Giải đáp thắc mắc: Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không?

“Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không?” là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Lý do là vì trong thịt gà, trứng gà có chứa thành phần dinh dưỡng cao giúp tăng cường sức đề kháng cũng như bồi bổ sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng nổi mề đay khởi phát do dị ứng thịt gà hay có những tổn thương da kèm theo vết thương hở hoặc mụn nước, thì người bệnh nên tránh dùng thịt gà. Còn đối với trứng gà, người bệnh cần không nên bổ sung trong thời gian điều trị đẻ có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp
“Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không?” là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm

 

Giải đáp thắc mắc: Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không?

Nổi mề đay là một căn bệnh da liểu đặc trưng bởi tình trạng tổn thương bề mặt da, xuất hiện khi mao mạch ở tầng trung bì bị kích thích, gây ra hiện tượng nổi sẩn đỏ, phát ban trên da và ngứa ngáy. Các triệu chứng bệnh mề đay có thể khởi phát bởi nhiều tác nhân khác nhau như tiếp xúc với phấn hoa, hóa chất, dị ứng thời tiết, dung nạp các thực phẩm gây dị ứng, tiếp xúc với khói thuốc lá.

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa có xu hướng tự thuyên giảm sau vài giờ mà không cân thiệp điều trị y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các biểu hiện bệnh lý kéo dài đến vài ngày gây ngứa ngáy, đau rát, khó chịu và cần áp dụng các biện pháp cải thiện.

Các biện pháp kiểm soát bệnh nổi mề đay mẩn ngứa bao gồm sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, xây dựng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc da đúng cách, khoa học. Do đó, trong quá trình điều trị, rất nhiều người bệnh thắc mắc “Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không?”

Thịt gà là một trong những loại thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 gam thịt gà sẽ chứa đến 12mg vitamin A, 20.3g protide, 12mg canxi, 4mg vitamin C, 6.16mg vitamin B2, 1.5mg sắt,… Việc bổ sung thực phẩm này khi bị nổi mề đay có thể tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe, đồng thời làm giảm các phản ứng quá mức hệ miễn dịch, rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả.

Tuy nhiên, các triệu chứng nổi mề đay có thể trở nên nặng nề hơn khi ăn thịt gà trong những trường hợp sau:

Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo người bị nổi mề đay trong thời gian điều trị bệnh không nên ăn trứng gà
  • Người bệnh nổi mề đay mẩn ngứa bị tổn thương da, nổi mụn nước và chảy máu tránh ăn thịt gà bởi một số thành phần dưỡng chất có trong thịt gà có thể gây ngứa ngáy dữ dội, làm tăng nguy cơ tụ mủ ở vết thương, lâu lành.
  • Những trường hợp bị nổi mề đay sau khi ăn các loại thịt chứa hàm lượng đạm cao hoặc thịt gà. Bởi hàm lượng đạm quá cao sẽ khiến cơ thể gặp khó khăn trong quá trình chuyển hóa dẫn đến lượng đạm dư thừa tích tụ trong máu. Khi hệ miễn dịch xác định lượng protein có trong thịt gà là dị nguyên sẽ có xu hướng sản sinh kháng nguyên IgE đối kháng, từ đó dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa mề đay khó chịu.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo người bị nổi mề đay trong thời gian điều trị bệnh không nên ăn trứng gà. Bởi thực phẩm này có chứa hàm lượng đạm cao và dễ gây dị ứng, đặc biệt là lòng trắng trứng. Nhiều trường hợp sau khi dung nạp thực phẩm vài phút sẽ khởi phát các triệu chứng nổi mề đay. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế dung nạp một số thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng, dị ứng cao như nấm, hải sản, sữa bò, đậu phòng, đậu nành,…

Một số lưu ý trong quá trình điều trị mề đay mẩn ngứa

Thông thường, các biểu hiện nổi mề đay sẽ có xu hướng thuyên giản sau 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh không có các biện pháp chăm sóc đúng cách, tổn thương có thể lan rộng, gây ngứa ngáy dữ dội và kéo dài trở thành mề đay mãn tính. Do đó, để đạt được kết quả tốt nhất trong điều trị, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trường hợp nổi mề đay có thể bổ sung thịt gà nên chú ý tránh chế biến thành những món chiên xào, chứa nhiều gia vị, dầu mỡ. Theo các chuyên gia, người bệnh có thể kết hợp thịt gà với các loại rau củ (chào gà, súp gà,…) không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Nếu các triệu chứng mề đay mẩn ngứa kéo dài hơn 24h và có xu hướng tiến triển nặng nề, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách. Tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Tránh chà xát hay cào gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương. Hành động này chỉ có thể khắc phục cơn ngứa ngáy tạm thời những có thể khiến da bị trầy xước, chảy máu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm
  • Khi bị nổi mề đay mẩn ngứa, người bệnh cần xác định nguyên nhân cụ thể gây bệnh và loại trừ tác nhân này. Trường hợp tiếp xúc với dị nguyên trong thời gian dài, tổn thương da do bệnh lý gây ra có thể lan rộng, ngứa ngáy dữ dội
Một số lưu ý trong quá trình điều trị mề đay mẩn ngứa
Theo các chuyên gia, người bệnh có thể kết hợp thịt gà với các loại rau củ (chào gà, súp gà,…) không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình điều trị
  • Song song với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học giúp tác động tích cực đến quá trình điều trị
  • Người bị nổi mề đay mẩn ngứa nên chọn mặc các trang phục rộng rãi, thoát mát, có chất liệu thẩm hút tốt giúp làm giảm nguy cơ gây kích ứng, ma sát lên khu vực da bị tổn thương
  • Tránh dung nạp các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao, gia vị và dầu mỡ. Đồng thời, người bệnh cần tránh xa các chất kích thích như cà phê, bia rượu, thuốc lá, đặc biệt là trong thời gian điều trị
  • Vệ sinh da đúng cách và thường xuyên, bên cạnh đó người bệnh nên duy trì thói quen dưỡng ẩm da 2 lần mỗi ngày sau khi tắm giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da trước các tác nhân gây hại
  • Hạn chế tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời có có cường độ cao (từ 10:00 – 16:00). Trước khi hoạt động ngoài trời, bạn nên thoa kem chống nắng và che chắn thật kỹ
  • Nếu thời tiết thay đổi đột ngột, bạn nên hạn chế ra ngoài, bên cạnh đó có thể kết hợp sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng giúp giữ ấm cơ thể, cân bằng độ ẩm cho làn da và hạn chế khởi phát nổi mề đay mẩn ngứa.

Thông tin bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không?” và một số lưu y trong quá trình điều trị bệnh lý. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm và dị ứng với nhiều nhóm thực phẩm.

Post Comment