Giải đáp thắc mắc: Trị gai cột sống bằng xương rồng có hiệu quả không?

Trị gai cột sống bằng xương rồng là một trong phương pháp chữa bệnh dân gian được nhiều người tin dùng và đồng thời cũng mang lại hiệu quả cao đối với người thực hiện. Thông thường những bài thuốc từ dược liệu này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức, tê bì, rối loạn cảm giác do bệnh lý gây ra một cách hiệu quả. Ưu điểm mà phương pháp mang lại là có độ lành tính cao, an toàn cũng như có thể hạn chế phát sinh tác dụng phụ trong quá trình chữa trị. Tuy nhiên, những bài thuốc chữa này chỉ mang lại hiệu quả tối đa nếu bạn áp dụng đúng phương pháp.

Giải đáp thắc mắc: Trị gai cột sống bằng xương rồng có hiệu quả không?

Bệnh gai cột sống có xu hướng khởi phát ở những đối tượng người cao tuổi. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng các gai xương hình thành bất thường, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do lượng canxi tích tụ ở cột sống lâu ngày. Gai cột sống khi mới khởi phát thường không gây đau nhức hay các triệu chứng lâm sàng. Lâu dần, khi mỏm xương tăng kích thước sẽ tăng áp lực lên những mô mềm, đĩa đệm và những khu vực xung quanh gây đau nhức, tê cứng, rối loạn cảm giác,…

Trị gai cột sống bằng xương rồng có hiệu quả không?
Dùng xương rồng chữa gai cột sống là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị được nhiều người thực hiện và mang lại kết quả tích cực

 

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị gai cột sống theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhiều người bệnh tìm đến các mẹo chữa dân gian giúp cải thiện tình trạng đau nhức, hạn chế lạm dụng thuốc tân dược điều trị và ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng.

Dùng xương rồng chữa gai cột sống là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị được nhiều người thực hiện và mang lại kết quả tích cực. Xương rồng được biết đến là loại cây cảnh, trang trí không gian sống. Bên cạnh đó, loại cây này còn là một vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, trong đó có bệnh gai cột sống.

Các bài thuốc chữa gai cột sống bằng cây xương rồng được dân nhân áp dụng phổ biến và lưu truyền đến ngày nay. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, cây xương rồng có tính hàn, vị hơi đắng, mọng nước có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường hoạt động tuần hoàn máu hiệu quả.

Trong khi đó, một số nghiên cứu hiện đại cũng nhận thấy các hoạt chất euphorbol, taraxerol,… có trong vị thuốc này có khả năng giảm đau, kháng viêm, cải thiện tình trạng sưng đỏ, phù hợp với những trường hợp bị chấn thương và mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, bao gồm gai cột sống.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy có khoảng 2000 giống xương rồng khác nhau, nên rất nhiều người thắc mắc loại xương rồng nào mới có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh gai cột sống và những bệnh lý xương khớp khác. Theo dân gian, chỉ có loại xương rồng ba chia mới có tác dụng chữa bệnh lý. Người bệnh cần thận trọng trong việc lựa chọn dược liệu, bởi một số loại xương rồng có độc tính, gây ngộ độc nếu sử dụng không đúng cách.

Ngoài ra, hiệu quả của những bài thuốc chữa gai cột sống từ cây xương rồng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như các triệu chứng bệnh lý, khả năng đáp ứng, cách thực hiện,… Phương pháp chữa trị này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh mới khởi phát, mức độ nhẹ.

Các bài thuốc chữa bệnh gai cột sống từ cây xương rồng

Những mẹo chữa gai cột sống từ cây xương rồng có ưu điểm là lành tính, độ an toàn cao, hạn chế phát sinh tác dụng, dễ thực hiện và tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí chữa trị.

1. Bài thuốc chườm đắp bẹ xương rồng chữa bệnh

Chườm đắp bẹ xương rồng tại khu vực bị gai cột sống là một trong những mẹo chữa đơn giản, được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Bài thuốc này sẽ giúp tăng cường hoàn động tuần hoàn máu đến gai xương tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức, giảm tắc nghẽn mạch máu.

Bài thuốc chườm đắp bẹ xương rồng chữa bệnh
Chườm đắp bẹ xương rồng tại khu vực bị gai cột sống là một trong những mẹo chữa đơn giản, được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tốt

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 3 bẹ xương rồng to, mướt và 1 nắm muối biển
  • Xương rồng cắt bỏ các gai, cạo sạch vỏ, rửa sạch với nước rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút
  • Rửa lại thật sạch với nước rồi để ráo
  • Dùng giấy bạc bọc dược liệu rồi nướng dưới lửa khoảng 10 phút, lưu ý trở đều 2 mặt để xương rồng chín đều
  • Sau đó, dùng miếng vải mỏng sạch bọc lấy xương rồi rồi chườm trực tiếp lên khu vực cần điều trị
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi các triệu chứng bệnh lý dần thuyên giảm hẳn

2. Kết hợp xương rồng và ngải cứu chữa gai cột sống

Ngải cứu là một trong những vị thuốc nam có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh gai cột sống và một số bệnh lý liên quan đến xương khớp. Nhờ vào công dụng ôn kinh tán hàn, tiêu ứ tán kết, phù dương cố thoát, trấn thống, giảm đau nhức xương khớp,… Khi kết hợp với xương rồng sẽ tăng hiệu quả chữa trị.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 bẹ xương rồng, một ít lá ngải cứu và tơ hồng
  • Xương rồng gọt sạch gai và vỏ, mang rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng
  • Các dược liệu còn lại rửa sạch rồi ngâm với nước muối để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn
  • Cho các dược liệu vào chảo rồi sao vàng đến khi có mùi thơm thì tắt bếp
  • Đợi nguội bớt thì cho hỗn hợp vào miếng vải mỏng sạch đắp lên khu vực cần điều trị
  • Áp dụng mẹo chữa liên tục trong 10 sẽ cảm nhận các cơn đau do gai cột sống gây ra dần thuyên giảm

3. Xương rồng kết hợp với muối biển cải thiện bệnh lý

Các thành phần hoạt chất có trong xương rồng và muối biển khi kết hợp với nhau sẽ tăng cường hiệu quả sát khuẩn, chống viêm và hỗ trợ làm giảm tình trạng đau nhức, sưng đỏ do bệnh gai cột sống gây ra.

Xương rồng kết hợp với muối biển cải thiện bệnh lý
Các thành phần hoạt chất có trong xương rồng và muối biển khi kết hợp với nhau sẽ tăng cường hiệu quả sát khuẩn, chống viêm

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng và 1 nắm muối biển
  • Xương rồng sau khi cạo sạch gai và vỏ, ngâm rửa với nước muối thì cho vào cối cùng với một ít muối biển đập dập
  • Cho hỗn hợp vào chảo sao nóng
  • Sau đó, dùng miếng vải mỏng sạch bọc hỗn hợp và chườm đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức do bệnh lý gây ra
  • Khi hỗn hợp nguội bạn có thể cho vào chảo sao nóng và đắp tiếp tục
  • Áp dụng thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất

4. Kết hợp xương rồng với lá lốt chữa gai cột sống

Lá lốt là một trong những dược liệu thường được dùng trong điều trị các bệnh lý thường gặp, trong đó có bệnh gai cột sống. Những ghi nhận của Y học cổ truyền và một số nghiên cứu hiện đại đã cho thấy những dược tính có trong vị thuốc này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, cải thiện sưng viêm và hỗ trợ chữa các bệnh lý xương khớp hiệu quả. Khi kết hợp xương rồng và lá lốt sẽ giúp tăng tác dụng chữa bệnh.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 bẹ xương rồng tươi, 1 nắm lá lốt và một ít muối biển
  • Xương rồng gọt sạch phần gai và vỏ, mang rửa sạch với nước rồi ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ phần nhựa, bụi bẩn và tạp chất gây hại
  • Lá lốt rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút
  • Cho tất cả dược liệu vào cối rồi giã nát
  • Dùng miếng vải mỏng sạch bọc hỗn hợp rồi chườm trực tiếp lên khu vực cần điều trị
  • Kết hợp thư giãn khoảng 20 phút giúp các hoạt chất của thảo dược thẩm sâu vào da, rồi rửa da lại thật sạch với nước.
  • Mỗi ngày có thể áp dụng nhiều lần, thực hiện liên tục trong 1 tuần để cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

5. Kết hợp xương rồng và cỏ xước chữa bệnh

Tương tự như lá lốt và ngải cứu, cỏ xước là vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp nói chung và bệnh gai cột sống nói riêng. Sự kết hợp giữa xương rồng và cỏ xước sẽ giúp tăng dược tính có trong dược liệu, hỗ trợ giảm đau nhức, sưng viêm do bệnh lý gây ra hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

Kết hợp xương rồng và cỏ xước chữa bệnh
Tương tự như lá lốt và ngải cứu, cỏ xước là vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp nói chung và bệnh gai cột sống nói riêng
  • Chuẩn bị 1 nắm có cỏ xước và 3 bẹ xương rồng ba chia
  • Tất cả dược liệu mang rửa sạch, xương rồng gọt sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất gây hại
  • Cho xương rồng và cỏ xước vào cối rồi giã nát
  • Dùng một chiếc khăn sạch bọc lấy hỗn hợp rồi đắp lên vị trí bị đau nhức do bệnh lý gây ra
  • Giữ yên khoảng 20 phút rồi rửa sạch da lại bằng nước ấm
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng gai cột sống hiệu quả

6. Uống nước ép xương rồng chữa gai cột sống

Bên cạnh các bài thuốc chườm đắp từ xương rồng chữa gai cột sống, người bệnh có thể kết hợp uống nước ép xương rồng giúp hỗ trợ điều trị bệnh từ bên trong. Những trường hợp không chịu được mùi của xương rồng có thể áp dụng những bài thuốc chữa khác.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10 nhánh xương rồng ba chia non
  • Dược liệu gọt vỏ, rửa sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ các độc tố
  • Thái xương rồng thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy ép lấy nước
  • Mỗi ngày uống khoảng 20ml nước ép xương rồng để cải thiện các triệu chứng bệnh gai cột sống hiệu quả

Lưu ý: Trước khi áp dụng mẹo chữa này, người bệnh cần sơ chế xương rồng thật sạch, loại bỏ toàn bộ độc tố. Bởi một số độc tố có trong dược liệu có thể gây dị ứng, phản tác dụng.

7. Một số món ăn chế biến từ xương rồng

Tuy không quá quen thuộc nhưng những món ăn được chế biến từ xương rồng như xương rồng luộc, xương rồng hầm cá lóc,… Vừa mang lại giá trị dinh dưỡng cao, tăng cường sức đề kháng lại vừa hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gai cột sống hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn cần làm sạch nguyên liệu, loại bỏ những độc tố trước khi chế biến, nhằm hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến các món ăn từ xương rồng, hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh.

Những lưu ý khi trị gai cột sống bằng xương rồng

Dùng xương rồng chữa bệnh gai cột sống là một trong những mẹo chữa dân gian có độ lành tính cao, hạn chế phát sinh tác dụng phụ và mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Những lưu ý khi trị gai cột sống bằng xương rồng
Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả cải thiện tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể
  • Lựa chọn đúng loại xương rồng ba chia để chữa gai cột sống. Việc lựa chọn sai dược liệu có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị, thậm chí là ngộ độc
  • Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả cải thiện tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể
  • Các bài thuốc chữa gai cột sống bằng xương rồng chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh lý, không thể thay thế phương pháp điều trị chuyên sâu. Bên cạnh đó, biện pháp chữa trị này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh gai cột sống mới khởi phát, mức độ nhẹ.
  • Trong quá trình chế biến nên cẩn thận tránh để gai xương rồng đâm vào da. Bên cạnh đó, ngâm rửa dược liệu với nước muối pha loãng để loại bỏ các độc tố, bụi bẩn gây hại
  • Nếu chưa từng sử dụng xương rồng, bạn nên dùng thử liều lượng nhỏ để xem phản ứng cơ thể có bị kích ứng hay dị ứng không. Nếu cơ thể bình thường, hãy tăng liều dùng ở những lần kế tiếp.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường sau khi dùng thuốc  như chóng mặt, nôn mửa, nổi mề đay, phát ban,… để được theo dõi và xử lý đúng cách.
  • Nếu áp dụng các bài thuốc chữa gai cột sống trong thời gian dài nhưng không mang lại hiệu quả, người bệnh cần chủ động gặp bác sĩ để được khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
  • Với những trường hợp bị gai cột sống ở mức độ nặng, đau nhức dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động. Người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị gai cột sống, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục thể thao đúng cách để hỗ trợ quá trình chữa trị đạt kết quả tốt nhất.

Trên đây là những bài thuốc trị gai cột sống bằng cây xương rồng và một số lưu ý trong quá trình áp dụng thực hiện. Những cách chữa này chỉ được lưu truyền trong dân gian và được nhiều người áp dụng cải thiện bệnh lý. Hiện nay, vẫn chưa có minh chứng khoa học nào về hiệu quả của như độ an toàn của phương pháp này. Do đó, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng điều trị, trong trường hợp cần thiết hãy tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Post Comment