Nổi mẩn ngứa thành mảng trên da là một trong những vấn đề da liễu mà nhiều người thường hay mắc phải. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý liên quan về da. Nếu không dược kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vậy nổi mẩn ngứa thành mảng trên da do đâu, làm sao đẻ bệnh mau chóng khỏi. Hãy cùng tham khảo thông tin được chia sẽ trong bài viết dưới đây nhé.
Giải đáp thắc mắc: Nổi mẩn ngứa thành mảng trên da do đâu?
Tình trạng nổi mẩn ngứa thành mảng trên da thường khởi phát khi gặp phải các nguyên nhân như thay đổi thời tiết bất thường, khói bụi ô nhiễm, các hóa chất độc hại, mỹ phẩm, nọc độc côn trùng, bụi phấn, thực phẩm,…Triệu chứng ngứa ngáy nổi mẩn ngứa thành từng mảng thông thường sẽ tự lặn sau vài giờ hay vài ngày mà không cần đến sự can thiệp của y khoa.
Trường hợp da bị nổi mẩn ngứa thành từng mảng tái lại nhiều lần và không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh mãn tính gây ra. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán xử lý kịp thời.
Hiện tượng nổi mẩn ngứa thành mảng trên da là do:
Bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng khởi phát khi da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Lúc này các chất kháng Histamin được sản sinh gây ra tình trạng ngứa ngáy, đỏ rát trên da, có thể nổi thành từng mảng hoặc các mụn nước. Histamin có trong các mô tế bào dưới da và trong mạch máu, không chứa hoạt tính. Hiện tượng da nổi mẩn ngứa thành mảng trên da là dấu hiệu đặc trưng của viêm da dị ứng.
Đây là bệnh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, tuy nhiên, bệnh tái lại nhiều lần và mất nhiều thời gian điều trị. Nếu không có các biện pháp kiểm soát bệnh hợp lý thì các cơn ngứa sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và dữ dội khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Nổi mề đay mẩn ngứa
Nổi mề đay mẩn ngứa là tình trạng niêm mạc và các mao mạch trong da tiếp xúc với các dị nguyên dẫn đến dị ứng da. Lúc này, vùng da bị kích ứng sẽ nổi các mẩn ngứa, sưng đỏ theo từng khu vực da hình thành các mảng mề đay lớn nhỏ khác nhau, hoặc nặng hơn sẽ phát ban toàn cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết bệnh nổi mề đay mẩn ngứa qua các triệu chứng sao đây:
- Các mẩn đỏ hồng hoặc trắng xuất hiện ở những vùng da nhất định như mặt, tay, chân.
- Kích thước và hình dạng của các đốm mề đay đa dạng, lớn nhỏ khác nhau.
- Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa có thể kéo dài vài tuần, vài tháng hay thậm chí vài năm nếu không có các biện pháp kiểm soát bệnh kịp thời.
Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa thường gặp ở nhiều đối tượng từ trẻ em đến người trưởng thành. Bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng các chịu chứng ngứa ngáy, châm chích khiến người bệnh khó chịu, nếu chà xác hoặc gãi mạnh có thể làm trầy xước dẫn đến da dễ bị nhiễm trùng, để lại thâm sẹo gây mất thẩm mỹ.
Một số trường nổi mề đay, ngứa ngáy vào ban đêm gây mất ngủ, kéo dài liên tục sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể suy nhược.
Bệnh chàm
Chàm thuộc bệnh viêm da mãn tính, bệnh thường mắc phải với các triệu chứng như nổi mề mẩn ngứa thành từng mảng, các lớp da chồng chất lên nhau tạo thành từng mảng khô ráp và bong tróc. Bệnh thường kéo dài và hay tái phát thành từng đợt trong năm làm người bệnh hứng chịu các cơn ngứa dữ dội.
Bệnh chàm không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên, bệnh để lại các tổn thương trên da để lại thâm sẹo, bệnh nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời các cơn ngứa sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh mất ngủ, suy nhược cơ thể, hệ miễn dịch bị suy giảm tạo điều kiện cho các bệnh khác tấn công.
Bệnh chàm hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị tận gốc, việc điều trị chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng tái phát. Vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh lý này, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn mất nhiều thời gian cho việc điều trị.
Bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là một trường hợp của viêm da dị ứng, bệnh khởi phát khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân như hóa chất độc hại, không khí ô nhiễm, thực phẩm, phấn hoa, mủ thực vật,…Lúc này, vùng da tiếp xúc sẽ có các dấu hiệu ngứa ngáy, nổi mề đay thành mảng lớn trên da khiến người bệnh đau nhức khó chịu.
Nếu không có các biện pháp chăm sóc hợp lý, chà xát hay gãi mạnh sẽ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, có thể gây bội nhiễm, xuất huyết, sốc phản hệ. Bệnh viêm da tiếp xúc tùy vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của bệnh mà thời gian phục hồi nhanh hay chậm.
Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến xuất hiện khi hệ miễn dịch bị rối loạn. Đây được xem là bệnh lành tính, không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh cũng như không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên hiện nay y học vẫn chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính xác và phương pháp điều trị bệnh triệt để bệnh vảy nến.
Các bác sĩ chuyên khoa chỉ có thể điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tốt nhất và phòng ngừa trường hợp bệnh bùng phát. Bệnh có các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ thành từng mảng và có các lớp sừng trên da chồng chất lên nhau, thường xuyên bong tróc.
Bị phát ban do nhiệt
Phát ban do nhiệt khởi phát khi nhiệt độ trong cơ thể tăng cao, lúc này các tuyến mồ hôi sẽ hoạt động mạnh hơn gây nên tình trạng các tuyến bã nhờn và lượng dầu thừa tích tụ trong lỗ chân lông. Lâu dần da sẽ xuất hiện các mẩn ngứa thành từng mảng, nếu chà xát hay gãi mạnh sẽ gây tổn thương da và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da, hoặc áp xe.
Bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt)
Rosacea hay còn gọi là chứng đỏ mặt, bệnh gây ảnh hưởng ở vùng mặt tập trung ở vùng mũi và 2 bên má. Bệnh gây giãn các mao mạch máu ở thượng bì, kiến da nổi các mẩn đỏ, sưng tấy,…
Người bệnh nên lưu ý vì các dấu hiệu nhận biết của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da dị ứng hay mụn trứng cá. Vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường ở da mặt, bạn hãy đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý. Trường hợp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến phì đại mũi.
Viêm da thần kinh
Viêm da thần kinh có các triệu chứng tập chung ở những khu vực nhất định như cổ tay, hậu môn, vùng đầu, sau gáy, phía trên đùi,…Bệnh kèm theo các biểu hiện nhận biết như nổi da gà thành từng mảng, liken hóa, các khía ngang dọc và có màu tím,…
Dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc cũng có thể gây nên hiện tượng nổi mẩn ngứa thành từng mảng trên da. Theo các nghiên cứu, những loại thuốc có khả năng gây dị ứng khiến da ngứa ngáy, nổi mề đay thành từng mảng như thuốc giảm đau, các loại thuốc kháng sinh, thuốc chữa động kinh, thuốc hóa trị,….
Dị ứng thuốc có thể gây sốc phản hệ đặc biệt nguy hiểm. Vậy nên, trong quá trình sử dụng các thuốc điều trị bệnh, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi và xử lý kịp thời.
Cách khắc phục nổi mẩn ngứa từng mảng trên da
Hiện tượng nổi mẩn ngứa thành từng mảng trên da tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, cần có các biện pháp để kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy để tránh tình trạng da bị tổn thương và gây nhiễm trùng.
Điều trị bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây để điều trị các vấn đề da liễu nói chung và tình trạng nổi mẩn ngứa trên da nói riêng mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng khó chịu. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào nguyên nhân và mức độ tổn thương mà chỉ định thuốc điều trị phù hợp nhất.
Một số loại thuốc được áp dụng phổ biến như:
- Thuốc kháng Histamin: Thông thường là dạng thuốc bôi giúp giảm ngứa ngáy, giảm sưng đỏ và ngừa các triệu chứng gây ra do dị ứng. Trong trường sử dụng thuốc bôi tại chỗ không mang lại hiệu quả, các bác sĩ sẽ kết hợp với thuốc dạng viên nén kháng Histamin.
- Kem Hydrocortisone 1%: Kem dùng bôi ngoài da với những trường hợp bệnh nhẹ, có công dụng giúp giảm ngứa ngáy, sưng đỏ.
- Thuốc bôi chứa corticoid: Thuốc bôi giúp cải thiện những cơn ngứa hiệu quả, tăng cường khả năng kháng viêm, làm lành các tổn thương da. Thông thường, thuốc sẽ được chỉ định với những trường hợp không điều trị bằng thuốc kháng Histamin được.
- Thuốc gây tê: Thuốc có công dụng gây tê tại chỗ, làm giảm các cơn ngứa nhanh chóng. Thuốc được chỉ định sử dụng cho những trường hợp nổi mẩn ngứa thành từng mảng do bệnh viêm da tiếp xúc.
- Thuốc chứa corticoid dạng viên nén: Thuốc sẽ được các bác sĩ chỉ định với những trường bệnh nghiêm trọng có nguy cơ dẫn gây biến chứng. Tuy nhiên, các loại thuốc có chứa corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, nên người bệnh cần phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc kháng nấm: Các loại thuốc kháng nấm tại chỗ như Miconazole, Terbinafine, Clotrimazole,…Thường được áp dụng cho các trường hợp có dấu hiệu bị nhiễm vi nấm.
Người bệnh cũng nên lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Tây điều trị cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, nghiêm túc điều trị và thăm khám thường xuyên để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng bệnh và có các phương pháp điều trị phù hợp. Không được tự ý mua thuốc điều trị vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cũng như ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Điều trị tại nhà
Với những trường hợp bị nổi mẩn ngứa thành từng mảng trên da ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng.
Chườm đá: Chườm đá là một trong các biện pháp giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa, sưng đỏ. Ngoài ra, chườm đá còn có tác dụng ứng chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, làm dịu da.
Với cách thực hiện đơn giản, bạn có thể dùng túi vải mỏng bỏ đá viêm và áp lên vùng da bị tổn thương, mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần để cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
Dưỡng ẩm da: Bạn có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm như Calamine lotion, Vaseline, Eucerin,…Việc dưỡng ẩm vô cùng quan trọng đối với làn da, nó giúp tăng cường độ ẩm cho da hạn chế tình trạng da khô, bong tróc gây ngứa ngáy, phục hồi các tế bào bị tổn thương và thúc đẩy tái tạo làn da mới. Dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên sẽ phòng ngừa được các tác nhân gây bệnh.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa cao. Hoặc nếu nghi ngờ các sản phẩm chăm sóc da gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa thành từng mảng thì hãy thay thế các sản phẩm khác.
Hạn chế chà xát hay gãi mạnh: Gãi mạnh hay chà xát vào vùng da bị tổn thương sẽ làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, gây bội nhiễm đồng thời tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập.
Tránh căng thẳng: Căng thẳng, áp lực trong thời gian dài có thể làm bùng phát các bệnh da liễu. Người bệnh cần giữ cho tâm trạng thoải mái, xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý như tập yoga, bơi lội,…
Trường hợp người bệnh áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Trên đây là các thông tin về tình trạng nổi mẩn ngứa thành mảng trên da, bệnh tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhưng cũng không nên chủ quan vì nếu tình trạng này cứ kéo dài và tái lại sẽ gây ảnh hưởng đến làn da, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội. Vì vậy, khi có dấu hiệu trên, bạn nên gặp bác sĩ để được theo dõi và điều trị hợp lý.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
- Ngứa châm chích dưới da: Nguyên nhân và cách chữa khỏi
- Nổi mẩn ngứa khi trời nóng: Cách điều trị và phòng ngừa