Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là một trong những phương pháp dân gian được rất nhiều người sử dụng. Lý do là vì cách chữa này có nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp, dễ thực hiện lại tương đối an toàn đối với người bệnh. Rất nhiều bệnh nhân đã chữa dứt được bệnh theo liệu pháp này. Bạn đọc có thể tham khảo 5 cách áp dụng chưa trị hiệu quả sau đây để cải thiện căn nguyên của bệnh một cách tốt nhất.
Hướng dẫn 5 cách đơn giản chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Trầu không được xem là một trong những loại dược liệu có nhiều công dụng trong điều trị các bệnh về da liễu, đặc biệt là chữa trị bệnh tổ đỉa. Theo Đông y cho rằng, lá trầu không có mùi thơm, tính ấm nên có tác dụng tán hàn, khu phong, chống ngứa, chỉ thống (giảm đau). Nó thường được sử dụng cho những trường hợp điều trị các bệnh nhiễm trùng gây viêm nhiễm trên da. Theo đó, khi tác động lên vùng da bị tổ đỉa nó sẽ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra và làm hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vùng da này.
Cụ thể hơn, sử dụng lá trầu không điều trị bệnh tố đỉa giúp làm giảm các tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ giúp kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Từ đó, giúp người bệnh ngăn ngừa cách biến chứng nặng hơn của bệnh như nổi mụn nước sâu dưới da, viêm nhiễm,… Theo y học hiện đại cho rằng, lá trầu không có chứa rất nhiều khoáng chất, tinh dầu như kẽm, canxi, alkaloid, eugenol, carvacrol, chavicol, tamin, vitamin, acid amin các hoạt chất này hoạt động như một dạng kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt và ức chế nhiều loại nấm và vi khuẩn tác động lên da gây ra bệnh tổ đỉa.
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu khoa học còn cho thấy các hoạt chất trong thảo dược này giúp hỗ trợ và phòng ngừa nhiễm trùng hiệu quả, từ đó ức chế phần lớn diễn biến bệnh trở nặng gây các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, trong lá trầu không có chứa các tannin với đặc tính làm săn da và giúp vết thương do tổ đỉa gây ra được phục hồi. Bạn nên áp dụng phương pháp này kiên trì và sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất.
5 cách áp dụng hiệu quả chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Với những công dụng nói trên, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không an toàn và hiệu quả. Sau đây là 5 phương pháp bạn có thể áp dụng tại nhà cực kỳ đơn giản.
1. Ngâm rửa vùng da tổ đỉa bằng lá trầu không
Ngâm rửa vùng da mắc bệnh trực tiếp với nước lá trầu không có công dụng hiệu quả do được tác động trực tiếp. Nhờ vào các tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, người bệnh có thể sử dụng lá trầu không theo cách này để làm sạch các vi khuẩn và tạp chất bám trên bề mặt da. Từ đó, giúp cải thiện các triệu chứng gây khó chịu trên da và cải thiện tình trạng tổ đỉa rõ rệt.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá trầu không tươi
- 2 lít nước
Cách thực hiện:
- Lá trầu không cần rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ các tạp chất có hại trên lá
- Vò nát lá trầu không
- Đun sôi 2 lít nước sau đó cho lá trầu không đã vò nát vào
- Đun thêm khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp
- Lọc lấy nước và bỏ cặn
- Đổ nước khi đang còn nóng vào thau, thêm vào một ít nước lạnh (nên đảm bảo nhiệt độ nước không quá nóng vì sẽ gây kích ứng da)
- Dùng nước này ngâm tay chân hoặc có thể tắm nếu vùng da tổn thương lan rộng trên cơ thể
2. Dùng lá trầu không kết hợp với phèn chua
Phèn chua khi kết hợp với lá trầu không sẽ làm tăng tác dụng chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Theo đó, trong phèn chua (muối sunfat kali nhôm) có tác dụng làm săn da, sát trùng và làm giảm ngứa tức thời. Chính vì vậy, dân gian thường hay sử dụng nguyên liệu này để làm tăng tác dụng kháng viêm da, thúc đẩy làm lành các vết loét và cầm máu trên vùng da tổ đỉa.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy trong phèn chua có khả năng ức chế vi nấm, đây là một trong những yếu tố thuận lợi gây ra nguy cơ bệnh tổ đỉa.
Chuẩn bị:
- 5 -6 lá trầu không
- 1 ít phèn chua
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối
- Đun một ít nước sôi sau đó vò nát lá trầu rồi cho vào
- Đun khoảng 5 phút cho các hoạt chất trong lá trầu hòa vào nước
- Sau đó cho phèn chua vào
- Đợi nước nguội bớt sau đó dùng hỗn hợp này để rửa chân tay hoặc các vùng da đang bị tổn thương.
3. Dùng lá trầu không kết hợp với tỏi
Tỏi cũng là một trong những nguyên liệu có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra một các hiệu quả. Trong tỏi có chứa hoạt chất Allicin có tác dụng sát trùng, giảm ngứa và chống viêm. Từ đó, giúp làm giảm các tổn thương da và ngăn ngừa bệnh tổ đỉa lan rộng sang các vùng khác. Dùng loại thảo dược này kết hợp với lá trầu không giúp ức chế nấm và vi khuẩn trên da, cải thiện một số triệu chứng ngứa ngáy khó chịu ở người bệnh nhanh chóng.
Chuẩn bị:
- 3 – 4 lá trầu không
- 4 tép tỏi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tỏi và lá trầu không, sau đó đập dập 2 nguyên liệu này
- Đun sôi 2 lít nước và cho tỏi và lá trầu không vào
- Đun thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Lấy phần nước vừa thu được đổ vào thau, hòa thêm một ít nước lạnh vào để trung hòa nhiệt độ
- Bạn dùng nước này để ngâm rửa tay chân mỗi ngày một lần sẽ thấy được kết quả.
4. Dùng lá trầu không kết hợp với gừng
Gừng cũng là một loại thực phẩm có nhiều công dụng trong điều trị các bệnh về da liễu. Một số hoạt chất có trong gừng tươi khi tác động lên da có tác dụng kìm hãm các loại vi khuẩn gây ra bệnh tổ đỉa. Đồng thời, các hoạt chất như Zingerone và Gingerol còn có công dụng ức chế quá trình tạo thành Prostaglandin – thành phần trung gian trong các phản ứng viêm. Vì thế, gừng cũng là một nguyên liệu được sử dụng trong điều trị bệnh tổ đỉa.
Chuẩn bị:
- 4 – 5 lá trầu không
- 1 củ gừng tươi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không và gừng
- Giã nát lá trầu và gừng
- Thêm khoảng 100ml nước vào và ép lấy nước
- Dùng nước ép thoa lên vùng da bị tổ đỉa ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc các vùng da khác
- Thoa 3 – 5 lớp và để trong khoảng 10 phút
- Rửa lại vùng da với nước sạch và lau bằng khăn khô
5. Dùng lá trầu không kết hợp với muối
Để phòng ngừa các triệu chứng do tổ đỉa gây ra, dân gian cũng thường sử dụng muối để cải thiện vùng da bệnh của mình. Cụ thể, muối có tác dụng sát trùng, giảm ngứa, kháng khuẩn và chống viêm nhẹ. Tận dụng loại dược liệu này có thể giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng ngứa ngáy, giảm viêm sưng và hạn chế nguy cơ bội nhiễm da. Vì thế, kết hợp 2 loại nguyên liệu này với nhau giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh gây ra như ngứa, sưng đỏ, khô ráp khó chịu hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 3 -4 lá trầu không
- 1 ít muối biển
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối loãng và để ráo nước
- Sau đó cho vào cối và giã với muối biển
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương
- Đắp trực tiếp hỗn hợp lên da khoảng 10 – 15 phút
Lưu ý: Chữa bệnh tổ đỉa bằng cách này có thể sẽ làm da bạn bị nóng ran, đây là phản ứng bình thường khi da tiếp xúc trực tiếp với các loại tinh dầu có trong thảo dược. Tuy nhiên, đối với những vùng da có xuất hiện các mụn nước chưa liền lại hoàn toàn hoặc da có các vết xước, vết lở loét thì bạn tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp này.
Chữa tổ đĩa bằng lá trầu không có thật sự hiệu quả không?
Phương pháp dân gian chữa bệnh tổ đĩa bằng lá trầu không đã được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, đến nay chứa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra rằng phương pháp này thật sự mang lại hiệu quả. Đồng thời, tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà các triệu chứng bệnh có thể được chữa trị dứt điểm với thời gian khác nhau. Và thông thường nó chỉ mang lại kết quả mong muốn với những tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Bên cạnh đó, nếu quá trình điều trị không được đảm bảo an toàn, sử dụng sai cách và không đảm bảo vệ sinh thì sẽ có khả năng dẫn đến nguy cơ bội nhiễm, rất nguy hiểm cho người bệnh.
Thực tế, bệnh tổ đỉa có được chữa khỏi hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa và yếu tố miễn nhiễm của mỗi người. Kinh nghiệm dân gian chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không chỉ được truyền miệng không có tính xác thực và chỉ giải quyết được một phần triệu chứng chứ không có tác dụng chữa trị triệt để thay cho các loại thuốc đặc trị. Chính vì vậy, nếu người có triệu chứng bệnh tổ đỉa kéo dài lâu ngày nên đi khám bác sĩ để được đều trị và chỉ nên sử dụng phương pháp này song song với chỉ định dùng thuốc do bác sĩ đưa ra.
Lưu ý khi sử dụng lá trầu không điều trị bệnh tổ đỉa
Mọi người đều lựa chọn cách sử dụng lá trầu không để cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa do nó có độ lành tính và an toàn cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để tránh tình trạng kích ứng và giảm hiệu quả điều trị.
- Chỉ áp dụng phương pháp điều trị bằng lá trầu không khi bệnh không có nguy cơ bội nhiễm. Với trường hợp này, tốt nhất bạn nên đến thăm khám để được dùng thuốc kháng sinh đúng cách.
- Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không là phương pháp dân gian có tác dụng khá chậm. Vì vậy, bạn nên kiên trì sử dụng thì mới mang lại được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng bài thuốc này trong điều trị vì có thể sẽ dẫn đến tình trạng da bị kích ứng.
- Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào lên da, bạn cũng nên đảm bảo rằng vùng da bệnh luôn sạch sẽ, thông thoáng để tránh tình trạng gây viêm nhiễm trầm trọng hơn.
- Khi áp dụng các bài thuốc tắm hoặc ngâm rửa bằng lá trầu không, bạn không nên để nước thảo dược này qua đêm hoặc sử dụng lại nhiều lần. Bởi lẽ, việc làm này sẽ gây phát sinh ra nhiều vi khuẩn ảnh hưởng không tốt khi tác động trên da.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh nên thoa thuốc nhẹ nhàng để tránh các tác động làm tổn thương đến da nặng hơn và hạn chế lây lan sang các vùng da khác.
- Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng, hóa chất, phấn hoa hoặc mỹ phẩm trong quá trình điều trị. Đồng thời, không nên bôi thuốc lên các vùng da có vết thương hở, xây xước và lở loét.
- Nếu nhận thấy da có dấu hiệu kích ứng trong quá trình sử dụng thì nên báo ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
- Hạn chế gãi hoặc chà xát lên các vùng da tổn thương. Nếu dùng thuốc trong thời gian từ 5 – 7 ngày mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên ngừng ngay việc sử dụng và đến gặp bác sĩ để được chữa trị đúng cách.
Trên đây là những thông tin liên quan đến cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không. Việc thực hiện các mẹo chữa bệnh này cần kết hợp với chế độ chăm sóc và các biện pháp điều trị chuyên sâu thì mới có thể làm giảm được các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Hãy luôn theo dõi diễn biến của bệnh trong quá trình áp dụng phương pháp này, nếu thấy có dấu hiệu nào bất thường, bạn nên báo ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời nhất.