Hướng dẫn điều trị bệnh á sừng sau sinh an toàn cho các mẹ bỉm

Bệnh á sừng sau sinh là một trong những bệnh lý khá phổ biến với các triệu chứng đặc trưng như bong tróc, khô ráp, nức nẻ, ngứa ngáy,.. việc này khiến cho các mẹ bỉm gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Vì vậy bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, vì nếu để xảy ra trường hợp bị bội nhiễm, nhiễm trùng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Hướng dẫn điều trị bệnh á sừng sau sinh an toàn cho các mẹ bỉm

Bệnh á sừng sau sinh thường xuất hiện khi da có trạng thái bị khô ráp, bong tróc, nức nẻ, thậm chí là chảy máu vì lớp sừng trên da đang chuyển hóa dở dang, các tế bào còn nhân và nguyên sinh. Trong y học, lớp sừng này sẽ được gọi là sừng non, sừng tạp, sừng bở, sừng kém chất lượng.

Bệnh á sừng sau sinh
Bệnh á sừng sau sinh là trạng thái da mẹ bỉm bị khô ráp, bong tróc, nức nẻ, thậm chí là chảy máu do lớp sừng đang chuyển hóa dở dang, các tế bào còn nhân và nguyên sinh

 

Đây là một bệnh lý phổ biến của phụ nữ sau sinh và thường khởi phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Các triệu chứng của bệnh á sừng thường sẽ tập trung ở nhiều vùng da khác nhau như bàn tay, da đầu, bàn chân,…

Về cơ bản, á sừng sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ bỉm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Trường hợp để bệnh kéo dài, chữa trị chậm trễ có thể gây ra các biến chứng như bội nhiễm, nhiễm trùng, dẫn đến nguy cơ tử vong cao nếu không can thiệp y tế kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh á sừng sau sinh

Nguyên nhân gây bệnh á sừng sau sinh đến nay vẫn chưa được xác định. Nhưng theo một số chuyên gia và bác sĩ da liễu thì bệnh có thể đến từ một số yếu tố sau đây:

  • Gen di truyền: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng gen di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh á sừng sau sinh. Khi gia đình có ba mẹ, ông bà hoặc người thân có tiền sử hoặc đang mắc căn bệnh này thì khả năng cao mẹ bỉm cũng sẽ bị á sừng.
  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ sau sinh thường bị thay đổi hormone một cách đột ngột dẫn đến sự biến đổi bất thường ở các cơ quan trong cơ thể, trong đó có làn da. Lúc này, da của mẹ bỉm sẽ trở nên mẩn cảm và dễ bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài nên sẽ dễ bị á sừng hơn người bình thường.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý, thiếu các vitamin A, C, D, E làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng. Lúc này, các tế bào da sẽ tăng sinh nhanh và bất thường, dẫn đến chất lượng lớp sừng bị ảnh hưởng khiến phụ nữ sau sinh dễ mắc bệnh nếu không bổ sung kịp thời dinh dưỡng.
  • Nhiễm khuẩn: Phụ nữ sau khi sinh thường có sức đề kháng rất yếu nên sẽ dễ chịu sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây viêm họng, viêm amidan,… làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh á sừng.
  • Dị ứng với các dị nguyên: Lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn,… là những dị nguyên có khả năng kích hoạt và làm khởi phát bệnh á sừng ở phụ nữ sau sinh. Nếu mẹ bỉm là người có địa mẩn cảm thì tốt nhất hãy tránh xa chúng nếu không muốn da bị bong tróc, khô ráp.
  • Chấn thương: Đây là một trong những yếu tố có thể gây ra á sừng cho phụ nữ sau sinh. Theo các nghiên cứu, người có làn da thường xuyên bị nhiễm độc hoặc bị tổn thương do chấn thương nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây khởi phát bệnh á sừng.
  • Các yếu tố khác: Ngoài những yếu tố trên thì bệnh á sừng sau sinh còn có thể bắt nguồn từ các phản ứng phụ của thuốc, dị ứng thời tiết, nguồn nước ô nhiễm,…

Biết được nguyên nhân gây bệnh á sừng sau sinh là một bước quan trọng để mẹ bỉm có thể chủ động trong việc điều trị và phòng tránh bệnh. Vì vậy, hãy ghi nhớ thật kĩ để có biện pháp xử lý kịp thời nếu chẳng may mắc phải.

Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng sau sinh

Bệnh á sừng sau sinh có thể dễ dàng nhận biết thông qua các biểu hiện trên da. Cụ thể:

  • Da bị khô ráp và bong tróc: Là triệu chứng đầu tiên cảnh báo mẹ bỉm đang bị á sừng. Tình trạng da khô ráp và bong tróc sẽ thường xuất hiện ở đầu ngón tay, lòng bàn tay, gót chân, đầu ngón chân,…
  • Ngứa ngáy và khó chịu: Là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh á sừng sau sinh. Mẹ bỉm sẽ luôn cảm thấy cơ thể ngứa ngáy, khó chịu và phải liên tục gãi để kiềm hãm cơn ngứa.
  • Da nức nẻ và chảy máu: Đối với các trường hợp bị á sừng nặng, da phụ nữ sau sinh có thể bị nức nẻ và chảy máu. Người bệnh tránh dùng tay để cào gãi hãy chà xát vì có thể khiến tổn thương lan rộng, gây lỡ loét và dễ nhiễm trùng.
  • Nổi mụn nước: Trong một số trường hợp, người bị á sừng sau sinh có thể sẽ bị nổi mụn nước thành từng mảng gây đau rát và ngứa ngáy dữ. Nếu không được kiểm soát kịp thời bệnh sẽ ngày càng chuyển biến nặng, gây khó khăn trong công tác điều trị.
Bệnh á sừng sau sinh
Da người bị á sừng thường bị khô ráp, bong tróc, nức nẻ, ngứa ngáy, nổi mụn nước,…

Cách điều trị bệnh á sừng sau sinh an toàn cho mẹ bỉm

Áp dụng các bài thuốc ngâm rửa dân gian hay sử dụng thuốc tây là những cách chữa bệnh á sừng an toàn và cho hiệu quả cao. Mẹ bỉm có thể tham khảo và chọn cho mình biện pháp phù hợp để  có thể tạm biệt ngay nổi ám ảnh mang tên “á sừng”.

Áp dụng các bài thuốc ngâm rửa dân gian

Khi bị mắc bệnh á sừng sau sinh ở mức độ nhẹ, mẹ bỉm có thể áp dụng một số bài thuốc ngâm rửa dân gian để cải thiện nhanh tình trạng bong tróc và nức nẻ trên da, giúp da sớm phục hồi lại mịn màng như xưa.

Bài thuốc 1: Dùng lá lốt

Dùng lá lốt ngâm rửa để chữa bệnh á sừng sau sinh là bài thuốc đơn giản, lành tính và cho hiệu quả cao. Mẹ bỉm có thể thực hiện ngay tại nhà mà không tốn quá nhiều thời gian, lại tiết kiệm được chi phí điều trị.

Trong Đông y, lá lốt có tính ấm, vị cay, có tác dụng giảm đau và sưng tấy, kháng khuẩn, chống viêm. Còn trong Tây y, lá lốt chứa một lượng lớn tinh dầu và hoạt chất alcaloid có khả năng giảm sưng viêm, làm mềm da, kích thích tái tạo da mới, đẩy lùi tình trạng bong tróc, nức nẻ, chảy máu trên da.

Bệnh á sừng sau sinh
Dùng lá lốt ngâm rửa để chữa bệnh á sừng sau sinh là bài thuốc đơn giản, lành tính và cho hiệu quả cao

Chuẩn bị:

  • 50gr lá lốt tươi
  • 1 ít muối hạt
  • 1 lít nước

Cách thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch, ngâm trong nước muối một lúc để diệt khuẩn.
  • Cho lá lốt, muối và nước vào nồi đun sôi trong 15 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước lá lốt ra thau và chờ một chút để nước nguội bớt.
  • Tiến hành ngâm rửa vùng da bị á sừng trong 1 giờ.
  • Rửa lại với nước sạch và dùng khăn mềm lau khô.
  • Thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày đến khi bệnh khỏi hẳn thì ngưng.

Bài thuốc 2: Dùng lá chè xanh

Theo dân gian, người bị á sừng sau sinh nếu ngâm rửa vùng da bị tổn thương trong nước lá chè xanh có thể cải thiện nhanh các triệu chứng và giúp bệnh sớm hồi phục.

Người ta tìm thấy trong lá chè xanh có rất nhiều hoạt chất có lợi cho người bị á sừng. Đó là các vitamin, tinh dầu, khoáng chất,… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp dưỡng ẩm da, làm lành tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo da mới.

Chuẩn bị:

  • 50gr lá chè xanh tươi
  • 1 lít nước
  • Muối hạt

Các bước thực hiện:

  • Lá chè xanh đem rửa với nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và tiến hành đun đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Chờ cho nước chè xanh nguội bớt thì đem đi ngâm rửa vùng da bị á sừng trong 1 giờ.
  • Rửa lại với nước sạch lần nữa để loại đi bã lá còn xót lại trên người.
  • Kiên trì áp dụng mỗi ngày thì sau 7-10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm dần.

Bài thuốc 3: Dùng lá tía tô

Lá tía tô có tính ấm, vị cay, chứa nhiều tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, làm dịu da. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất (sắt, photpho, canxi) có tác dụng cao trong việc điều trị các bệnh lý về da, đặc biệt là á sừng. Mẹ bỉm chỉ cần kiên trì thực hiện mỗi ngày là các triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy, khô ráp sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Bệnh á sừng sau sinh
Dùng lá tía tô để ngâm rửa vùng da bị á sừng có thể cải thiện bệnh nhanh chóng

Chuẩn bị:

  • 50gr – 100gr lá tía tô tươi
  • 1 lít nước

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo.
  • Cho nguyên liệu vào nồi nấu với lửa nhỏ, đun sôi trong 10-15 phút.
  • Tắt bếp và chờ cho nước lá tía tô nguội bớt thì đem đi ngâm rửa vùng da bị á sừng.
  • Rửa lại vùng da bị tổn thương lần nữa với nước sạch, dùng khăn mềm lau khô.

Bài thuốc 4: Dùng lá trầu không

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, lá trầu không chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho người bị á sừng. Trong đó có thể kể đến tinh dầu, phenol, vitamin, các axit amin,… Các hoạt chất này sẽ giúp cơ thể ức chế được sự phát triển và lây lan của các vi khuẩn gây hại, rút ngắn quá trình làm lành tổn thương trên bề mặt da, làm cho da sớm mềm mại và mịn màng trở lại.

Nguyên liệu cần có:

  • 10 lá trầu không tươi
  • 1 lít nước

Cách thực hiện:

  • Rửa trước lá trầu không trong nước sạch, sau đó đem ngâm trong nước muối 15 phút.
  • Vò nát lá trầu không và cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước, đun sôi 15 phút rồi tắt bếp.
  • Đợi cho nước trầu không bớt nóng thì tiến hành ngâm rửa vùng da bị tổn thương trong 30 phút đến 1 tiếng.
  • Mẹ bỉm kiên trì thực hiện 1 lần/ngày thì sau vài tuần bệnh sẽ khỏi hẳn.

Bài thuốc 5: Lá Đinh Lăng

Lá đinh lăng là nguyên liệu quý trong Đông y và được dùng rất nhiều trong các bài thuốc chữa các bệnh ngoài da. Lá có tính mát, vị đắng, có tác dụng giảm viêm và sưng ngứa, kháng khuẩn, giảm phù nề.

Ngoài ra, giới Tây y còn tìm thấy trong lá đinh lăng các chất Flavonoid, Glycosid, Alkaloid, Vitamin B1,… Đây là những hoạt chất rất có lợi với người bị á sừng, có thể giúp da giảm khô ráp và trở nên mềm mại hơn. Đồng thời, còn tăng cường được sức đề kháng, bảo vệ và nuôi dưỡng làn da, đẩy nhanh quá trình phục hồi da mới.

Bệnh á sừng sau sinh
Dùng nước lá đinh lăng ngâm rửa vùng da bị tổn thương có thể chữa được bệnh á sừng sau sinh

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá đinh lăng
  • 1-2 lít nước

Cách thực hiện:

  • Lá đinh lăng sau khi mua về thì rửa sạch với nước và để ráo.
  • Cho lá đinh lăng và nước đã chuẩn bị vào nồi đun sôi trong 15 phút.
  • Tắt bếp và chờ cho nước nguội bớt thì đem đi ngâm rửa vùng da bị á sừng.
  • Phần bã có thể chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương để tăng thêm hiệu quả điều trị.
  • Áp dụng 1-2 lần/ngày đến khi bệnh hết hẳn thì ngưng không thực hiện nữa.

Chữa bệnh á sừng sau sinh bằng thuốc tây

Nếu sau vài ngày áp dụng bài thuốc dân gian mà bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu dị ứng thì người bị á sừng nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng lâm sàn hoặc làm các xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác bệnh cho mẹ bỉm và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành kê một số loại thuốc tây để hỗ trợ mẹ bỉm điều trị bệnh á sừng nhanh và hiệu quả hơn. Các loại thuốc tây thường được kê đơn là:

  • Thuốc kháng nấm: griseofulvin, nizoral, dẫn xuất imidazol,… thường được dùng trong trường hợp người bệnh bị á sừng do nấm gây ra.
  • Thuốc kháng Histamine: Là loại thuốc được dùng phổ biến nhất, có tác dụng giảm ngứa ngáy, an thần, cải thiện các triệu chứng á sừng một cách hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Thường được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh á sừng có dấu hiệu chuyển biến nặng để kháng viêm, tránh nhiễm trùng.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Trong trường hợp người bệnh cần tăng cường khả năng miễn dịch, tái tạo lại lớp sừng,… thì sẽ được bác sĩ cho dùng các loại thuốc điều hòa miễn dịch như: tacrolimus, pimecrolimus,…
  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Fexofenadin, Cetirizin, Prednisolon,… được chỉ định trong trường hợp bệnh á sừng sau sinh nặng. Thuốc bôi chứa Corticoid có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề và kiểm soát tốt quá trình sừng hóa trên da.
  • Thuốc bôi Salicylic Acid: Có tác dụng giảm sừng hóa trên da, làm tăng độ ẩm và giúp da mềm mại, giảm tình trạng bong tróc nên thường được bác sĩ kê đơn cho người bị á sừng sau sinh.
Bệnh á sừng sau sinh
Người bị á sừng sau sinh thường được bác sĩ kê các loại thuốc tây để cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh

Lưu ý, những loại thuốc này chỉ được sử dụng khi được kê đơn hoặc có sự cho phép của bác sĩ. Mẹ bỉm tuyệt đối không được tự ý sử dụng tại nhà nếu không muốn xảy ra các phản ứng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có nguy cơ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Lời khuyên cho người bị á sừng sau sinh

Khi bị á sừng sau sinh, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị á sừng vì có thể gây trầy xước, chảy máu, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Giữ vùng da bị tổn thương luôn sạch sẽ, thoáng mát để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn trú ẩn, giúp da nhanh hồi phục hơn.
  • Cắt gọn móng tay để tránh mang vi khuẩn vào vùng da bị á sừng, giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất, đặc biệt là xà phòng hoặc nước tẩy rửa mạnh vì có thể khiến các triệu chứng của bệnh bùng phát dữ dội. Trong trường hợp bắt buộc, người bệnh nên trang bị đồ bảo hộ để bảo vệ da một cách tốt nhất.
  • Chọn mặc những trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để tránh tình trạng kích ứng da và làm tổn thương đến lớp sừng.
  • Không nên ngâm tay, chân trong nước muối vì nó có tính ưu trương có thể khiến da dễ bị khô ráp, bong tróc và nức nẻ nhiều hơn.
  • Nên hạn chế đi bộ hoặc thay tất thường xuyên nếu phụ nữ sau sinh bị á sừng ở chân. Điều này sẽ giữ cho da luôn sạch sẽ, giảm tổn thương và tránh được nhiễm trùng.
  • Nên dưỡng ẩm 2 lần/ngày sau khi tắm bằng các sản phẩm thiên nhiên để cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho da, giúp da luôn mềm mại và mịn màng, hạn chế tình trạng bong tróc, nức nẻ.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đủ nước và các vitamin để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, giúp da tái tạo nhanh hơn và sớm hồi phục.
  • Luôn giữ cho tâm trạng vui vẻ và thoải mái, giảm bớt áp lực và căng thẳng là cách giúp mẹ bỉm sớm khỏi bệnh.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh á sừng sau sinh và cách điều trị an toàn cho mẹ bỉm. Nhưng tốt nhất, khi phát hiện các triệu chứng bong tróc, khô ráp, nức nẻ hay chảy máu bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ bỉm luôn khỏe và con luôn ngoan!

Post Comment