Chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc hay hoa cứt lợn từ lâu đã trở thành một bài thuốc dân gian được lan truyền rộng rãi bởi ưu điểm chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra phương pháp này còn vừa tốn ít chi phí, lại mang đến hiệu quả bất ngờ nhưng không phát sinh thêm bất kỳ tác dụng phụ nào nên thường được nhiều người tin tưởng và sử dụng.
Hướng dẫn chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc
Viêm xoang chỉ xuất hiện khi tình trạng các mô lót ở các xoang bị viêm do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Thông thường bệnh sẽ đi kèm với các triệu chứng như nghẹt mũi, khó chịu, nhức đầu, sổ mũi, thở khò khè, ho, đau cổ họng,…gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh. Hơn thế nữa viêm xoang còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, thậm chí mù lòa. Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều cách điều trị viêm xoang bằng các loại cây dân dã, chẳng hạn như hoa ngũ sắc.
Hoa ngũ sắc tên khoa học là Ageratum conzoides L., thuộc loài thực vật thân thảo, thuộc họ Cúc, là loại cỏ dại mọc rất nhiều ở nước ta. Loài hoa này có kích thước khá bé, có nhiều màu và còn có rất nhiều cái tên dân dã độc đáo như hoa cứt lợn, cây cỏ hôi, cây bù xích hay thắng hồng kế. Loài hoa dại này tuy có mùi hắc không thơm nhưng lại có giá trị cao trong điều trị một số bệnh như viêm xoang.
Theo Đông Y, hoa ngũ sắc có vị hơi đắng, cay, mùi hôi, tính mát đi vào 2 kinh Thủ quyết âm Tâm bào và Thủ thái âm Phế. Nhờ đó, loài hoa này có công dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, trục ứ và tiêu thủng có thể dùng để điều trị các chứng yết hầu sưng đau, eczema, và cả các triệu chứng viêm nhiễm dị ứng của bệnh viêm xoang.
Không chỉ được Đông Y công nhận, các nghiên cứu khoa học cũng xác nhận rằng trong hoa cứt lợn cũng có rất nhiều tinh chất quý bái có thể dùng trong điều trị bệnh như phenol, alkaloid, saponin…Đây đều là những hoạt chất có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh viêm xoang.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra dịch chiết toàn bộ cây có khả năng ức chế sự xâm nhập các vi khuẩn Staphylococus aureus (tụ cầu vàng), Bacillus subtilis, E.coli và Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh).Tinh dầu từ loại thảo mộc này còn giúp tăng xuất tiết, giúp làm loãng dịch đờm ở mũi và loại bỏ chúng ra khỏi hốc xoang nhờ đó mũi thông thoáng và dễ thở hơn.
Như vậy có thể nói, chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc (cứt lợn) là bài thuốc thực sự hiệu quả và an toàn mà người bệnh có thể sử dụng.
Các chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc (cứt lợn)
Có rất nhiều cách để chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc (cứt lợn) trong dân gia, đa phần cách nào cũng sử dụng các nguyên liệu dân dã và rất dễ làm.
Cách 1: Làm thuốc nhỏ họng từ hoa ngũ sắc
Nguyên liệu: Một vài cây hoa cứt lợn có hoa màu tím; 1 lọ nước nhỏ mắt rỗng.
Cách làm:
- Cắt bỏ phần rễ, rửa sạch và ngâm qua với nước muối pha loãng rồi rửa lại bằng nước lạnh và vớt để ráo
- Giã nát cây cứt lợn, vắt lấy nước cốt cho vào lọ thuốc nhỏ mắt đã được vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng bằng nước sôi và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần
Liều dùng: Mỗi ngày nhỏ từ 3 – 4 lần nước hoa ngũ sắc, mỗi lần từ 4 – 6 giọt.
Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ đem đến hiệu quả tuyệt vời trong việc làm thông thoáng mũi và giảm nhanh triệu chứng khó chịu do bệnh viêm xoang gây ra.
Nước thuốc sắc từ hoa ngũ sắc có mùi hơi hắc, khi mới nhỏ vào mũi có cảm giác nóng rát, khó chịu nhưng triệu chứng này sẽ giảm dần sau đó. Tuy nhiên, nếu sau vài lần nhỏ, cảm giác nóng rát không thuyên giảm, bệnh nhân nên ngưng sử dụng để tránh gây dị ứng với một số cơ địa.
Cách 2: Chữa viêm xoang bằng nước sắc cây ngũ sắc
Đây là bài thuốc rất đơn giản và dễ làm mà những người bị viêm xoang nên thực hiện mỗi ngày để làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng hơn
Nguyên liệu: 30 – 50g cây hoa cứt lợn tươi
Cách làm:
- Cắt bỏ phần rễ, rửa sạch có thể ngâm sơ qua với nước muối để loại bỏ các tạp chất rồi để ráo
- Đem số hoa ngũ sắc vừa rửa sạch sắc cùng 200ml nước
- Để nguội và chia ra uống mỗi ngày
Liều dùng: Mỗi lần sắc với liều lượng như trên dùng cho 1 ngày. Dùng đều đặn mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Hoa ngũ sắc có khả năng kháng viêm và ức chế vi khuẩn, nhờ đó có thể cải thiện hiện tượng viêm ở các mô xoang, giảm tình trạng nghẹt mũi và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Với bài thuốc này còn có thể dùng để điều trị các chứng nghẹt mũi, hắt xì, sổ mũi cũng rất hiệu quả.
Cách 3: Trị viêm xoang bằng xông hơi với cây hoa ngũ sắc
Khi xông hơi, các tinh chất từ hoa ngũ sắc bay ra đưa thẳng lên mũi giúp tiêu tan những dịch nhầy làm cản trở việc thở trong các mô xoang.
Nguyên liệu: Một nắm hoa ngũ sắc tươi
Cách làm:
- Rửa sạch hoa, ngâm với nước muối loãng
- Bỏ hoa vào đun sôi với một nồi nước cho sôi vài phút
- Tắt bếp và lấy chăn trùm lên đầu, tốt nhất là che kín toàn thân để có được hiệu quả tốt nhất
- Hít thở sâu để tinh dầu từ dược liệu thẩm thấu sâu vào bên trong niêm mạc mũi và những mô xoang
- Sau khi xông hơi, nên xì mũi để dòng bỏ dịch đờm ứ đọng cũng như giúp con đường thở thông thoáng
Liều dùng: Người bênh nên xông hơi khoảng khoảng 3 lần/ tuần để loại bỏ dịch đờm trong cổ họng
Bên cạnh việc dùng các loại thuốc uống, bạn nên phối hợp với bài thuốc xông hơi để tăng cường việc đưa lưu dịch ra khỏi các hốc xoang. Phương pháp này có hiệu quả rất tốt trong việc giảm nhức đầu, nghẹt mũi cũng như thở khò khè do viêm xoang gây ra. Kết hợp với các bài thuốc uống giúp tăng tốc độ hồi phục cho người bệnh.
Cách 4: Trị viêm xoang bằng hoa ngũ sắc tẩm bông nhét mũi
Nguyên liệu: Vài bông hoa ngũ sắc tươi, một lọ thủy tinh nhỏ, bông gòn
Cách làm:
- Hoa cứt lợn cắt bỏ rễ. ngâm nước muối sạch và để ráo nước.
- Lọ thủy tinh rửa sạch, sát trùng qua bằng nước sôi
- Giã nát hoa cứt lợn, vắt lấy nước cốt cho vào lọ thủy tinh giữ kín
- Dùng bông gòn tẩm nước cốt hoa cứt lợn và nhét vào lỗ mũi bị viêm đau do viêm xoang gây ra
- Sau khoảng 15 – 20 phút, rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang được giải phóng ra ngoài
- Rửa sạch lại mũi bằng nước muối sinh lý
Liều dùng: Thực hiện mỗi ngày tình trạng viêm xoang nghẹt mũi sẽ được giảm thiểu nhanh chóng. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này bệnh nhân cần lưu ý sau khi rút bông khỏi mũi không nên xì mạnh. Giữa tai và mũi có đường nối thông gọi là vòi nhĩ, nếu xì mũi quá mạnh có thể khiến dịch mủ ở mũi chạy ngược lên tai gây viêm tai giữa cấp
Cách 5: Trị viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc và ké đầu ngựa
Hoa ngũ sắc, ké đầu ngựa và kim ngân hoa đều là các loại thảo dược có tác dụng rất tốt trong điều trị viêm xoang và một số bệnh khác.
Nguyên liệu: Cây ngũ sắc 30g; Kim ngân hoa 20g; Ké đầu ngựa 12g.
Cách làm:
- Các nguyên liệu đem rửa sạch, để ráo
- Đem tất cả sắc cùng 4 chén nước cho đến khi nước còn lại khoảng 1 chén
Liều dùng: Chia chén thuốc ra uống thành 2 -3 bữa/ ngày. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần để có hiệu quả rõ rệt.
Theo Đông y, ké đầu ngựa vị ngọt nhạt, tính ôn có tác dụng tiêu độc, sát trùng; kim ngân hoa có tác dụng giải độc chống viêm. Khi kết hợp sắc thuốc cùng hoa cứt lợn giúp sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn, điều trị viêm xoang hiệu quả.
Cách 6: Trị viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc và cây vòi voi
Nguyên liệu: Một nắm hoa ngũ sắc và 1 nắm vòi voi, một ít muối
Cách làm:
- Ngũ sắc và vòi voi đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng, để ráo
- Giã nát 2 nguyên liệu, thêm ít nước và muối khuấy đều rồi chắt lấy nước cốt cho vào lọ để sử dụng dần dần.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý trước khi dùng
Liều dùng: Nhỏ trực tiếp dịch nước cốt vào mũi, mỗi lần từ 2 – 3 giọt cho mỗi bên mũi, liên tục 10 ngày để có những hiệu quả tốt nhất.
Theo Đông Y, vòi voi có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, giảm đau khi kết hợp cùng hoa cứt lợn càng làm tăng tác dụng trong điều trị các triệu chứng của viêm xoang.
Những lưu ý khi trị viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc
Dù các kiểm chứng sơ bộ đã cho thấy trong tinh chất cây ngũ sắc thực sự có những tác dụng tốt cho điều trị viêm xoang tuy nhiên những bài thuốc dân gian này vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy có thể các phương pháp này không phù hợp với một số cơ địa nên chưa đưa ra được hiệu nghiệm thực sự. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể an tâm vì hầu như sử dụng hoa ngũ sắc khá an toàn và không có tác dụng phụ.
Người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau đây
- Các cách điều trị trên đây chỉ mang tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không phải thuốc điều trị. Vì vậy người bệnh cần nên áp dụng đồng thời với việc sử dụng thuốc và chăm sóc khoa học để có thể điều trị dứt điểm viêm xoang.
- Hoa cứt lợn có mùi khá hắc và khó chịu, có thể gây khó uống, nôn mửa với một số người như trẻ em và phụ nữ có thai. Vì vậy tránh dùng bài thuốc uống cho những đối tượng này.
- Khi nhận thấy các triệu chứng dị ứng (phát ban, ngứa cổ họng, nổi mề đay), tạm ngưng dùng các phương pháp này. Tuy nhiên hiện tượng dị ứng này thường rất ít xảy ra.
- Tác dụng chữa viêm xoang của hoa ngũ sắc còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh lý và một số yếu tố khác. Nếu không nhận thấy cải thiện lâm sàng khi thực hiện, bạn nên thay thế bằng các biện pháp khác.
- Sử dụng hoa cứt lợn đúng liều lượng, tránh lạm dụng nhiều có thể làm phản tác dụng.
- Có thể sử dụng cả hoa ngũ sắc đã được phơi khô để làm thuốc sắc.
Hoa ngũ sắc hầu như có mọc ở tất cả các khu vườn, khu đất trống, ven đường nên rất dễ kiếm. Cách làm bài thuốc này lại đơn giản và tiết kiệm chi phí nên bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Hy vọng bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về các cách chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc ( cứt lợn) . Chúc bạn thành công.