Thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân về việc “Người bệnh viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ tốt nhất trong quá trình điều trị?” hiện nay là rất phổ biến. Vì vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng cũng như thực sự khoa học cho người bị bệnh viêm đại trạng là vấn đề không hề đơn giản? Do đó bài viết sau đây sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích và cần thiết trong quá trình chữ trị căn bệnh trên.
Giải đáp thắc mắc: Viêm đại tràng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Đối với những người có bệnh lý liên quan đến đường ruột như bệnh viêm đại tràng, thì chế độ ăn uống thường đóng vai trò quyết định đến 40% kết quả điều trị. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất đạm và chất béo chính là những cái tên mà bạn không thể bỏ qua trong cẩm nang điều trị – phòng ngừa bệnh viêm đại tràng của bản thân.
Nhóm thực phẩm giàu chất xơ
Đây là nhóm thực phẩm cần thiết mà cả bệnh nhân viêm đại tràng lẫn người khỏe mạnh nên dung nạp hàng ngày. Chúng có khả năng thanh nhiệt cơ thể, cải thiện triệu chứng khó tiêu và phòng tránh tình trạng táo bón.
Tuy nhiên, trong quá trình bổ sung nhóm thực phẩm này, người bệnh cần biết cách điều chỉnh liều lượng linh hoạt thay vì áp dụng một cách máy móc. Ví dụ, nếu đang bị tiêu chảy, bạn hãy hạn chế bổ sung chất xơ bởi dưỡng chất này có thể khiến tình trạng tiêu chảy càng thêm nghiêm trọng.
Những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: táo, bơ, dâu tây, bông cải xanh, cam, chuối, bí đỏ, cải bó xôi, gạo lứt, atiso, đậu bắp, bắp ngô, yến mạch, cà rốt, bánh mì, quả mọng, khoai lang, khoai tây, hạt lanh…
Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin
Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin đã trở nên vô cùng quen thuộc trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mỗi chúng ta. Hoa quả và rau củ là nguồn dưỡng chất tự nhiên quan trọng và dồi dào với khả năng hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh viêm đại tràng.
Những loại trái cây tươi ngon mà người bệnh cần bổ sung bao gồm: táo, chuối, đu đủ, dâu tây, cam quýt, dừa, kiwi… Tuy nhiên, để bảo vệ đường ruột khỏi tác động của axit từ trái cây, bạn cần lựa chọn những loại hoa quả có vị ngọt cùng độ chua vừa phải.
Các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm thích hợp nhất để ăn trái cây là trước bữa ăn chính khoảng 1 – 2 tiếng. Trong khoảng thời gian này, hoa quả đã được tiêu hóa hoàn toàn và chuyển hóa thành hàng loạt chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa. Sau đó, khi chúng ta ăn thêm bữa chính, đường ruột sẽ hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Nhóm thực phẩm giàu chất đạm
Chất đạm có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vị trí tổn thương, hồi phục hư tổn và tái tạo tế bào. Vì vậy, nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm là gợi ý hàng đầu cho câu hỏi “Người bị viêm đại tràng nên ăn gì?”
Trứng, cá hồi, ức gà, hải sản, thịt bò, thịt heo, thịt vịt… là những nguồn chất đạm lý tưởng. Tuy nhiên, bệnh nhân thường khó tiêu hóa một lượng lớn đạm động vật. Do đó, bạn chỉ nên dung nạp khoảng 300g thịt/ngày và chia nhỏ thành nhiều bữa nhỏ nhằm ngăn ngừa triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
Hoặc đơn giản hơn, độc giả có thể thay thế nguồn đạm động vật bằng nguồn đạm thực vật từ đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, đậu xanh, yến mạch, đậu phộng, sữa đậu nành, nấm, măng tây, bông cải xanh, rau bồ ngót, bí đỏ, đậu hũ, chuối chín, khoai lang…
Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo
Nhóm thực phẩm này giúp hạn chế bài tiết dịch vị và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng. Người bệnh chỉ nên dung nạp một lượng chất béo vừa phải mỗi ngày, lưu ý không ăn quá nhiều (bởi điều này có thể hình thành áp lực không đáng có lên đại tràng).
Những thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe bao gồm: trái bơ, phô mai, trứng, socola đen, mỡ cá, dầu ô liu, dầu dừa, sữa chua, hạt lanh, quả óc chó, cá hồi, cá ngừ, đậu hũ, hạt hướng dương…
9 thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm đại tràng
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh chính là bí quyết thần kỳ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, từ đó tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Nguồn dưỡng chất phong phú, đa dạng đến từ 9 loại thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng dưới đây sẽ góp phần củng cố chức năng, đồng thời bảo vệ đại tràng khỏi những tác nhân gây bệnh.
Cá hồi
Cá hồi chứa rất nhiều omega-3. Chất dinh dưỡng này có công dụng kháng viêm, cải thiện trí nhớ, xoa dịu căng thẳng, bảo vệ đại tràng – dạ dày và phòng chống ung thư.
Thịt nạc
Với hàm lượng chất đạm dồi dào, thịt nạc có thể kháng viêm, tăng cường tốc độ hồi phục tế bào, phòng chống căng thẳng, hạn chế tình trạng nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.
Các loại thịt nạc tốt cho bệnh nhân viêm đại tràng là thịt nạc heo, thịt heo thăn, thịt gia cầm không da, thịt bò thăn… bởi chúng giàu chất đạm nhưng ít chất béo bão hòa, đảm bảo không gây ra triệu chứng khó tiêu hay ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của dạ dày – đại tràng.
Trứng
Đây là một trong những nguồn đạm an toàn, lành mạnh nhất. Thành phần selen, lecithin, vitamin B cùng axit amin trong các loại trứng giúp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa, cải thiện chức năng đại tràng, khắc phục triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, đồng thời ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Trái táo
Trái táo rất giàu pectin. Đây là một loại chất xơ hòa tan có công dụng làm mềm phân và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Hơn nữa, loại hoa quả này cũng có khả năng cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng.
Trái lê
Trái lê chứa nhiều natri, kali, vitamin, chất xơ… Vì vậy, chúng có thể ổn định hoạt động tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi triệu chứng trướng bụng, đầy hơi do bệnh viêm đại tràng gây ra.
Trái bơ
Trái bơ là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa, rất tốt cho sức khỏe tổng thể của những người đang bị viêm đại tràng. Loại hoa quả này có khả năng khắc phục tình trạng thiếu hụt dưỡng chất bên trong cơ thể, bảo vệ niêm mạc dạ dày – đại tràng và ức chế quá trình viêm nhiễm.
Do đó, để hỗ trợ điều trị bệnh lý, bạn có thể dung nạp trái bơ 2 – 3 lần/tuần bằng cách ăn nguyên trái, xay sinh tố hoặc chế biến thành nước sốt để dùng với bánh mì.
Dưa hấu
Với thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ – lycopene, dưa hấu giúp bảo vệ tim mạch, điều hòa huyết áp, hạn chế viêm loét và phòng ngừa bệnh ung thư.
Sữa chua
Probiotics của sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa. Dưỡng chất này giúp làm sạch đường ruột, củng cố hệ miễn dịch, cân bằng hệ thống vi sinh vật bên trong dạ dày và phòng tránh các bệnh lý về đại tràng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần quan tâm đúng mức đến lượng đường của loại thực phẩm này. Trong quá trình điều trị, bạn cần ưu tiên lựa chọn loại sữa chua nguyên chất, không hoặc ít đường.
Dầu ô liu
Theo kết quả một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên 25.000 người của Đại học Đông Anglia (Anh), dầu ô liu có công dụng hạn chế nguy cơ mắc phải một số bệnh lý viêm loét ở đường tiêu hóa. Các chuyên gia cho biết, với hàm lượng axit oleic cao, dầu ô liu giúp kiểm soát nồng độ cholesterol xấu trong máu, tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tim mạch, tiểu đường cũng như ức chế sự phát triển của bệnh viêm đại tràng.
Ngoài ra, chuối chín, bí đao, yến mạch, gạo lứt, cà rốt, đu đủ, atiso, bông cải xanh, dâu tây, trái mâm xôi… cũng là những thực phẩm có khả năng góp phần điều trị và phòng ngừa bệnh lý.
Người bệnh viêm đại tràng nên kiêng ăn gì?
Một số loại thức ăn và đồ uống có thể khiến tình trạng viêm đại tràng của độc giả trở nên tồi tệ. Do đó, để làm chậm tiến triển của bệnh lý, bạn cần chú ý kiêng cữ:
Rượu bia
Khi được cơ thể dung nạp, nếu dạ dày trống rỗng, rượu bia sẽ đi thẳng vào ruột non với tốc độ nhanh hơn bình thường. Trong khi phần lớn lượng cồn từ thức uống này được dạ dày hấp thụ, phần còn lại sẽ được tống thải ra ngoài thông qua phân và nước tiểu.
Lúc đó, các cơ trực tràng sẽ chuyển động, co bóp phối hợp để góp phần đẩy phân ra ngoài. Thế nhưng, hàm lượng cồn từ bia rượu sẽ làm tăng tốc độ co bóp. Do đó, đại tràng không thể hấp thụ toàn bộ lượng nước như bình thường. Kết quả là, bệnh nhân dễ bị tiêu chảy. Vì vậy, nếu người bệnh dùng nhiều rượu bia, triệu chứng tiêu chảy do bệnh viêm đại tràng gây ra sẽ càng thêm tồi tệ.
Sữa và đồ uống có ga
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa không tốt cho bệnh nhân viêm đại tràng. Bạn cần tuyệt đối tránh xa loại thức uống này nếu không thể dung nạp đường sữa.
Trong khi đó, nước ngọt có ga (soda, bia chứa cacbonat…) có thể gây kích ứng tiêu hóa và sinh ra nhiều khí. Nếu bị tích tụ lâu ngày trong hệ tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng, lượng khí này sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét nặng nề.
Caffein
Caffein có thể thúc đẩy quá trình tiết ra axit dịch vị, từ đó khiến các vấn đề về dạ dày và đại tràng thêm phức tạp, khó lường. Kết quả từ một cuộc khảo sát về tác động của cà phê trên 438 người bệnh vào năm 2013 cho thấy, khoảng 20% người bệnh cảm thấy triệu chứng của họ ngày càng nghiêm trọng khi sử dụng caffein. Caffein có nhiều trong soda, trà, cà phê và socola.
Thịt béo, thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị
Nếu không được hấp thụ đúng cách, khi đi vào cơ thể, thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị cùng các loại thịt béo sẽ khiến những triệu chứng viêm đại tràng (trướng bụng, đầy bụng, khó tiêu…) càng thêm phức tạp, khó lường.
Nhóm thực phẩm giàu gluten
Hoạt chất gluten có nhiều trong bánh mì, mì ống, bia, bánh ngọt, bánh ngũ cốc, mạch nha… Nếu thường xuyên dung nạp thực phẩm giàu gluten, những người bị dị ứng với hoạt chất này sẽ dễ mắc bệnh viêm loét đại tràng.
Nhóm thực phẩm chứa nhiều lactose
Lactose có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Đa phần sữa và các chế phẩm từ sữa đều chứa hoạt chất này. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thành phần sản phẩm cẩn thận trước khi lựa chọn.
Thức ăn còn sống hoặc chưa chín kỹ
Thức ăn còn sống hoặc chưa chín kỹ thường dễ bị nhiễm khuẩn. Chúng có thể khiến bệnh tình diễn biến nhanh chóng và nghiêm trọng. Một số món ăn mà bệnh nhân cần kiêng cữ là: tiết canh, gỏi cá, rau sống, bò tái…
Thực phẩm chế biến sẵn
Vì chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản nên thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Do đó, bạn nên hạn chế bổ sung đồ hộp, lạp xưởng, chà bông, thịt nguội, xúc xích…
Thức ăn dai cứng
Thức ăn dai cứng, khó nhai nuốt có thể tạo nên áp lực lớn lên hệ thống tiêu hóa, gây ra triệu chứng táo bón, khó tiêu, đầy hơi, từ đó làm suy giảm chức năng của đại tràng.
Nguyên tắc ăn uống dành cho bệnh nhân viêm đại tràng
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm có lợi và kiêng cữ thực phẩm có hại trong danh sách trên, người bệnh cần biết cách ăn uống linh hoạt, đúng cách. Bạn nên lựa chọn món ăn hợp lý và xây dựng thực đơn phù hợp với thể trạng của bản thân. Ví dụ, nếu hôm nay bị tiêu chảy, người bệnh hãy loại bỏ mọi món ăn giàu chất xơ ra khỏi thực đơn cho đến khi hệ tiêu hóa trở lại bình thường. Ngoài ra, bạn cần:
- Chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no hoặc dùng bữa quá muộn, thời điểm ăn uống thích hợp nhất là 7 giờ – 11 giờ – 14 giờ và 18 giờ
- Ăn uống điều độ, đúng bữa, đúng giờ
- Ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ
- Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể: uống 1 – 2 ly nước ấm vào buổi sáng khi vừa thức dậy (làm sạch đại tràng – đường ruột và phòng ngừa viêm nhiễm) và không uống nước khi mới ăn xong (tránh làm loãng dịch vị đại tràng)
Hy vọng bài viết này đã mang đến câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc “Người bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì?” của độc giả. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh và phòng ngừa bệnh lý. Do đó, bạn cần tuân thủ triệt để những nguyên tắc trên để nhanh chóng khỏi bệnh.