Giải đáp thắc mắc: Dị ứng nổi mề đay có nằm quạt được không?

Theo quan niệm dân gian, những người bị nổi mề đay nên kiêng gió để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đó là vấn đề khiến không ít người băn khoăn rằng, dị ứng nổi mề đay có nằm quạt được không. Nếu như nổi mề đay vào mùa hè nóng bức không có quạt thì thật sự rất bất tiện và khó chịu. Hãy cùng Dichiuytin đi tìm lời giải đáp chính xác nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Giải đáp thắc mắc: Dị ứng nổi mề đay có nằm quạt được không?

Nổi mề đay là một trong những triệu chứng dị ứng làm xuất hiện các vùng da bị ngứa rát, nổi mẩn, sưng phù, hắt hơi, chảy nước mũi trên một vùng da nào đó của cơ thể, những bộ phận thường gặp nhất là tay, chân, đôi khi xuất hiện ở mặt. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do da tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng làm hệ miễn dịch phóng thích ra histamin quá mức để bảo vệ cơ thể và gây nên các phản ứng dị ứng.

dị ứng nổi mề đay có nằm quạt được không
Di ứng nổi mề đay thuộc thể phong hàn, cần phải kiêng gió vì có thể khiến bệnh trầm trọng thêm.

Theo quan niệm Đông Y, nổi mề đay là do cơ thể bị nhiễm phong hàn với nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm nước, nhiễm gió gây nên. Chính vì thế mà dân gian cho rằng người bị mề đay không nên tiếp xúc nhiều với nước lạnh hay gió sẽ làm bệnh thêm trầm trọng. Đặc biệt nếu người bệnh tiếp xúc với “gió độc” ( gió lúc giao mùa, gió lùa mạnh) thì tình trạng sức khỏe ngày càng suy giảm, có thể kèm theo các cơn sốt cao, cơ thể mệt mỏi hơn.

Các quan niệm này vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay. Trong khi đó, quạt cũng là công cụ tạo ra gió, làm mát nhờ điện năng nên cũng khiến nhiều người băn khoăn bị dị ứng nổi mề đay có nằm quạt được không?

dị ứng nổi mề đay có nằm quạt được không
Người bị dị ứng nổi mề đay nên nằm quạt để đảm bảo cơ thể được thoải mái, da khô thoáng, giúp giảm dị ứng khó chịu

 

Thực chất, ngay về bản chất gió và quạt hoàn toàn khác biệt. Gió trời được hình thành do sự khác biệt trong áp suất của khí quyển, là sản phẩm của tự nhiên. Trong khi đó, gió từ quạt máy lại là một sản phẩm nhân tạo từ bàn tay của con người. Vì vậy gió từ quạt sẽ không tạo ra “gió độc” gây nguy hiểm cho người bệnh mề đay.

Mặt khác, khi bị mề đay người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, nong ran khó chịu khắp người. Nhất là vào mùa hè, các triệu chứng này còn khó chịu gấp bội do tình trạng đổ mồ hôi khiến các vùng da bị ngứa, gãi vô cùng đau rát. Nếu ở trong phòng kín không được xài quạt thì tình trạng này có thể trầm trọng hơn do mồ hôi tác động vào các vùng da bị trầy xước sẽ gây nhiễm trùng.

Vì vậy, người bệnh tốt nhất không cần kiêng nằm quạt khi bị nổi mề đay. Tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất, người bệnh nên giữ một mức quạt vừa phải, để quạt quay không để quạt chiếu trực tiếp vào người có thể không tốt cho sức khỏe. Người bệnh cũng có thể nằm điều hòa thay cho quạt để giữ cho thể thoải mái và da được thông thoáng nhất, có thế thì việc điều trị bệnh mề đay mới nhanh chóng chấm dứt.

Bị nổi mề đay nên kiêng những gì?

Bên cạnh kiêng gió, người bệnh mề đay cũng được khuyên niên kiêng thêm nhiều thứ để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Kiên trì áp dụng các biện pháp dưới đây sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng để lại thâm sạo trên vùng da bị dị ứng hiệu quả.

Kiêng ánh nắng

Ánh nắng cũng có thể là một tác nhân gây dị ứng nổi mề đay, vì thế trong thời điểm cơ địa đang bị nhạy cảm như hiện tại tốt nhất người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp để bệnh mau thuyên giảm hơn.   Ánh nắng mặt trời có thể gây rát da, làm tăng nguy cơ để lại thâm sẹo nếu vùng da dị ứng bị viêm nhiễm, trầy xước.

dị ứng nổi mề đay có nằm quạt được không
Người bị dị ứng nổi mề đay nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp sẽ làm da bị mẫn cảm, ngứa rát, tăng nguy cơ để lại sẹo hơn

Mặt khác các vi khuẩn trong không khí cũng có thể xâm xập vào các vùng da bị tổn thương nếu da được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Vào những ngày trời nắng nóng, sức nóng từ mặt trời sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn và làm cho các vùng da bị dị ứng trở nên ngứa rát khó chịu, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, vì thế tốt nhất những người đang bị nổi mề đay nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.

Kiêng tắm nước quá nóng/ quá lạnh

Quan niệm dân gian cho rằng ngược bệnh mề đay cũng nên kiêng tắm nước lạnh vì sẽ làm bệnh lây lan và trầm trọng hơn. Tuy nhiên đây cũng là quan niệm vừa có ý đúng, vừa có ý sai. Kiêng tắm là điều hoàn toàn sai lầm bởi nếu làm da không được làm sạch, khiến các độc tố, vi khuẩn tích tụ trên da nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm trên vùng da bị dị ứng, trầy xước. Vì vậy người bệnh vẫn cần tắm rửa bình thường để da được làm sạch, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Trong khi đó, người bệnh quả thực không nên tắm nước quá nóng hay quá lạnh. Hai yếu tố này đều liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của cơ thể có thể khiến kích ứng các phản ứng dị ứng xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt nếu người bệnh bị dị ứng nổi mề đay do nguyên nhân thay đổi thời tiết hay nhiệt độ. Vì vậy tốt nhất người bệnh nên tắm bằng nước ấm vừa đủ.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng chú ý không tắm quá lâu, nhất là khi tắm với nước nón vì sẽ làm khô da, khiến tình trạng mề đay ngứa rát thêm khó chịu.

Kiêng dùng sữa tắm hay các loại mỹ phẩm

Trong các loại sữa tắm, mỹ phẩm thường chứa một lượng nhỏ chất hóa học hoặc chất bảo quản, tạp chất có thể gây dị ứng nổi mề đay trên da. Nhất là trong các loại mỹ phẩm kém chất lượng còn chứa cả corticoid giúp làm trắng da nhưng làm mỏng da cực mạnh khiến da xanh xao và tăng nguy cơ dị ứng hơn.

Khi da bị dị ứng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Nhất là với các vùng da bị trầy xước do ngứa gãi, nếu người bệnh sử dụng các loại mỹ phẩm sữa tắm sẽ có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm cho da rất nguy hiểm. Vì vậy người bệnh không nên xài các sản phẩm này trong khi điều trị dị ứng nổi mề đay.

Nếu tình trạng dị ứng là do mỹ phẩm thì người bệnh cũng chú ý nên đổi các sản phẩm này càng sớm càng tốt để bảo vệ cho làn da mỏng manh của mình.

Kiêng gãi ngứa

Ngứa rát, khó chịu là triệu chứng đặc trưng nhất của những người bị dị ứng nổi mề đay do bị các histamin kích thích. Tuy nhiên người không không nên gãi ngứa hay cọ xát làm trầy các vùng da này vì có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus có hại khác xâm nhập và gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm khác.

dị ứng nổi mề đay có nằm quạt được không
Gãi ngứa vào các vùng da bị dị ứng sẽ làm da bị tổn thương và tăng nguy cơ bị viêm nhiễm hơn

Gãi ngứa cũng khiến cho các vùng viêm nhiễm trên da lan rộng hơn, tăng nguy cơ để lại thâm sẹo xấu xí. Các biến chứng mà gãi ngứa trên vùng da bị dị ứng nổi mề đay có thể gây ra như bội nhiễm, nhiễm trùng máu thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy người bệnh cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc làm trầy xước vùng da bị dị ứng.

Kiêng ăn các thức ăn có hàm lượng protein cao

Protein là một chất rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên lượng protein trong một số thực phẩm rất khó bọ phân giải khiến hệ miễn dịch không nhận diện được, cơ thể không dung nạp và đẩy ra ngoài thông qua các phản ứng dị ứng. Cho dù với trường hợp người bệnh bị dị ứng không hải do thực phẩm thì việc dùng các món ăn giàu đạm vẫn có thể làm tình trạng dị ứng trầm trọng hơn do cơ địa đang rất nhạy cảm.

Các thực phẩm mà người bệnh nên kiêng như nhóm hải sản ( cá biển, tôm, cua ….), trứng, nhóm các loại đậu ( đậu nành, đậu phộng..) một số loại sữa, thịt bò, thịt chó..

Kiêng tiếp xúc với động vật

Lông động vật cũng là các nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng nổi mề đay ở những cơ địa dễ dị ứng. Vì thế người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với chó mèo để tránh làm bệnh tái phát và trầm trọng hơn.

Lông động vật có thể lẫn cả trong không khí, bụi bẩn, trong nhà nên tốt nhất người bệnh nên mặc đồ dài, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hay các môi trường lạ để hạn chế khả năng tiếp xúc với dị nguyên này nhất có thể.

Kiêng dùng rượu bia, chất kích thích

Uống rượu bị nổi mề đay là một trong những trường hợp thường gặp. Rượu bia và các chất kích thích nói chung sẽ tổn thương lên gan, thận. Các chất độc hại bị ứ động tại các cơ quan này sẽ gây ra những phản ứng dị ứng điển hình như nổi mề đay.

Bên cạnh đó, các chất kích thích cũng không hề tốt cho cơ thể một chút nào, nhất là khi sử dụng nhiều khiến cho các cơ quan nội tạng bị tàn phá, hệ miễn dịch duy giảm dẫn đến tình trạng dị ứng nổi mề đay diễn ra nhiều với mức độ nghiêm trọng hơn.

Khắc phục tình trạng dị ứng nổi mề đay tại nhà

Các phương pháp kiêng khem trên đây chỉ có tác dụng ngăn chặn không cho bệnh lây lan hay phát triển mạnh hơn, không có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt không thể giảm ngứa rát hay phù nề khó chịu. Thực tế nổi mề đay dạng nhẹ, mới khởi phát có thể tự xuất hiện đột ngột và biến nhất nhanh chóng sau đó chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày liên tiếp mà không cần bất cứ một tác động nào.

dị ứng nổi mề đay có nằm quạt được không
Tắm với nước từ lá thảo dược sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng mẩn ngứa trên da do bị dị ứng nổi mề đay

Tuy nhiên người bệnh sẽ bị khó chịu trong thời gian dài nên hãy thử áp dụng các phương pháp dưới dây để khắc phục tạm thời tình trạng dị ứng nổi mề đay gây ngứa ngáy

  • Tắm nước thảo dược: Trong nước thảo dược thường tính chất kháng khuẩn chống viêm tốt giúp ngăn ngừa viêm nhiễm trên vùng da bị tổn thương và làm dịu cơn ngứa nhanh chóng. Dùng nước tắm từ thảo dược cũng rất tốt cho da, làm sạch da hiệu quả thay thế cho các loại sữa tắm. Một số loại lá thảo dược nên dùng như lá đơn đỏ, lá trầu không, lá lốt..
  • Đắp nha đam: Khi da dị ứng thường kèm theo tình trạng ngứa rát, khô ráp, bong tróc da. Có thể giải quyết tình trạng này bằng cách đắp nha đam. Nha đam vừa giúp cấp nước, chống viêm, giảm ngứa mà còn có thẻ làm mờ sẹo thâm rất tốt. Người bệnh chỉ cần gọt lấy lớp gel trong của nha đam đắp lên vùng da bị dị ứng mẩn ngứa sẽ thấy cơn ngứa biến mất nhanh chóng.
  • Đắp yến mạch và sữa tươi: Nếu bị cơn ngứa rát hành hạ, bạn hãy dùng một ít bột yến mạch ( có thể dùng yến mạch nguyên cám) pha cùng một ít sữa tươi rồi massage trên vùng da sẽ làm giảm cơn ngứa nhanh chóng. Lưu ý không dùng trên vùng da bị trầy xước. Hỗ hợp này vừa giúp giảm ngứa, cấp ẩm đồng thời còn làm trắng da và ngăn ngừa sẹo rất tốt.
  • Uống trà thảo mộc: Một số trà thảo mộc sẽ giúp giải độc cơ thể và ức chế các phản ứng kích thích do histamin gây ra và làm giảm tình trạng ngứa ngáy, phù nề, nổi mẩn trên da hiệu quả. Một số loại trà thảo mộc người bệnh nên sử dụng như trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà..

Các phương pháp trên đây chỉ mang tác dụng hỗ trợ giảm cơn ngứa, phù nề, mẩn đỏ trên da, ngăn ngừa viêm nhiễm, không có tác dụng điều trị. Người bệnh cần đến bệnh viện uy tín để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh, từ đó có những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên đay đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “Dị ứng nổi mề đay có nằm quạt được không”. Đừng quên chú ý các biện pháp kiêng khem kết hợp với việc chăm sóc tại nhà để bệnh điều trị bệnh nhanh chóng hơn, tránh các biến chứng nguy hiểm khác là ảnh hưởng đến sức khỏe.

Post Comment