Mách bạn 8 cách trị ho cho bà bầu an toàn và hiệu quả tại nhà

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu luôn phải hạn chế việc uống thuốc trị ho vì một số thành phần cso trong thuốc sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi. Vậy cách giải quyết tốt nhất cho các mẹ là vận dụng 8 cách trị ho cho bà bầu theo phương pháp dân gian để  đẩy lùi những cơn ho khan dai dẳng gây khó chịu nhưng vẫn an toàn và hiệu quả nhanh chóng.

Vậy nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu bị ho là gì?

Trong suốt quá trình mang thai sức đề kháng của người mẹ luôn không ổn định và thường suy yếu. Vì vậy, việc chị em dễ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh là một vấn đề vấn thường gặp phải. Bệnh lý sẽ thường biểu hiện qua nhiều triệu chứng khó chịu như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, nhức đầu, đặc biệt là ho khan, ho rát cổ họng và ho có đờm. Dưới đây là một số lý do gây ra những cơn ho phiền toái của các mẹ bầu:

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho?
Trong suốt thai kỳ, sức đề kháng của phụ nữ mang thai suy yếu. Vì vậy, chị em thường dễ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh…

 

  • Bà bầu bị dị ứng hoặc kích thích: Cơ địa của người phụ nữ mang thai vô cùng nhạy cảm. Do đó, họ rất dễ bị dị ứng với phấn hoa, lông thú, bụi bẩn, hóa chất hoặc khi thời tiết thay đổi…
  • Môi trường ô nhiễm: Nếu sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, thường xuyên hít khói thuốc lá hay phải làm việc quá lâu trong phòng máy lạnh, mẹ bầu sẽ dễ bị ho hơn.
  • Thai nhi đang phát triển: Khi thai nhi phát triển, tử cung phình to, tạo ra áp lực lên khoang bụng. Sự thay đổi này khiến axit trong dạ dày trào ngược lên đường hô hấp. Hiện tượng trào ngược dạ dày có thể khiến người mẹ bị ngứa rát cổ họng hoặc viêm đường hô hấp.
  • Lưu lượng máu gia tăng: Kể từ tuần thứ 4 của thai kỳ, lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ sẽ gia tăng. Điều này gây ra áp lực cho các mạch máu tại khoang mũi, đồng thời kích thích cơ thể tiết nhiều dịch nhầy hơn, khiến bà bầu bị nghẹt mũi và ho có đờm.
  • Mẹ bầu mắc bệnh hen suyễn: Khi mang thai, những chị em có tiền sử mắc hen suyễn thường gặp phải những triệu chứng liên quan đến đường hô hấp.
  • Sức đề kháng yếu gây ra bệnh viêm họng, viêm phổi: Trong thời kỳ thai nghén, sức đề kháng của phụ nữ mang thai suy yếu đáng kể. Vì vậy, chị em dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Nếu không được chăm sóc chu đáo và cẩn thận, người mẹ sẽ dễ dàng bị virus, vi khuẩn tấn công, dẫn đến bệnh viêm họng, viêm mũi, viêm phổi… nhất là khi thời tiết thất thường.

Bà bầu bị ho có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng liệu bệnh ho có gây nguy hiểm cho thai nhi không. Theo các chuyên gia, mức độ ảnh hưởng của triệu chứng này phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình hình sức khỏe của người mẹ, cụ thể như sau:

  • Nếu phụ nữ mang thai bị ho do cảm lạnh thông thường thì bé hoàn toàn bình thường (vì thai nhi đã được màng nước ối bảo vệ khỏi các áp lực khi người mẹ bị ho).
  • Nếu thai phụ bị ho do nhiễm trùng phổi hay hen suyễn thì thai nhi có thể phải chịu ảnh hưởng gián tiếp. Sau khi ra đời, em bé có thể bị lây bệnh viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn từ người mẹ.
  • Nếu chị em bị ho do nhiễm virus, nhiễm trùng và điều trị bằng thuốc kháng sinh không đúng liều lượng thì em bé có thể bị sinh non hoặc dị tật bẩm sinh.
  • Nếu phụ nữ mang thai ho liên tục kèm theo biểu hiện mất ngủ, chán ăn, suy nhược cơ thể thì thai nhi sẽ chậm phát triển.
  • Nếu bị ho quá nhiều và nghiêm trọng, người mẹ có thể bị động thai hoặc thậm chí sảy thai.

Do đó, khi thấy cơn ho trở nên trầm trọng hơn kèm theo một số triệu chứng bất thường, người mẹ cần đi khám bác sĩ ngay để được chăm sóc và điều trị kịp thời, hiệu quả.

8 cách trị ho cho bà bầu an toàn hiệu quả nhanh tại nhà

Để điều trị triệu chứng ho nhanh chóng và hiệu quả trong quá trình mang thai, các bà bầu thường tin tưởng áp dụng 8 bài thuốc dân gian an toàn, lành tính dưới đây:

1. Cách trị ho cho bà bầu với mật ong

Nếu bị ho do cảm lạnh, chị em có thể uống trà gừng mật ong để hạn chế triệu chứng này. Hợp chất Gingerol giúp ức chế RSV (virus gây cảm lạnh) và chống viêm đường hô hấp. Trong khi đó, mật ong cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, hỗ trợ diệt trùng, kháng khuẩn thời tăng cường miễn dịch.

Cách trị ho cho bà bầu với mật ong
Mật ong cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, hỗ trợ diệt trùng, kháng khuẩn thời tăng cường miễn dịch.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 4 – 5 muỗng cà phê mật ong
  • Làm sạch củ gừng rồi thái thành lát mỏng
  • Cho gừng vào ly rồi châm thêm 300ml nước sôi 
  • Ngâm trà trong vòng 15 phút, sau đó bỏ mật ong vào, khuấy đều
  • Dùng trà khi còn ấm, có thể ăn kèm 1 lát gừng tươi để giảm nhanh triệu chứng ho và đau họng

Lưu ý: Vì gừng có tác dụng chống đông máu nên mẹ bầu chỉ nên sử dụng dược liệu này với liều lượng phù hợp. Nếu lạm dụng gừng, bạn có thể bị chảy máu bất thường, ợ nóng, đầy bụng, đau thượng vị…

2. Cách trị ho cho bà bầu với quả lê

Đông y cho rằng quả lê tính thanh mát, vị hơi chua, có tác dụng tiêu đờm, nhuận phế và giảm ho hiệu quả. Món lê hấp đường phèn giúp làm loãng đờm, cải thiện tình trạng đờm ứ, nhờ đó mẹ bầu dễ dàng tống đờm ra khi ho khạc.

trái lê
Đông y cho rằng quả lê tính thanh mát, vị hơi chua, có tác dụng tiêu đờm, nhuận phế và giảm ho hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả lê tươi (lê sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng), rửa sạch, cắt cuống và bỏ hạt.
  • Giã nhuyễn đường phèn 
  • Cho lê và đường vào một cái chén nhỏ, chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm trong 20 – 25 phút
  • Múc ra để nguội rồi dùng cả nước lẫn cái

3. Cách trị ho cho bà bầu với chanh đào

Lượng vitamin C dồi dào trong quả chanh đào có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm vô cùng hiệu quả. Thêm vào đó, thành phần Kali của loại quả này cũng rất tốt cho hoạt động của thận. Với bài thuốc trị ho đơn giản dưới đây, chị em sẽ đẩy lùi được tình trạng ngứa rát cổ họng đồng thời tăng cường sức khỏe.

Cách trị ho cho bà bầu với chanh đào
Lượng vitamin C dồi dào trong quả chanh đào có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch chanh đào bằng nước muối pha loãng
  • Bổ đôi hoặc thái chanh thành lát mỏng và giữ lại hạt
  • Ngâm chanh đào với mật ong nguyên chất trong 1 chiếc bình thủy tinh đã rửa sạch khoảng 10 – 15 ngày
  • Uống trực tiếp 2 – 3 muỗng cà phê/ngày hoặc pha với nước ấm
  • Dùng 2 lần/ngày

4. Cách trị ho cho bà bầu với tỏi

Không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp nhỏ của mỗi gia đình Việt, tỏi còn là một dược liệu quý, thường được các bà, các mẹ tận dụng làm thuốc trị ho tại nhà. Đặc tính kháng viêm, sát khuẩn của tỏi sẽ giúp phụ nữ mang thai nhanh chóng giải quyết chứng bệnh phiền toái này.

tỏi
Đặc tính kháng viêm, sát khuẩn của tỏi sẽ giúp phụ nữ mang thai nhanh chóng giải quyết chứng bệnh phiền toái này.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 2 – 3 tép tỏi (để nguyên vỏ) rồi gói vào 1 tờ giấy bạc thành nhiều lớp
  • Nướng tỏi 20 giây trên bếp than hay lò vi sóng, lúc này, tỏi bắt đầu tỏa mùi thơm phức
  • Để nguội rồi bóc vỏ, sau đó đem tán thành bột mịn
  • Hòa bột tỏi với 300ml nước, khuấy đều 
  • Uống 3 lần/ngày 

Lưu ý: Bà bầu có tiền sử mắc bệnh tiêu chảy, gan, thận tuyệt đối không áp dụng bài thuốc trị ho từ tỏi.

5. Cách trị ho cho bà bầu với lá hẹ

Dùng lá hẹ hấp là một trong những cách trị ho cho bà bầu tại nhà vô cùng hiệu nghiệm. Với nhiều hoạt chất kháng khuẩn (Saponin, Odorin), lá hẹ có thể ức chế các loại vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có thể giảm viêm, tiêu đờm và làm dịu cổ họng.

Cách trị ho cho bà bầu với lá hẹ
Với nhiều hoạt chất kháng khuẩn (Saponin, Odorin), lá hẹ có thể ức chế các loại vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm hẹ tươi, để ráo nước
  • Cắt hẹ thành khúc vừa ăn rồi cho vào chén
  • Chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm trong khoảng 20 phút
  • Để nguội rồi lọc lấy nước uống, có thể ăn cả lá hẹ để củng cố tác dụng chữa bệnh

Lưu ý: Nếu thích ăn hẹ, chị em có thể bổ sung một số món ăn từ loài rau này vào thực đơn hàng ngày nhằm trị ho, giảm đau bụng và bồi bổ cơ thể.

6. Cách trị ho cho bà bầu với củ cải trắng

Theo quan niệm của Đông y, củ cải trắng có khả năng giảm ho, tiêu đờm, nhuận phế và kiện tỳ tiêu thực. Do đó, dân gian thường tận dụng loại thảo dược này để giải quyết tình trạng viêm họng ở phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, củ cải trắng còn giúp mẹ bầu giảm chướng bụng, đầy hơi, chán ăn, từ đó kích thích tiêu hóa.

Cách trị ho cho bà bầu với củ cải trắng
Theo quan niệm của Đông y, củ cải trắng có khả năng giảm ho, tiêu đờm, nhuận phế và kiện tỳ tiêu thực.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị mật ong nguyên chất và ½ củ cải trắng
  • Rửa sạch củ cải, cắt thành miếng nhỏ rồi giã nhuyễn lấy nước cốt
  • Cho thêm 2 muỗng cà phê mật ong vào dung dịch
  • Uống 2 – 3 lần/ngày

Ngoài ra, chị em có thể dùng thêm các món ăn từ củ cải (sườn non kho củ cải, củ cải xào thịt, canh củ cải hầm xương…) để hỗ trợ giảm ho và tăng cường sức đề kháng.

7. Cách trị ho cho bà bầu bằng phương pháp xông hơi với sả

Bà bầu có thể xông hơi với sả nếu thấy các cơn ho đi kèm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi. Cách làm này có khả năng dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra ngoài, cải thiện tình trạng đờm ứ trong cổ họng và làm giảm ho khan, ho có đờm. Bên cạnh đó, mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu của sả sẽ góp phần cuốn trôi những căng thẳng, âu lo trong tâm trí của chị em.

sả
Mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu của sả sẽ góp phần cuốn trôi những căng thẳng, âu lo trong tâm trí của chị em.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chanh và 4 – 6 nhánh sả
  • Rửa sạch 2 nguyên liệu, sau đó vò nát lá chanh và đập giập sả
  • Cho sả và lá chanh vào 2 lít nước đang sôi
  • Nấu thêm 10 phút rồi tắt bếp
  • Xông hơi trong vòng 15 phút

8. Cách trị ho cho bà bầu với lá tía tô

Dân gian lưu truyền rằng lá tía tô có tác dụng hóa đờm, tán phong hàn, đặc biệt là an thai. Vì vậy, cháo tía tô sẽ là một trong những cách trị ho cho bà bầu tại nhà hiệu quả nhất mà bạn nên tham khảo và áp dụng.

lá tía tô
Dân gian lưu truyền rằng lá tía tô có tác dụng hóa đờm, tán phong hàn, đặc biệt là an thai.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít lá tía tô, gừng tươi, trứng gà và 100g gạo tẻ
  • Vo sạch gạo, ngâm cho mềm rồi nấu thành cháo
  • Rửa sạch gừng cùng lá tía tô, sau đó thái thành sợi
  • Khi cháo đã nhuyễn mịn, bỏ vào nồi 2 quả trứng gà rồi khuấy đều
  • Nêm thêm gia vị, cho gừng tươi và lá tía tô vào, trộn đều rồi tắt bếp
  • Nên ăn khi cháo còn nóng

Sau khi dùng món này, chị em sẽ đổ nhiều mồ hôi, hạ sốt, giảm ho và đau họng đáng kể. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cách làm này cùng mẹo xông hơi với sả nhằm tăng cường tác dụng chữa bệnh.

Một số điều bà bầu cần lưu ý khi trị ho tại nhà

Với nguyên liệu chính là những loại thảo dược thiên nhiên lành tính, 8 cách trị ho cho bà bầu trong bài viết này có ưu điểm là an toàn và hiếm khi gây ra tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, khi làm theo các mẹo dân gian trên, chị em cần lưu ý:

  • Vì hiệu quả chữa bệnh phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và tình trạng bệnh lý nên những cách làm này thường chậm phát huy tác dụng. Do đó, mẹ bầu cần kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày liên tục trong một khoảng thời gian cho đến khi triệu chứng ho thuyên giảm.
  • Nếu bạn thực hiện không đều, những cơn ho kéo dài có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
  • Một số loại dược liệu mang dược tính mạnh, có thể ảnh hưởng đến thai nhi như gừng, tỏi, tía tô… Vì vậy, bà bầu chỉ nên sử dụng với liều lượng thích hợp.
  • Uống nhiều nước, xây dựng chế độ ăn giàu dưỡng chất và năng lượng, đặc biệt là vitamin C nhằm nâng cao sức đề kháng đồng thời ngăn ngừa bệnh tật
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý
  • Tránh uống nước đá, cà phê, rượu bia, không ăn các thực phẩm lạnh hoặc chứa những thành phần có thể gây kích ứng
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi mưa bão, giao mùa, thời tiết thất thường…
  • Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
  • Luyện tập thể dục vừa sức để cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe 
  • Chủ động khám thai định kỳ, thường xuyên thăm khám bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng sốt, ho kèm đau ngực
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ
Một số điều bà bầu cần lưu ý khi trị ho tại nhà
Uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bà bầu nhanh chóng đẩy lùi cơn ho.

Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ?

Những cơn ho đi kèm cảm giác đau họng vốn là triệu chứng bình thường và phổ biến ở phụ nữ mang thai khi niêm mạc hô hấp bị kích thích. Trong đa số trường hợp, những biểu hiện này ít ảnh hưởng đến sức sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu bệnh tình trở nặng với tình trạng ho dữ dội kéo dài, người mẹ có thể bị co thắt tử cung. Điều này làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Vì vậy, mẹ bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ khi gặp phải những triệu chứng sau:

  • Ho dai dẳng và dữ dội
  • Ho đi kèm hiện tượng mệt mỏi, ớn lạnh, khó thở, sốt cao, ho ra máu…
  • Các cơn ho không thuyên giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những cách trị ho cho bà bầu tại nhà hữu ích. 8 bài thuốc dân gian trên đã được áp dụng rộng rãi và mang lại kết quả khả quan. Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh ho, chị em nên kết hợp các mẹo trị bệnh này với việc duy trì lối sống khoa học, lành mạnh. Khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chăm sóc chu đáo và điều trị kịp thời.

Post Comment