Giải đáp thắc mắc: Nổi mề đay có được tắm không?

Nổi mề đay phải kiêng tắm, kiêng nước là quan niệm từ xưa được ông bà ta truyền lại trong dân gian. Tuy nhiên trên thực tế, các quan niệm này chưa được khoa học chứng minh về tính đúng đắn của nó. Việc kiêng tắm rửa có thể khiến da bài tiết mồ hôi quá mức, từ đó ngày càng tích tụ bã nhờn, bụi bẩn dẫn đến điều kiện cho nấm men, vi khuẩn phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.

nổi mề đay có nên tắm không
Bị nổi mề đay có nên tắm không?

 

Giải đáp thắc mắc: Nổi mề đay có được tắm không?

Nổi mề đay mẩn ngứa là một trong những hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này thường xuất hiện khi sử dụng thực phẩm gây dị ứng, tiếp xúc không khí lạnh, nọc độc côn trùng, mủ thực vật, dị ứng sữa rửa mặt, mỹ phẩm, rối loạn nội tiết,… Thực tế, mề đay thường khởi phát đột ngột và thuyên giảm nhanh chỉ sau khoảng vài phút đến vài giờ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tổn thương da có thể kéo dài trong vài giờ đến vài ngày.

Theo quan niệm dân gian, khi bị mề đay mẩn ngứa nên kiêng nước và kiêng tắm. Tiếp xúc với nước có thể khiến sẩn đỏ lan rộng, phù nề và ngứa ngáy dữ dội. Tuy nhiên quan niệm này chủ yếu lưu truyền trong phạm vi nhân dân và chưa được công nhận trên phương diện khoa học.

nổi mề đay có phải kiêng nước không
Không nên kiêng tắm và kiêng nước trong thời gian nổi mề đay mẩn ngứa

Việc kiêng nước và tắm rửa có thể khiến da đổ nhiều mồ hôi, tích tụ bã nhờn, bụi bẩn khiến hiện tượng viêm đỏ nghiêm trọng hơn, da sưng nóng và ngứa ngáy dữ dội. Hơn nữa, kiêng tắm còn khiến vi khuẩn và nấm phát triển mạnh và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Vì vậy trong thời gian bị mề đay, tuyệt đối không kiêng tắm rửa theo quan niệm dân gian. Thay vào đó, nên vệ sinh cơ thể thường xuyên nhằm loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi tích tụ và giảm nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, nhiệt độ từ nước tắm còn giúp làm dịu vùng da sưng nóng, giảm viêm đỏ và cải thiện mức độ ngứa ngáy.

Người nổi mề đay mẩn ngứa cần lưu ý gì khi tắm rửa?

Khác với làn da khỏe mạnh, da bị nổi mề đay thường dễ kích ứng, viêm đỏ và ngứa ngáy. Vì vậy trong thời gian nổi mẩn ngứa, cần lưu ý một số điều quan trọng khi tắm rửa:

1. Chú ý nhiệt độ nước tắm

Nước tắm có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể khiến màng lipid bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng da khô ráp, bong tróc và kích ứng. Tình trạng này có thể kích thích da viêm đỏ, nổi sẩn ngứa trên phạm vi rộng và phù nề nghiêm trọng.

nổi mề đay có kiêng tắm không
Nổi mề đay không phải kiêng tắm nhưng cần chú ý nhiệt độ nước tắm để tránh gây kích ứng và khô ráp da

Vì vậy khi bị nổi mẩn ngứa, nên tắm với nước có nhiệt độ dao động khoảng 35 – 37 độ C. Nhiệt độ ấm giúp làm dịu da, giảm viêm đỏ và hỗ trợ kiểm soát ngứa ngáy. Ngoài ra tắm nước ấm còn giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

2. Chỉ tắm trong 10 – 15 phút

Khi bị các vấn đề da liễu nói chung và mề đay mẩn ngứa nói riêng, chỉ nên tắm từ 10 – 15 phút. Thời gian này đủ để làm sạch bụi bẩn, loại bỏ mồ hôi và bã nhờn tích tụ trong nang lông nhưng không làm mất độ ẩm tự nhiên của da.

Ngược lại, tắm quá 20 phút có thể khiến da mất độ ẩm, nứt nẻ, ngứa ngáy và khô ráp. Đối với người bị mề đay, tắm quá lâu có thể khiến các vết sẩn phát triển, kết hợp thành các mảng lớn gây phù nề, viêm đỏ và ngứa ngáy.

3. Hạn chế chà xát mạnh

Khi tắm, nhiều người có thói quen chà xát da mạnh để loại bỏ bã nhờn, tế bào chết và mồ hôi. Tuy nhiên tác động cơ học có thể gây ra chứng mề đay vẽ nổi hoặc kích thích sang thương da bùng phát mạnh, phù nề và ngứa ngáy dai dẳng. Ngoài ra, chà xát mạnh cũng có thể khiến da xây xước, chảy máu và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

bị nổi mề đay có được tắm không
Khi tắm rửa, nên thao tác nhẹ nhàng để hạn chế gây trầy xước và tổn thương da

Vì vậy, bạn chỉ nên thao tác nhẹ nhàng khi tắm để làm sạch da và tránh kích thích mề đay mẩn ngứa lan rộng. Có thể sử dụng các loại bông tắm có chất liệu mềm để làm sạch bụi bẩn, mồ hôi và hạn chế ma sát mạnh lên da.

4. Chú ý các sản phẩm chăm sóc và làm sạch

Các sản phẩm chăm sóc và làm sạch da như sữa tắm, sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết và kem dưỡng ẩm có thể gây kích ứng và khiến mề đay lan tỏa rộng. Vì vậy khi da nổi mẩn ngứa, bạn nên kiểm tra thành phần trong các sản phẩm này.

Trong trường hợp nhận thấy sản phẩm chứa các thành phần dễ gây dị ứng như dầu khoáng, hương liệu, cồn, chì,… nên tránh sử dụng trong giai đoạn bị nổi mề đay mẩn ngứa. Nếu có thể, nên thay đổi các sản phẩm này bằng các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, độ pH cân bằng và thành phần an toàn, dịu nhẹ.

5. Dưỡng ẩm da ngay sau khi tắm

Sau khi tắm, da có xu hướng thoát hơi nước và khô căng – đặc biệt là trong thời tiết lạnh và khô hanh. Vì vậy, bạn nên sử dụng kem dưỡng ngay sau khi tắm để giữ ẩm cho da, giảm tình trạng khô ráp, bong tróc và làm dịu hiện tượng kích ứng.

bị nổi mề đay có được tắm không
Dưỡng ẩm sau khi tắm giúp giữ ẩm, bảo vệ da và ngăn ngừa mề đay lan rộng

Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại kem dưỡng chứa thành phần sát trùng (Zinc), giảm ngứa (Menthol, Oat extract) và phục hồi (Niacinamide, Glycerin, Panthenol) để giảm viêm đỏ, ngứa ngáy và tái tạo các mô da hư tổn.

Trong trường hợp tuân thủ các lưu ý trên nhưng mề đay vẫn có xu hướng lan rộng, bạn có thể bị dị ứng nước vô căn. Nếu gặp phải tình trạng này, nên tìm gặp bác sĩ để được test dị nguyên, xét nghiệm mô bệnh học và sử dụng loại thuốc phù hợp.

Người nổi mề đay nên tắm lá gì để giảm ngứa?

Ngoài việc tắm rửa thông thường, người bị mề đay mẩn ngứa cũng có thể sử dụng một số loại lá tắm có tác dụng tiêu viêm, kháng dị ứng và chống ngứa để giảm tổn thương da và cải thiện một số triệu chứng do mề đay mẩn ngứa gây ra.

Một số loại lá tắm được sử dụng để giảm mề đay mẩn ngứa, bao gồm:

– Giảm mề đay bằng cách tắm lá chè xanh:

Lá chè xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu cơm. Nhân dân thường sử dụng lá chè để nấu nước uống hằng ngày giúp thanh lọc độc tố, giải nhiệt và kích thích hoạt động tiêu hóa.

Ngoài ra với tác dụng tiêu viêm và chống ngứa, chè xanh còn được sử dụng để nấu nước tắm chữa mề đay mẩn ngứa, rôm sảy, phát ban, sởi,… Bên cạnh đó y học hiện đại cũng nhận thấy, hoạt chất EGCG, tannin và flavonoid trong lá chè có thể giảm ngứa ngáy, viêm đỏ, cải thiện tình trạng kích ứng và phục hồi các mô da tổn thương.

bị nổi mề đay có được tắm không
Tắm lá chè xanh giúp tiêu viêm, giảm phù nề, kích ứng và cải thiện mức độ ngứa ngáy

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi, ngâm rửa với nước muối và để ráo
  • Sau đó cho vào nồi, đổ thêm 3 lít nước và đun sôi trong khoảng 10 phút
  • Hãm trà thêm 20 phút rồi đổ vào thau, vớt bã và hòa thêm nước lạnh
  • Dùng nước tắm hàng ngày giúp tiêu viêm, giảm ngứa và giảm số lượng sẩn đỏ

– Tắm lá kinh giới giảm mề đay mẩn ngứa:

Lá kinh giới thường được sử dụng để chế biến món ăn nhằm kích thích vị giác, tăng hương vị món ăn và giảm mùi tanh của một số loại thực phẩm khác. Ngoài ra thảo dược này còn có đặc tính chống ngứa và kháng viêm giúp giảm ngứa ngáy, tiêu sẩn đỏ và phù nề do các bệnh da liễu gây ra.

Tắm lá kinh giới 1 lần/ ngày trong vài ngày liên tục có thể giảm tổn thương do mề đay mẩn ngứa gây ra. Bên cạnh đó, mẹo chữa này cũng được sử dụng để điều trị phát ban, rôm sảy, dị ứng thời tiết, sốt phát ban, viêm da cơ địa,…

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới và để ráo nước
  • Sau đó đun sôi 2 lít nước và cho lá kinh giới vào
  • Đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp
  • Đợi nước nguội bớt và cho vào thau
  • Thêm nước lạnh vào và sử dụng nước tắm rửa
  • Có thể dùng bã kinh giới chà xát nhẹ lên da nhằm giảm ngứa ngáy và viêm đỏ

– Nấu nước lá trầu không tắm giảm ngứa do mề đay:

Hoạt chất Menthol trong lá trầu không có tác dụng làm mát da, giảm viêm đỏ và ngứa ngáy. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng sát trùng, ức chế vi khuẩn và nấm men. Nấu nước tắm từ lá trầu không giúp dứt nhanh cơn ngứa do mề đay, tiêu viêm, giảm sẩn đỏ và phù nề.

Ngoài ra, một số hoạt chất trong thảo dược này còn giúp phục hồi mô da, làm lành vết thương và hạn chế thâm sẹo sau điều trị.

Nổi mề đay có tắm được không
Người bị nổi mề đay có thể tắm lá trầu không để giảm phù nề, tiêu sẩn đỏ và phục hồi mô da hư tổn

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 10 lá trầu không, sau đó để ráo nước và vò xát nhẹ
  • Đun sôi 2 lít nước và cho lá trầu không vào
  • Đun thêm 5 phút thì tắt bếp và đợi nước nguội bớt
  • Đổ nước vào thau và hòa thêm ít nước lạnh
  • Sau đó dùng nước tắm để làm sạch cơ thể và giảm ngứa do mề đay

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá tía tô, ngải cứu, lá bạc hà,… để nấu nước tắm giảm mề đay mẩn ngứa. Khi thực hiện, cần ngâm rửa nguyên liệu sạch để hạn chế nguy cơ kích ứng và viêm nhiễm.

Bài viết đã giải đáp vấn đề “Bị nổi mề đay có được tắm không? Có phải kiêng nước không?”. Đồng thời đề cập đến các lưu ý khi tắm rửa và một số loại lá tắm giúp giảm ngứa, tiêu viêm và cải thiện phù nề. Ngoài vấn đề vệ sinh cơ thể, bạn nên chú trọng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để kiểm soát mề đay trong thời gian ngắn nhất.

Post Comment