/ ngày giúp làm sạch dầu thừa, bã nhờn và hỗ trợ kiểm soát hoạt động của nấm men

Các biện pháp chăm sóc viêm da dầu ở cánh mũi, bao gồm:

  • Sử dụng sữa rửa mặt không chứa xà phòng, thành phần an toàn và độ pH cân bằng để làm sạch da 2 lần/ ngày. Có thể sử dụng sản phẩm chứa Kẽm, BHA hoặc AHA để hỗ trợ giảm vảy bong và kiểm soát dầu thừa.
  • Dùng kem dưỡng ẩm 2 lần/ ngày. Nên lựa chọn sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, thành phần từ thiên nhiên để hạn chế nguy cơ kích ứng, da bí bách và bài tiết dầu quá mức. 
  • Hạn chế để da tiếp xúc với tia UV có cường độ mạnh trong thời gian dài. Nhiệt độ từ ánh nắng có thể kích thích da bài tiết nhiều mồ hôi, làm tăng hiện tượng viêm đỏ và gây ngứa ngáy.
  • Tránh chà xát hoặc dùng tay cạo lớp vảy bong. Tình trạng này có thể khiến da chảy máu, xây xước và viêm nhiễm.
  • Bổ sung nước, vitamin và khoáng chất để nuôi dưỡng làn da và tái tạo màng lipid. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng khoa học còn giúp duy trì thể trạng và hệ miễn dịch khỏe mạnh.

2. Mẹo chữa từ thiên nhiên

Đối với các trường hợp viêm da dầu ở cánh mũi có mức độ nhẹ, phạm vi ảnh hưởng nhỏ, bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu thiên nhiên để giảm viêm đỏ, kiểm soát dầu thừa và tăng tốc độ phục hồi mô da.

viêm da tiết bã ở mũi
Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi da, cân bằng độ ẩm trên bề mặt và ức chế nấm Malassezia

Dưới đây là một số mẹo chữa từ thiên nhiên giúp làm giảm viêm da tiết bã ở cánh mũi, bao gồm:

  • Sử dụng nha đam: Nha đam chứa hàm lượng nước, axit amin, vitamin và khoáng chất dồi dào. Thoa gel nha đam lên vùng da ở cánh mũi giúp giảm viêm đỏ, hỗ trợ làm mềm vảy bong và cải thiện ngứa ngáy. Ngoài ra, polyphenol trong thảo dược này còn có tác dụng chống oxy hóa, phục hồi da, dưỡng ẩm và tái tạo các tế bào hư tổn. 
  • Dùng yến mạch: Công thức chữa viêm da dầu ở mũi bằng yến mạch thích hợp với trường hợp da viêm đỏ và ngứa nhiều. Kẽm, acid ferulic và avenanthramides trong nguyên liệu này đã được chứng minh về hiệu quả giảm viêm, bảo vệ da và chống ngứa. Bạn có thể sử dụng yến mạch với nước ấm hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác như sữa chua, sữa tươi,… để gia tăng tác dụng.
  • Dầu dừa chữa viêm da dầu ở mũi: Dầu dừa không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi da đơn thuần mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh viêm da tiết bã. Axit lauric trong thảo dược này được chứng minh có hiệu quả kháng nấm Malassezia và tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Do đó, bạn có thể tận dụng dầu dừa để dưỡng ẩm hoặc làm mặt nạ chăm sóc da. 

Mẹo chữa từ nguyên liệu thiên nhiên có độ an toàn cao, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên các mẹo chữa này chỉ đem lại cải thiện rõ rệt đối với những trường hợp bệnh có mức độ nhẹ. Trong trường hợp da viêm đỏ nhiều, cần chủ động thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. 

3. Sử dụng thuốc khi cần thiết

Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm da dầu ở cánh mũi chủ yếu là thuốc dạng bôi. Loại thuốc được chỉ định phụ thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Thống kê cho thấy, có rất ít trường hợp bị viêm da tiết bã ở mũi phải sử dụng thuốc uống – trừ khi thương tổn xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác.

viêm da tiết bã ở mũi
Có thể sử dụng thuốc bôi bạt sừng, thuốc ức chế calcineurin và thuốc bôi kháng nấm khi cần thiết

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm da dầu ở mũi, bao gồm:

  • Thuốc bôi bạt sừng: Thuốc bôi bạt sừng (Acid salicylic, Acid lactic,…) có tác dụng loại bỏ vảy bong ở khóe mũi, hỗ trợ giảm viêm đỏ và kiểm soát hoạt động bài tiết dầu thừa. Nhóm thuốc này có thể khiến da khô căng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, vì vậy nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian sử dụng. 
  • Thuốc bôi kháng nấm: Nấm Malassezia là nguyên nhân chính gây viêm da tiết bã. Để ức chế vi nấm và giảm tổn thương da, bác sĩ thường chỉ định các thuốc bôi kháng nấm chứa azol như Ketoconazole, Cicloporox,… Tuy nhiên ở một số trường hợp kháng thuốc, có thể thay thế bằng Selenium sulphide và Zinc pyrithion. 
  • Thuốc ức chế calcineurin: Thuốc ức chế calcineurin có tác dụng tương tự thuốc bôi chứa corticoid. Tuy nhiên corticoid có thể gây mỏng da, teo da, giãn mao mạch, dày sừng nang lông và nổi mụn trứng cá. Do đó đối với viêm da dầu ở mặt, mũi, cung mày,… bác sĩ thường ưu tiên chỉ định thuốc ức chế calcineurin. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và kháng dị ứng. 
  • Các loại thuốc khác: Trong trường hợp tổn thương da lan rộng hoặc kháng thuốc dạng bôi, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng histamine H1, kháng nấm và kháng sinh đường uống.

Hầu hết các loại thuốc điều trị viêm da dầu ở cánh mũi đều có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, bác sĩ chỉ yêu cầu dùng thuốc khi cần thiết và chỉ sử dụng trong một thời gian nhất định. 

4. Chữa viêm da dầu ở mũi bằng Đông y

Ở vùng da nhạy cảm này rất cần một phương pháp điều trị an toàn, lành tính, đảm bảo không gây hại cho da mặt. Các bài thuốc được bào chế từ các thành phần hoàn toàn từ thảo dược tuyệt đối an toàn với da.

Hiện nay, một trong những bài thuốc chữa viêm da dầu nổi tiếng phải kế đến Thanh bì dưỡng can thang (Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc). Bài thuốc được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền trong suốt hơn 3 năm. Bài thuốc chắt lọc tinh hoa từ 20 bài thuốc cổ phương quý giá, trong đó nổi bật là bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và bài thuốc cổ phương của người Tày.

Đây là bài thuốc DUY NHẤT hiện nay có sự kết hợp thành công 3 dạng bào chế gồm: UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA mang đến phác đồ điều trị hoàn chỉnh và toàn diện. 

Nhờ đặc tính ưu việt này, Thanh bì dưỡng can thang đã được VTV2 giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày với chuyên đề Đẩy lùi vảy nến, viêm da cơ địa bằng Đông y phát sóng vào 19/11/2020.

Xem trích dẫn giới thiệu bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang trên VTV2 qua video dưới đây:

Sự kết hợp độc đáo của 3 chế phẩm trong bài thuốc đã tạo ra tác động kép ưu việt, giúp đẩy lùi viêm da tiết bã từ từ gốc, loại bỏ căn nguyên gây bệnh và phòng ngừa tái phát lâu dài. Đặc biệt, Thanh bì Dưỡng can thang có tính linh hoạt cao, tùy vào thể trạng và mức độ bệnh của từng người mà bác sĩ có thể gia giảm thành phần vị thuốc sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

Thành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Thành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Liệu trình, hiệu quả khi dùng thanh bì dưỡng can thang chữa viêm da dầu ở mũi:

  • 5-7 ngày đầu: Hết ngứa, khô và bong tróc da
  • 20 – 30 ngày: Tổn thương lành dần, khoanh vùng tổn thương
  • 30 – 60 ngày: Làm liền tổn thương, da mềm mịn tự nhiên

Tính đến tháng 10/2019 đã có hơn 4000 bệnh nhân viêm da dầu (viêm da tiết bã) đã điều trị thành công nhờ Thanh bì dưỡng can thang, trong đó 95% bệnh nhân chỉ phải sử dụng DUY NHẤT 1 liệu trình. Điển hình có bệnh nhân Nguyễn Đỗ Đức Sang (Tp.HCM) bị viêm da dầu ở mặt với triệu chứng đỏ rát đã để lại phản hồi như sau: “Sau 1 tháng điều trị, tôi thấy đỏ da, bong vảy nhiều và được bác sĩ giải thích đó là giai đoạn đào thải độc tố. Nhưng sau đó nó bong hết thì lượng dầu nhờn không còn nhiều, tình trạng bong tróc cũng giảm. Trong lúc điều trị bác sĩ cũng tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp để bệnh mau khỏi hơn”.

Hay bệnh nhân Lê Hồng Trang (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị viêm da dầu ở đầu với triệu chứng đỏ, ngứa, vảy da đã điều trị rất nhiều nơi không khỏi. Sau điều trị tại Thuốc dân tộc 2 tháng các triệu chứng đã giảm nhiều. Sau 2 tháng điều trị, bệnh nhân đã để lại phản hồi tốt.

>> Xem chi tiết: Phản hồi của những bệnh nhân đã điều trị khỏi viêm da dầu bằng Thanh bì dưỡng can thang

Chúng tôi cũng ghi nhận một số bệnh nhân đã gửi hình ảnh về phản hồi tích cực về bài thuốc, quý độc giả đã sử dụng bài thuốc xin vui lòng để lại phản hồi ở phần bình luận chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật.

Lưu ý: Bài thuốc chỉ được áp dụng khi có chỉ định của đội ngũ bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bệnh nhân tuyệt đối không tự áp dụng. Để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị phác đồ phù hợp nhất, bệnh nhân nên liên hệ qua các địa chỉ chúng tôi cung cấp dưới đây:

  • Cơ sở tại Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định | SĐT: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
  • Cơ sở tại Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P.Hồng Gai, Tp.Hạ Long | SĐT: 0203 6570128 – 0972606773
  • Cơ sở tại TP.HCM: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo | (028) 7109 6699 – 0932 064 179
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Phòng ngừa bệnh viêm da dầu ở cánh mũi tái phát

Như đã đề cập, viêm da tiết bã ở cánh mũi không thể điều trị hoàn toàn. Mặc dù chỉ gây triệu chứng ngoài da nhưng tình trạng tái phát nhiều lần có thể khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng đến ngoại hình và yếu tố tâm lý.

viêm da tiết bã ở cánh mũi
Nghỉ ngơi hợp lý giúp kiểm soát căng thẳng, duy trì sức khỏe và hạn chế nguy cơ tái phát viêm da dầu

Vì vậy song song với việc điều trị, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Vệ sinh da với tần suất 2 lần/ ngày, dưỡng ẩm đều đặn và thường xuyên sử dụng kem chống nắng.
  • Hạn chế trang điểm da mặt trong thời gian điều trị. Lớp trang điểm có thể khiến da bí bách, kích thích lỗ chân lông bài tiết nhiều mồ hôi, gây viêm đỏ và ngứa ngáy dữ dội.
  • Cân nhắc khi lựa chọn các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ Da liễu để được tư vấn về sản phẩm có thành phần an toàn, dịu nhẹ và phù hợp với loại da.
  • Nên tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch với lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học và đặc biệt chú trọng chất lượng giấc ngủ.
  • Kiểm soát các vấn đề thần kinh như trầm cảm, căng thẳng hoặc rối loạn lo âu. Có thể giải phóng suy nghĩ tiêu cực bằng cách nghỉ ngơi, đọc sách, tập yoga, ngồi thiền,…
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống và thực phẩm có khả năng kích thích hoạt động bài tiết mồ hôi như gia vị cay nóng, dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, trà, cà phê và rượu bia.

Viêm da dầu ở cánh mũi là tình trạng da liễu phổ biến ở người trưởng thành. Mặc dù khá lành tính và dễ kiểm soát nhưng bệnh lý này có tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Do đó bên cạnh việc điều trị, bạn cần chủ động chăm sóc và phòng ngừa.

Post Comment