Mẹo chữa đau dạ dày bằng lá ổi mang lại hiệu quả bất ngờ

Phương pháp chữa đau dạ dày bằng lá ổi từ lâu đã là bài thuốc dân gian được truyền tai nhau bởi tính an toàn cao lại có thể đem đến hiệu quả bất ngờ cho người bệnh. Nếu bạn thực hiện các bài thuốc này somg song với chế độ sinh hoạt khoa học, bệnh sẽ được thuyên giảm đáng kể nhưng không gây ra quá nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng.

Mẹo chữa đau dạ dày bằng lá ổi mang lại hiệu quả bất ngờ

Ổi là một trong nhứng loại trái cây khá quen thuộc với mọi người bởi chúng vị giòn ngọt tự nhiên. Ngoài ra trong loại trái cây này có chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thế như vitamin C, vitamin A, các chất xơ và kẽm. Một số nghiên cứu từ các chuyên gia cũng cho rằng dùng nước ép ổi chín có thể đem đến nhiều tác dụng tốt cho dạ dày. Ngoài ra dân gian cũng thường dùng lá ổi, đặc biệt lá ổi non vào trong điều trị rất nhiều bệnh lý.

chữa đau dạ dày bằng lá ổi
Chữa đau dạ dày bằng lá ổi là bài thuốc dân gian an toàn, hiệu quả được truyền tai nhau từ rất lâu đời

 

Theo y học cổ truyền, lá ổi là vị thuốc có tính ấm, vị chát đắng, có tác dụng giải độc tiêu thũng, giải độc mát gan hiệu quả. Bởi thế mà từ xa xưa dân gian đã dùng lá ổi vào điều trị các bệnh dạ dày hay một số bệnh lý ngoài da như viêm da cơ địa, nấm da… để nhanh chóng giảm nhẹ các triệu chứng. Đặc biệt với những người bị đau dày gây táo bón kiết lỵ dùng bài thuốc uống từ lá ổi sẽ làm thuyên giảm nhanh chóng.

Các nghiên cứu y học hiện đại cũng tìm ra rất nhiều hoạt chất có ích với sức khỏe và có thể hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.  Bao gồm

  •  Tanin: Có tác dụng cầm máu và kháng khuẩn mạnh, nhờ đó có thể ức chế các vi khuẩn gây bệnh dạ dày như vi khuẩn HP. Chất này cũng giúp làm se lớp niêm mạc đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tiêu chảy
  • Lycopene: ức chế sản xuất các androgen dư thừa nhằm ngăn ngừa nguy cơ ung thư dạ dày
  • Các tinh dầu chiết xuất từ lá ổi: như axit guajavalic, axit maslinic, beta – sitosterol.. đều là những hoạt chất có tính kháng khuẩn chống viêm tốt, giúp hỗ trợ làm se dần lớp niêm mạc tổn thương của dạ dày
  • Hàm lượng chống oxy hóa cao: giúp chống lại các tác nhân gây bệnh tại dạ dày đồng thời ngăn ngừa nguy cơ hình thành các khối u trên dạ dày và các cơ quan lân cận

Các nghiên cứu về lá ổi còn cho thấy các chiết xuất từ lá ổi còn đem đến rất nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh về gan, thận và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Người bệnh còn có thể dùng để điều trị một số bệnh về răng miệng như đau nướu, làm mát miệng, giảm hôi miệng trong một số trường hợp có liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản.

Bên cạnh đó, với những người đang cần giảm cân để giảm áp lực lên dạ dày thì dùng nước uống từ lá ổi cũng đem lại tác dụng cải thiện rất tốt. Do đó có thể thấy bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá ổi thực sự đem đến nhiều hiệu quả tốt mà người bệnh nên tham khảo.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá ổi

Với những tác dụng trên, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dưới đâu để hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Bài thuốc sắc nước lá ổi

Người bệnh có thể dùng đơn thuần lá ổi để làm nước uống hằng ngày. Nếu không có sẵn lá ổi tươi, người bệnh có thể chuẩn bị sẵn thật nhiều lá ổi đem phơi khô rồi bảo quản đề dùng dần.

chữa đau dạ dày bằng lá ổi
Uống trà lá ổi hằng ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và giảm đau đáng kể

Thực hiện như sau

  • Dùng 8- 10 lá ổi non và già
  • Rửa sạch lá ổi rồi ngâm với nước muối sinh lý trong 20 phút để loại bỏ tạp chất
  • Đun sôi lá trong 20 phút
  • Nếu dùng dạng lá khô bạn chỉ cần hãm lá trà khô với nước sôi trong khoảng 20 phút là có thể dùng được
  • Lọc lấy nước cốt dùng uống hết trong ngày.

Nếu cảm thấy trà hơi chát và khó uống, bạn có thể cho thêm một chút mật ong vào uống cùng. Mật ong sẽ giúp tăng tác dụng kháng khuẩn và làm se lại lớp niêm mạc nhanh chóng hơn. Pha nước trà lá ổi dùng uống hằng ngày cũng giúp thanh lọc cơ thể và tốt cho đường ruột hơn.

Lá ổi và gạo lứt

Gạo lứt cũng là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa có thể giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và ngăn ngừa nguy cơ viêm kết ruột. Phần vỏ cám ngoài của gạo lứt có thể ức chế sự hoạt động của các acid dịch vị nhằm ngăn ngừa nguy cơ tổn thương niêm mạc. Những tác dụng của gạo lứt trong việc kiểm soát cân nặng cũng được đánh giá rất cao.

Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá ổi và gạo lứt thực hiện như sau

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ổi non vừa đủ rửa sạch, ngâm nước muối trong 15 phút để loại bỏ tạp chất
  • Vớt lá ổi ra thái thành sợi nhỏ
  • Gạo lứt nên lựa chọn những loại đã được xay vỏ giúp rút ngắn thời gian chế biến hơn
  • Sao gạo lứt và lá ổi trên lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi lá ổi khô, có mùi thơm, hạt gạo chín
  • Cho thêm nước cỡ xâm xấp mặt vào đun liu riu đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp
  • Gạn lấy phần nước thuốc để dùng dần, bỏ bã
  • Dùng hết bài thuốc ngay trong ngày
  • Nên dùng thuốc trước 30p hay 1 tiếng để tăng tác dụng điều trị.

Tuy nhiên chú ý với bài thuốc này không nên cho thêm đường hay mật ong để tránh làm giảm tác dụng của thuốc. Nên uống thuốc khi còn ấm sẽ thấy dễ sử dụng hơn.

Bài thuốc từ lá ổi và gừng

Trong gừng cũng có chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng như các chất kháng sinh tự nhiên, có thể ức chế một số tác nhân gây hại cho dạ dày. Đồng thời gừng cũng giúp ổn định tinh thần, điều hòa tâm trạng, kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày rất tốt nên cũng được dùng trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh dạ dày.

chữa đau dạ dày bằng lá ổi
Bài thuốc từ lá ổi và gừng giúp ổn định tinh thần, giảm nhẹ các triệu chứng đau dạ dày

Thực hiện như sau

  • Dùng khoảng 30g lá ổi non rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
  • Gừng 1 củ nhỏ rửa sạch, cạo bỏ
  • Giã nát hoặc xay gừng với lá ổi
  • Sao hỗn hợp này trên chảo cho khô rồi đem sắc cùng 1 lít nước
  • Đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 300ml
  • Dùng uống hết trong ngày

Làm trà bột lá ổi

Dù là loài cây khá phổ biến tuy nhiên không phải nơi nào cũng có sẵn để dùng hằng ngày. Vì vậy để tiện lợi trong sử dụng và có thể bảo quản dược liệu tốt hơn, bạn có thể tự làm bột lá ổi tại nhà. Dùng trà từ bột lá ổi hằng ngày vừa đơn giản vừa đem đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho dạ dày và sức khỏe toàn diện.

Thực hiện như sau

  • Dùng thật nhiều lá ổi, nên chọn những lá ổi hay búp ổi còn non
  • Rửa thật sạch lá ổi, loại bỏ những lá sâu mọt hư hỏng, ngâm với nước muối từ 15- 20 phút để loại bỏ các tạp chất
  • Đem phơi khô hay sấy khô cho nhanh
  • Nghiền hoặc bỏ vào máy xay để xay thành bột mịn
  • Bảo quản lá trà trong lọ thủy tinh, để nơi thoáng mát để dùng dần
  • Mỗi ngày dùng từ 1- 2 thìa bột lá ổi để pha với nước nóng, có thể cho thêm mật ong
  • Dùng ngày 1- 2 để uống sẽ rất tốt cho sức khỏe

Một số lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng lá ổi

Các bài thuốc trên đây đều có nguồn gốc từ dân gian nên chỉ mang tính chất tham khảo, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào khẳng định chính xác hiệu quả các bài thuốc này. Nếu dùng các bài thuốc này để cải thiện các triệu chứng tạm thời vẫn được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên hiệu quả bài thuốc vẫn phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa, cách sử dụng, thời gian sử dụng.

chữa đau dạ dày bằng lá ổi
Bài thuốc từ lá ổi chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng, không hỗ trợ loại bỏ bệnh hoàn toàn

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chú ý các vấn đề sau

  • Bài thuốc chỉ mang tính chất hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, không mang tác dụng loại bỏ bệnh hoàn toàn
  • Người bệnh cần chọn nguồn gốc lá ổi an toàn, chất lượng, tránh sử dụng những lá sâu úa hư hỏng
  • Nên ngâm lá với nước muối sinh lý trước khi sử dụng để loại bỏ các tạp chất nếu có
  • Những bệnh nhân bị đau dạ dày trong thời kỳ mang thai, người đang cho cho bú hay phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt cần xem xét trước khi áp dụng cách chữa trị này.
  • Nên dùng bài thuốc khi còn đói, trước khi ăn để tạo ra lớp màng bảo vệ dạ dày hiệu quả hơn
  • Dù có độ an toàn cao nhưng bài thuốc từ lá ổi có thể gây tương tác với một số loại thuốc. Để hạn chế các ảnh hưởng này, bạn có thể giãn cách thời gian sử dụng hai bài thuốc từ 1- 2 tiếng

Trên đây là những bài thuốc chữa đau dạ dày bằng lá ổi hiệu quả. Tuy nhiên để bệnh mau chóng cải thiện bạn còn cần kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học lành mạnh. Nếu sau một thời gian kiên trì sử dụng mà không có kết quả, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và chỉ định hướng điều trị phù hợp hơn.

Post Comment