Giải đáp thắc mắc: Vảy nến thể giọt là gì? Phương pháp điều trị ra sao?

Biểu hiện của vảy nến thể giọt thông thường sẽ xuất hiện những chấm vảy đỏ có có kích thước nhỏ mọc rải rác trên nhiều vị trí cơ thể. Ngoài ra căn bệnh này không chỉ gây ngứa rát khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ và tinh thần của những người mắc phải chúng. Đó là lý do vì sao bạn cần nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời và dứt điểm, việc này cung sẽ hạn chế tối đa nguy cơ tái phát lại nhiều lần của bệnh.

Giải đáp thắc mắc: Vảy nến thể giọt là gì? Phương pháp điều trị ra sao?

Vảy nến thể giọt hay còn có tên khoa học là Guttate được biết đến là một dạng bệnh tự miễn, đây cũng là một dạng bệnh vảy nến mãn tính có xu hướng tái phát thường xuyên nếu không kiểm soát kịp thời. Vảy nến thể giọt thường được đặc trưng bởi những chấm vảy nến có kích thước nhỏ xuất hiện trên da và gây ra những tổn thương rất giống giọt nước.

Vảy nến thể giọt
Vảy nến thể giọt là bệnh da liễu mãn tính với đặc trưng những tổn thương như hình giọt nước

 

Bệnh thường có xu hướng xuất hiện trên những người từ 15- 35 tuổi, đây cũng là thể bệnh phổ biến thứ hai, chỉ sau vảy nến thể mảng. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm

  • Trên da xuất hiện những vảy trắng, đỏ có kích thước nhỏ chỉ từ 1mm – 10mm, xuất hiện rải rác không theo một quy luật nhất định. khi cào nhẹ, các vảy trắng rỡ nhẹ và rơi xuống như bụi phấn
  • Tuy nhiên các vùng da thường xuất hiện chủ yếu là tay, chân, bụng, ngực
  • Sau khi các vảy bong đi để lại vùng da bị tổn thương rất giống hình giọt nước
  • Có thể xuất hiện những mụn nước có mủ trắng, nếu các mủ này vỡ ra sẽ để lại những lớp sừng dày, xếp chồng lên nhau
  • Khi sờ trên những vùng da này cảm thấy thô ráp sần sùi, kém mềm mịn
  • Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu trên những vùng da tổn thương
  • Trọng trường hợp bệnh nặng hay có dấu hiệu bội nhiễm khiến các tổn thương lở loét đau nhức người bệnh có thể bị sốt cao

Ở giai đoạn nhẹ, khi bệnh mới khởi phát, các đốm vảy nến chưa xuất hiện nhiều và chỉ chiếm khoảng 3% diện tích trên cơ thể. Ở giai đoạn trung bình, các vẩy nến lan ra rộng hơn, bao phủ khoảng 3 – 10% cơ thể. Nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời bệnh sẽ chuyên qua giai đọa nặng với các tổn thương trên 10% bề mặt cơ thể, thậm chí có thể lan ra khắp người.

Đặc biệt sau điều trị nếu không có hướng phòng tránh tốt bệnh vẫn có xu hướng tái phát thường xuyên thậm chí còn có mức độ trầm trọng hơn.

Nguyên nhân vảy nến thể giọt

Hiện tại vẫn chưa khẳng định chính xác nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể giọt, tuy nhiên có thể tạm xác định có liên quan đến những yếu tố sau đây

Vảy nến thể giọt
Rối loạn hệ miễn dịch là một trong những tác nhân chính gây vảy nến thể giọt
  • Sự rối loạn hệ miễn dịch: khi gặp các tác nhân tấn công hệ miễn dịch, đặc biệt là  streptococcus. Tuy nhiên do một số lý do nào đó hệ miễn dịch đã gặp phải sai lầm và thay vì tấn công những tế bào gây bệnh thì chúng lại tấn công những tế bào bình thường
  • Sự hoạt động của ADN: Trong quá trình tham gia các hoạt động giảm phân và tổng hợp ADN, trên những người bị vảy nến thể giọt thường có xu hướng có lớp đáy tăng lên, đôi khi có thể nhân lên gấp 8 lần. Cùng với sự tăng sinh tế bào có thể làm rối loạn quá trình tạo sừng, từ đó gia tăng các vảy trên da gây tổn thương.
  • Yếu tố di truyền: đây cũng là yếu tố thường gặp chủ yếu trong bệnh vảy nến. Vị trí của gene có liên quan đến bệnh này nằm trên NST số 6, và có mỗi quan hệ đến B13, B17, DR7, HLA, CW6 và BW 57.  Vì vậy nếu cha/ mẹ mắc bệnh thì nguy cơ đời con mắc bệnh là rất cao. Thống kê cho thấy có đến hơn 56% số người mắc bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền.

Bên cạnh đó một số yếu tố nguy cơ khác cũng làm khả năng bùng phát bệnh bao gồm

  • Người bị bỏng, da bị trầy xước, nhiễm trùng, suy giảm hệ miễn dịch
  • Những người căng thẳng stress kéo dài cũng có thể bùng phát bệnh do những yếu tố này làm suy giảm hệ miễn dịch
  • Những người lạm dụng quá nhiều thuốc Tây, đặc biệt là những loại kháng sinh giảm đau, thuốc cao huyết áp hay thuốc sốt rét
  • Người mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản..
  • Người mắc các bệnh da liễu ngoài da khác như tổ đỉa, hắc hào, lang ben cũng có nguy cơ mắc bệnh này rất cao
  • Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất hay các chất độc hại

Cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có thể đưa ra hướng điều trị và kiểm soát bệnh phù hợp nhất.

Vảy nến thể giọt có nguy hiểm không?

Dù chỉ là bệnh lý da liễu bên ngoài nhưng bạn không nên chủ quan coi thường mức độ nguy hiểm của nó. Những hệ lụy bệnh gây ra trên cả tinh thần và sức khỏe là cực kỳ trầm trọng, bởi thế người bệnh cần nhanh chóng phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời.

Vảy nến thể giọt
Vảy nến thể giọt nếu không kiểm soát đúng cách có thể gây ra các vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe

Trong trường hợp điều trị ngay từ những giai đoạn đầu, các tổn thương trên da chưa quá trầm trọng nên hoàn toàn có thể kiểm soát được. Tuy nhiên nếu người bệnh gãi ngứa nhiều sẽ gia tăng nguy cơ lở loét rất cao, thậm chí còn có thể để lại sẹo.

Đặc biệt các biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể xuất hiện như tăng huyết áp, tiểu đường, thận, tim mạch, viêm khớp vảy nến, bệnh Crohn, loãng xương.. Đặc biệt là tình trạng rối loạn tự miễn dịch tại mắt cùng các cơ quan khác  trong cơ thể.

Tuy nhiên may mắn đây không phải là bệnh có thể lây lan trong cộng đồng. Dù vậy nhưng nó có yếu tố do truyền nên vẫn cần được kiểm soát sớm để hạn chế nguy cơ di truyền cho đời còn cháu sau này.

Hướng điều trị vảy nến thể giọt

Người bệnh tốt nhất nên đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người. Tùy vào tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi da hoặc dùng một số liệu pháp ánh sáng để ức chế những tổn thương ngoài da.

Điều trị theo hướng Tây y

Hầu hết bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để bảo vệ dùng da bị tổn thương, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lan rộng. Người bệnh có thể chỉ định các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống nếu các triệu chứng tổn thương da xuất hiện trên diện rộng. Chú ý đảm bảo tuân thủ theo đúng chỉ định từ đơn thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân.

Vảy nến thể giọt
Sử dụng các thuốc bôi ngoài da sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo

Những loại thuốc phổ biến bao gồm

  • Những kem bôi có chứa  corticosteroid như Betamethasone, clobetasol nhằm giảm viêm, giảm ngứa, tăng sinh các tế bào da để phục hồi các tổn thương nhanh chóng. Tuy nhiên nhóm thuốc này cũng kèm theo nhiều tác dụng phụ nên tuyệt đối không được lạm dụng kéo dài
  • Những những trường hợp vảy nến thể giọt nặng, những thuốc khác không còn đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định thuốc có chứa retinol, như Tazarotene, Acitretin để kiểm soát các triệu chứng ngoài da
  • Kem bôi hay các loại sữa tắm có chứa Acid salicylic giúp làm bong tróc vảy, tiêu sừng dễ dàng hơn
  • Sữa tắm hay kem dưỡng có chứa thành phần Polytar – một thành phần được chiết xuất từ hắc ín than đá nhằm giảm nhanh các triệu chứng ngứa và đồng thời kiểm soát sự tăng sinh quá mức của da. Tuy nhiên sản phẩm này có thể gây kích ứng với những da nhạy cảm và có thể làm nhuộm màu da nên cần chú ý khi sử dụng
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch cũng thường được chỉ định trong các giai đoạn vảy nến nặng. Một số thuốc phổ biến như Methotrexate, Adalimumab hay Cyclosporin
  • Nhóm thuốc dẫn chất vitamin D3 cũng được chỉ định trong một số trường hợp, tuy nhiên nếu vảy nến thể giọt xuất hiện trên mặt thì không nên sử dụng vì có thể gây kích ứng da. Các thuốc phổ biến như Calcipotriol, Calcitriol…
  • Một số thuốc khác cũng được chỉ định tùy tình trạng bệnh như 8-methoxypsoralen hay kháng sinh nếu có liên quan đến nhóm liên cầu khuẩn

Trong trường hợp các tổn thương lan trên diện rộng, bệnh có xu hướng tái phát thường xuyên các các tiến triển nặng thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng quang hóa trị liệu như chiếu tia cực tím UVA (PUVA) hay  chiếu tia UVB dải hẹp. Trong đó sử dụng tia UVB dải hẹp đang là công nghệ được ứng dụng nhiều nhất hiện nay vì có độ an toàn cao, ít tác dụng phụ. Trước khi áp dụng các liệu pháp này bác sĩ sẽ chỉ định uống Methoxsalen để bắt ánh sáng tốt hơn.

Hầu hết các loại thuốc dùng trong điều trị vảy nến thể giọt thường kèm theo khá nhiều tác dụng phụ nên tuyệt đối không được lạm dụng. Sử dụng các thuốc này kéo dài thậm chí còn tăng nguy cơ bùng phát bệnh trở lại sau đó. Ngoài ra nếu cần áp dụng trị liệu ánh sáng bạn nên tìm đến các bệnh viện uy tín, có đầu đủ các trang thiết bị vật chất để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Chữa vảy nến thể giọt bằng Đông y

Theo quan niệm y học cổ truyền, bệnh vảy nến thuộc chứng chứng bạch hay tùng bì tiễn, xuất hiện phong hàn và phong nhiệt tấn công. Khi khí huyết không lưu thông sẽ dẫn tới các độc tố tích tụ, các tác nhân bênh ngoài cũng theo đó tấn công vào cơ thể gây rối loạng chức năng của tạng phủ. Da trở nên khô, ngứa, khả năng đào thải độc tố cả can, thận kém và gây ra bệnh.

Hiểu được nguồn gốc gây bệnh do vảy nến thể giọt, Đông y đã đưa ra những bài thuốc sau

  • Bài thuốc 1:  Chuẩn bị thạch cao, hoa hòe tươi, sinh địa, thổ phục linh, mỗi dược liệu 40g; 20 gam ké đầu ngựa; tử thảo, thăng ma, địa phu tử dùng 12 g mỗi vị thuốc và 4g chích thảo. Tất cả làm sạch rồi đem sắc với nước uống, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Dùng kim ngân hoa, huyền sâm, hà thủ ô, ké đầu ngựa, sinh địa, vừng đen mỗi vị thuốc 1g. Mang làm sạch rồi sắc với nước đến khi còn 1 bát. Dùng uống hết trong ngày
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị phác tiêu, hỏa tiêu, dã hoa cúc và khô phàn mỗi loại 15g. Sắc thuốc cho sôi với nước sạch, sau đó để nguội chắt lấy nước trong. Dùng nước này để ngâm hay lau vùng da bị vảy nến.

Lưu ý các bài thuốc Đông Y chỉ nên dùng với những trường hợp nhẹ, không nên dùng khi bệnh vảy nếu thể giọt đã quá nặng và lan ra toàn thân. Hiệu quả bài thuốc khá chậm và còn tùy vào cơ địa nên bạn cần kiên trì. Chú ý khi dùng các bài thuốc này thì không nên dùng thuốc Tây do có thể làm tương tác với các chất và gây nhiễm trùng.

Bên cạnh đó y học cổ truyền cũng áp dụng các phương pháp châm cứu bấm huyệt vào điều trị bệnh vảy nến nhỏ giọt. Các phương pháp này nhằm kích thích máu huyết lưu thông, ổn định chức năng phủ tạng, tăng tốc độ đào thải độc tố, từ đó nhanh chóng loại bỏ bệnh và gia tăng sức khỏe. Tuy nhiên các phương pháp này cần được thực hiện bởi những người có sự thông hiểu và chuyên môn cao, bạn không nên tự thực hiện tại nhà nếu không có đủ các kiến thức cần thiết.

Các bài thuốc dân gian trị vảy nến thể giọt

Với các triệu chứng vảy nến thể giọt trong giai đoạn đầu người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian đơn giản để kiểm soát các triệu chứng. Lưu ý các bài thuốc dân gian này chỉ phù hợp cho những triệu chứng nhẹ và chỉ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu, không mang tác dụng loại bỏ bệnh hoàn toàn nên người bệnh không nên quá phụ thuộc mà bỏ quên phác đồ điều trị của bác sĩ.

Dùng trầu không

Trầu không có tính kháng khuẩn chống viêm cực kỳ mạnh có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng trên những vùng da tổn thương, đồng thời làm giảm ngứa ngáy khó chịu đáng kể. Bạn có thể dùng dược liệu này để đun nước tắm hay nước ngâm rửa những vùng da bị vảy nến sẽ rất hiệu quả.

Vảy nến thể giọt
Tắm với nước lá trầu không vừa giúp kháng viêm giảm ngứa hiệu quả

Dùng nha đam

Không chỉ giúp làm mềm những vùng da thô ráp do vảy ngứa, hàm lượng chống oxy hóa dồi dào trong nha đam còn giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi những tổn thương và chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khả năng kháng khuẩn chống viêm của nha đam cũng rất mạnh, lại lành tính nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm dùng trên da.

Người bệnh chỉ cần dùng phần gel trong của nha đam để đắp lên vùng da bị tổn thương trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Sờ lại sẽ thấy da mịn màng mềm mại hơn trước đáng kể đấy.

Nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ

Hoạt chất Curcumin có trong nghệ là thành phần vô cùng quý giá có thể chữa rất nhiều bệnh lý. Chúng giúp ức chế sự hoạt động của một số loại vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đồng thời kích thích quá trình tái tại lại các tế bào da tổn thương nhanh chóng. Nghệ cũng giúp tăng độ đàn hồi cho da và phòng tránh nguy cơ để lại sẹo.

Bạn có thể giã nát nghệ tươi rồi pha với một ít nước ấm để ngâm rửa vùng da bị vảy nến. Nếu diện tích tổn thương không quá lớn, bạn cũng có thể dùng một thìa tinh bột nghệ để pha với mật ong và bôi lên da trong 15 phút rồi rửa lại với nước ấm. Mật ong cũng giúp làm mềm và cung cấp các dưỡng chất cho da nên bạn có thể yên tâm.

Dầu dừa

Thành phần các acid béo dồi dào trong dầu dừa như axit panmitic, axit lauric, axit oleic, axit linoleic.. vừa giúp kháng khuẩn vừa giúp giảm đau rất hiệu quả. Bôi dầu dừa trên vùng da bị vảy nến sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu đồng thời giúp lớp vảy sừng nhanh bong tróc hơn, da cũng mềm mại hơn rất nhiều.

Bạn cũng có thể pha vài giọt dàu dừa vào nước tắm thay vì sử dụng các loại sữa tắm có độ PH cao sẽ kích ứng những vùng da bị tổn thương nặng hơn.

Muối Epsom

Thường loại muối này được dùng trong một số suối nước nóng hay các bồn tắm xông hơi để giúp cơ thể thư giãn, thoải mái gân cốt, nhờ đó có thêm năng lượng làm việc và học tập. Đặc biệt các thành phần muối, magie có trong dược liệu còn giúp giảm sưng viêm, tẩy da chết và phục hồi những vùng da tổn thương do cháy nắng hiệu quả.

Vảy nến thể giọt
Tắm cùng muối Epsom sẽ giúp thư giãn cơ thể, giảm viêm đồng thời cải thiện ngay các triệu chứng ngứa ngáy

Sử dụng loại muối tắm này hằng ngày giúp xoa dịu những nỗi lo và căng thẳng, rất tốt cho thần kinh, từ đó kiểm soát được các tác nhân gây bệnh nếu có liên quan đến yếu tố này. Bạn chỉ cần dùng 1 thìa muối pha với nước ấm để ngâm mình thư giãn mỗi ngày.

Lưu ý về chế độ chăm sóc và phòng tránh bệnh vảy nến thể giọt

Những ảnh hưởng và biến chứng gây ra bởi vẩy nến thể giọt liên quan đến cả sức khỏe và tinh thần mỗi người nên cần có biện pháp phòng tránh càng sớm càng tốt. Cụ thể, người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau đây

  • Đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ hằng ngày, tránh sửa dụng những sản phẩm dưỡng do có nhiều hóa chất dễ gây kích ứng da
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch thông qua bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày, đảm bảo có đầy đủ các loại rau củ trái cây trong mỗi bữa ăn
  • Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, nên uống nước lọc, nước trái cây hay nước ép rau củ, tránh xa bia rượu, nước ngọt hay trà sữa
  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mắt trời sẽ rất có lợi trong điều trị và phòng ngừa bệnh vảy nến nhưng nên ưu tiên trong thời điểm từ 6- 9h sáng, nên dùng kem chống nắng trước khi ra ngoài
  • Dùng các sản phẩm dưỡng ẩm da những cần đảm bảo chất lượng nguồn gốc và độ an toàn của mỗi sản phẩm
  • Thay đổi môi trường làm việc và môi trường sống nếu thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại. Nếu không thay đổi được cần đảm bảo có đầy đủ các dụng cụ bảo hộ như quần áo, ủng, bao tay, mũ, khẩu trang..
  • Giảm cân trong một số trường hợp cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, có lối sống lạc quan và tích cực
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích, các thực phẩm độc hại hay có thể gây dị ứng
  • Tập thể dục thể thao tăng cường sức đề kháng
  • Nếu cha/ mẹ mắc bệnh nên đi khám trước và trong khi mang thai để biết được yếu tố di truyền và sớm có biện pháp khắc phục phù hợp cho bé.

Vảy nến thể giọt cần sớm được kiểm soát để phòng tránh những biến chứng nguy hại làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Duy trì lối sống khỏe mạnh và tích cực chính là nguyên tắc hàng đầu để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Post Comment