Trẻ sơ sinh bị ho khan là dấu hiệu cho thấy có thể bé đang mắc phải một số vấn đề về đường hô hấp vì vậy các mẹ không được chủ quan mà phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục kịp thời, nhanh chóng để tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ nhỏ.
Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho khan hữu ích dành cho các mẹ
Ho là một trong những biểu hiện tự nhiên của cơ thể bé nhằm bảo trẻ khỏi các tác nhân xấu đang xâm nhập vào bên trong hoặc giúp loại bỏ các dị vật ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Đặt biệt ở trẻ sơ sinh, hệ hô hấp vẫn còn chưa phát triển hoàn chỉnh nên vẫn còn non nớt và rất dễ bị các tác nhân bên ngoài như các vi khuẩn, virus xâm nhập gây suy yếu hệ hô hấp và có thể lan sang các cơ quan khác.
Khi có dấu hiệu bị xâm nhập, cơ thể bé sẽ tự bảo vệ mình bằng các ho để loại bỏ các dị nguyên ra ngoài. Vì vậy với các triệu chứng lâu lâu mới ho hay hắt xì ở trẻ sơ sinh có thể không cần lo lắng.Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài dai dẳng lại triệu chứng ho khan và có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số bệnh về đường hô hấp mà phụ huynh cần phải lưu ý.
Các nguyên nhân có thể gây ra ho khan ở trẻ bao gồm
- Do bị cảm lạnh: Tình trạng này xuất hiện khi thanh quản của bé có dấu hiệu bị viêm hoặc do các phản ứng của khí quản dưới sự tác động của nhiệt độ thay đổi xảy ra khi về chiều tối và ban đêm.
- Do dị ứng, hen suyễn: Nếu cơn ho xuất hiện một cách đột ngột, sau đó kéo dài dai dẳng kèm theo tiếng rít khó chịu có thể bị đã bị hen suyễn hoặc gặp phải các tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc.
- Mắc các bệnh về hô hấp: Ho khan kèm theo sốt cao lên đến trên 38 độ và khó thở có thể là dấu hiệu của việc bé đã bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm họng cấp.
- Do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc có dị vật trong cổ họng: Nếu cơn ho khan kéo dài dai dẳng, kèm theo các triệu chứng như khó thở, tiếng thở khò khè có thể là do trong họng bé có vướng dị vật nào đó hoặc cảnh báo bé đã bị nhiễn vi khuẩn, virus
- Ho gà: Nếu các cơn ho bạn đầu của bé khá nhỏ và ngắn, sau đó dần kéo dài ra ho nhiều, ho dữ dội, tiếng thở rít, sốt nhẹ kèm theo chảy nước mắt, nước mũi, da mặt tím tái lại thì có thể đấy chính là dấu hiệu của bệnh ho gà.
- Trào ngược dạ dày: Trẻ bị trào ngược dạ dày khiến các acid dịch trào ngược lên thực quản gây ợ chua, nóng rát và ngứa cổ cũng gây ra triệu chứng ho khan kéo dài.
- Một số nguyên nhân khác: mẹ dùng than củi xông sau sinh, bé bị nhiễm virus hợp bào hô hấp hoặc trong gia đình có khói thuốc cũng là nguyên nhân gây ho khan ở trẻ nhỏ.
Theo thống kê cho thấy các nguyên nhân gây ho khan ở trẻ chủ yếu là do cảm lạnh hoặc do các virus xâm nhập. Nếu thấy trẻ bị ho khan kèm các triệu chứng sau phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Các biểu hiện nguy hiểm bao gồm
- Thở khò khè.
- Hơi thở yếu
- Ho khan có thể kèm theo có đờm có màu vàng, xanh hoặc có vệt máu.
- Sốt cao
- Trẻ bỏ bú hoặc không chịu uống sữa (nếu trẻ dùng sữa công thức)
- Sốt cao
- Ho dữ dội có thể kèm theo nôn trớ
- Bị ho dai dẳng sau 2- 3 tuần liên tiếp không đỡ dù đã được điều trị.
Đây có thể các các dấu hiệu cho thấy bé đang bị mắc các bệnh lý nguy hiểm, phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện uy tín để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác.
Điều trị chứng ho khan ở trẻ sơ sinh
Với trẻ sơ sinh, việc dùng các loại thuốc Tây hỗ trợ điều trị là điều không thực sự tốt. Lúc này, chức năng gan, thận của bé chưa thực sự hoàn chỉnh nên việc sử dụng thuốc chưa có hiệu quả tốt, thậm chí có thể gây ngộ độc và vàng da. Đặc biệt với những trẻ dưới 1 tuổi thì càng không nên sử dụng các loại thuốc Tây. Một số loại thuốc trị ho trên thị trường cũng không được chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể gây tử vong.
Thay vào đó, phụ huynh nên điều trị bằng các phương pháp tự nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ trước khi sử dụng thuốc. Một số phương pháp mà mẹ có thể sử dụng như
Nhỏ mũi bằng nước muối
Ho khan có thể đi kèm với các triệu chứng ho có đờm hoặc sổ mũi làm các dịch tiết này chảy xuống phía sau thành họng khiến bé khó thở và càng ho dữ dội hơn. Sử dụng nước muối sinh lý là bài thuốc đơn giản giúp sát khuẩn, làm loãng dịch nhầy trong mũi giúp đường thở thông thoáng và ngăn chặn các vi khuẩn lây nhiễm sang các cơ quan khác.
Với trẻ sơ sinh, bé chưa thể tự xì mũi được. Vì thế phụ huynh cần phải nhỏ nhẹ nhàng vài giọt nước muối vào mũi rồi chờ vài phút để dịch nhầy loãng ra rồi sử dụng ống hút mũi để làm sạch các dịch mũi. Phụ huynh có thể dùng tay hoặc tốt hơn là dùng các dạng chai xịt chuyên dụng cho đảm bảo. Lưu ý là dùng một lực nhẹ nhàng vì có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương.
Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ
Người lớn khi ho khan thường được chỉ định uống nhiều nước để làm loãng đờm. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa nên uống nước, vì vậy phụ huynh có thể bổ sung nước cho bé bằng sữa mẹ. Phụ huynh nên tăng cường cữ bú cho con, vừa giúp ngăn ngừa tính trạng nôn trớ vừa đảm bảo dinh dưỡng và đề kháng cho bé.
Bên cạnh đó việc tăng cường bú sữa cũng giúp tăng cường chất lỏng để làm loãng dịch nhầy trong mũi. Nhờ đó tình trạng mũi được thông thoáng, bé dễ thở hơn xoa dịu kích ứng trong cổ họng giúp các triệu chứng ho dai dẳng thuyên giảm nhanh chóng.
Với những trẻ từ trên 6 tháng tuổi bên cạnh việc tăng cường bú sữa mẹ, phụ huynh cũng có thể bắt đầu cho bé uống nước và các thức ăn dạng loảng để bổ sung nước cho con, giảm ho hiệu quả.
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng
Việc ở trong môi trường hanh khô hoặc có độ lạnh cao, phòng có máy lạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến niêm mạc cổ họng của bé bị khô, gây ra các kích ứng làm các triệu chứng ho khan dai dẳng hơn. Vì vậy phụ huynh nên chuẩn bị thêm một máy tạo độ ẩm trong phòng gần nơi bé ngủ sẽ tốt hơn cho vùng họng của con.
Nâng cao đầu trẻ khi ngủ
Kê đầu cao khi ngủ sẽ giúp đường thở của bé được thông thoáng, từ đó giúp giảm các triệu chứng ho khan khi về đêm. Đồng thời phương pháp này cũng có tác dụng hạn chế tình trạng chảy ngược nước mũi xuống phía sau có thể làm kích thích thành họng khiến cho trẻ sơ sinh bị ho.
Phụ huynh chỉ cần lấy một cái gối mềm mỏng hoặc một cái khăn mỏng gấp lại đặt xuống phía dưới để nâng cao từ phần bả vai của bé trở lên đầu. Đây là phương pháp kê cao đầu an toàn không ảnh hưởng đến khu vực đầu vai cổ của con giúp bé được hô hấp bình thường khi ngủ, thuyên giảm các triệu chứng ho khan, đặc biệt về đêm.
Dùng một số loại tinh dầu
Các loại tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống virus, kháng viêm tự nhiên giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại ở vòm họng nhanh chóng và hiệu quả. Sử dụng tinh dầu cho bé sơ sinh giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng ở đường hô hấp như viêm họng, ho khan, cảm cúm…
Mẹ có thể dùng các tinh dầu tự nhiên an toàn cho con như tinh dầu tràm trà, dầu khuynh diệp, dầu bạc hà, dầu kinh giới hay dầu bạch đàn đều có hiệu quả rất tốt.
Phụ huynh có thể cho vài giọt tinh dầu vào nước tắm cho bé để sát khuẩn cơ thể. Khi tắm nước nóng có chứa tinh dầu, hơi nước sẽ xông lên như một cách xông hơi tự nhiên làm cho các tinh dầu đi vào đường thở và tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, làm sạch đường hô hấp cho bé. Nhờ đó bé vừa được tăng cường đề kháng bên ngoài và giảm viêm, xoa dịu cơn ho bên trong một cách tự nhiên.
Cho vài giọt tinh dầu vào máy dưỡng ẩm để trong phòng cũng là liệu pháp giúp bé được hít thở không khí vừa có độ ẩm lại an toàn, giúp cho đường thở thông thoáng hơn.
Mẹ cũng có thể bôi dầu vào vị trí gan bàn chân trước khi đi ngủ hoặc trước khi ra ngoài giúp giữ ấm cơ thể và làm các triệu chứng ho khan thuyên giảm rất tốt. Chỉ cần lấy vài giọt tinh dầu thoa nhẹ vào trị trí lõm của bàn chân, day nhẹ và massage chân cũng giúp bé thoải mái.
Để giảm các triệu chứng ho và thông đường thở nhanh nhất, phụ huynh có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào khăn sữa để cho bé hít trực tiếp trong khoảng 5 phút. Sau đó dùng luôn khăn này để quấn quanh cổ bé sẽ có tác dụng giữ ấm, thông họng, giảm ho an toàn hiệu quả cho bé.
Phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị ho khan
Ho khan ở trẻ sơ sinh không phải tình trạng quá nghiêm trọng vì phụ huynh hoàn toàn có thể phòng tránh được. Chỉ cần chú ý một chút trong phương pháp chăm sóc trẻ mỗi ngày thì có thể hoàn toàn ngăn ngừa được các triệu chứng này xuất hiện làm suy giảm sức khoẻ của bé.
Các biện pháp phòng ngừa ho khan mà phụ huynh cần chú ý bao gồm
- Cho bé nghỉ ngơi trong môi trường thông thoáng và thoải mái, cho bé tắm nắng vào những ngày nắng ấm trong khoảng từ 7 -9h.
- Cho bé tiêm phòng với liều đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Duy trì việc cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu.
- Giữ gìn vệ sinh khu vực nghỉ ngơi và vui chơi của trẻ.
- Cho bé hạn chế tiếp xúc với những người mắc các bệnh hô hấp có khả năng lây nhiễm.
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ họng trước khi ra ngoài.
- Nếu muốn bổ sung vitamin D hay các dưỡng chất khác từ thuốc uống hay qua đường tiêm nên tham vấn chuyên gia trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Trẻ sơ sinh bị ho khan sẽ không quá nguy hiểm nếu phụ huynh có thể phát hiện và điều trị sớm. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho phụ huynh nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc trẻ.