Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít người mắc phải căn bệnh này. Thực ra căn bệnh đau thần kinh tọa này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng lại có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, khiến người bệnh luôn trong trạng thái đau nhức và vận động hằng này trở nên khó khăn. Vì vậy bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm khác làm suy giảm chất lượng đời sống của bệnh nhân.
Giải đáp thắc mắc: Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Theo thống kê, căn bệnh đau thần kinh tọa thường xuất hiện ở những người năm trong độ tuổi từ 30 – 60 và đi kèm với các triệu chứng đặc trưng như các cơn đau kéo dài từ hông lan xuống hai bên chân. Bệnh xuất hiện đến sự chèn ép dây thần kinh do các gai xương, cột sống hay các đĩa đệm bị tổn thương trước đó. Đau thần kinh tọa có mối liên quan trực tiếp đến các bệnh lý về xương khác như thoát vị đĩa đệm, loãng xương hay thoái hóa cột sống.
Đau thần kinh tọa được đánh giá là một bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại làm sức khỏe suy giảm từ từ và có thể làm rút ngắn tuổi thọ nếu không điều trị nhanh chóng. Bệnh gây ra những cơn đau nhức liên miên cả khi vận động lẫn khi nằm nghỉ khiến người bệnh không thể ngủ được, cơ thể cũng từ đó mà suy nhược theo do không đủ năng lượng hoạt động.
Tùy vào vị trí tổn thương của bệnh để xác định chính xác mức độ nguy hiểm. Yếu tố nguy hiểm đau đau thần kinh tọa còn liên quan đến việc người bệnh thường chủ quan và phát hiện bệnh khá muộn. Với những cơn đau cấp tính ban đầu người bệnh thường hay bỏ qua hoặc dùng một số biện pháp giảm đau tạm thời như dán salonpas hay uống sai loại thuốc khiến bệnh càng tiến triển nhanh chóng hơn.
Mặt khác tình trạng đau nhức làm người bệnh không thể đi lại vận động như bình thường. Bệnh càng để lâu người bệnh càng có nguy cơ bại liệt cao và luôn cần có sự hỗ trợ của những người thân cận. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh, thậm chí còn có một số người bị trầm cảm do thoát vị đĩa đệm.
Những cơn đau nhức không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi và việc ăn ngủ cũng kém ngon, cơ thể ngày càng suy nhược và sa sút trông thấy. Nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các vấn đề viêm nhiễm sẽ càng tạo cơ hội cho các vi khuẩn này lân lan và gây ra nhiều bệnh lý khác khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Như vậy có thể thấy với băn khoăn “Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không” thì câu trả lời hoàn toàn là có. Vì thế người bệnh cần sớm phát hiện để có thể điều trị bệnh kịp thời, tránh các yếu tố khác làm sức khỏe ngày càng suy giảm trầm trọng hơn.
Các biến chứng của đau thần kinh tọa
Bên cạnh việc tìm hiểu “Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không” thì bạn cũng cần chú ý đến các biến chứng mà bệnh có thể gây ra để có thể phòng tránh kịp thời. Do có liên quan đến các yếu tố vận động và thần kinh nên các biến chứng của đau thần kinh tọa cực kỳ nguy hiểm. Cụ thể như sau
Suy giảm chức năng nội tạng
Khi gặp phải những cơn đau thoáng qua người bệnh thường ít đi khám ngay mà sẽ sử dụng những loại thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau tạm thời. Bệnh càng kéo dài lâu, số thuốc phải dùng để điều trị càng tăng, thậm chí phải dùng những loại thuốc liều mạnh mới có thể khống chế được cơn đau, chưa kể một số loại thuốc còn có thể gây nghiện.
Thuốc giảm đau là nhóm thuốc được đánh giá là không thực sự tốt cho cơ thể, đặc biệt nếu lạm dụng quá mức sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan, thận và cả thần kinh do cơ thể không thể đào thải hết các chất và tồn động lại. Thậm chí lạm dụng thuốc giảm đau còn có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng hay một số bệnh khác cho dạ dày vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, đau thần kinh tọa cũng còn có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang hoặc ruột do vị trí đau nằm chủ yếu ở phần dưới cơ thể nên dễ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan này. . Đôi khi người bệnh không thể kiểm soát được việc đi vệ sinh và tiêu hóa của bản thân. Thường tình trạng này dễ xảy ra ở những người bị đau thần kinh tọa mãn tính hay những người già yếu.
Hội chứng chứng chùm đuôi ngựa
Đây là tình trạng xảy ra khi có một rối loạn tại dây thần kinh chùm đuôi ngựa được đặc trưng bởi những cơn đau tại thắt lưng cột sống kèm theo liệt cơ, bí tiểu, táo bón, mất cảm giác và có thể gây bất lực ở nam giới. Người mắc bệnh này thường liên quan đến những bệnh về xương khớp như đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng và cần phải tiến hành phẫu thuật ngay lập tức.
Điều trị các triệu chứng này không kịp thời có thể dẫn đến tê liệt chân vĩnh viễn đồng thời gây ra các rối loạn ở bàng quang như không thể tiểu tiện bình thường, mất cảm giác rất nguy hiểm.
Lo lắng và trầm cảm
Hầu hết những người mắc chứng đau thần kinh tọa luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau nhức, lo lắng.. Đây cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến trầm cảm khiến cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. tâm lý xuống dốc không thể khiến sức khỏe suy giảm theo mà khả năng tiếp nhận thuốc và các phương pháp điều trị cũng rất thấp.
Ở cả nam giới và nữ giới bệnh đau thần kinh tọa đều gây ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng tình dục do khi quan hệ sẽ gây đau nhức. Đây cũng là nguyên nhân khiến tâm lý không được giải tỏa, sinh ra các vấn đề trầm cảm tạo điều kiện cho bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính trầm trọng hơn.
Hội chứng thả bàn chân (rũ chân)
Các tổn thương từ dây thần kinh tọa có thể kéo xuống bàn chân khiến các cơ tại đây bị tê liệt, không thể nâng được phần trước của bàn chân lên. Người bệnh có thể phải đi với tư thế kéo lê một bên chân hoặc vung chân theo một vòng cung rộng mới có thể di chuyển được. Điều này gây bất tiện rất nhiều cho việc đi lại chạy nhảy, đặc biệt với những người làm công việc cần đi lại di chuyển nhiều.
Thường tình trạng này chỉ xảy ra tạm thời nhưng đôi khi nó cũng có thể kéo dài vĩnh viễn làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và tinh thần của người bệnh rất nhiều.
Các biến chứng phẫu thuật
Hầu hết đau thần kinh tọa thường được ưu tiên điều trị bằng các loại thuốc hay vật lý trị liệu hơn bởi phẫu thuật có thể tiềm ẩn một số nguy hiểm và rủi ro phát sinh. Cụ thể một số biến chứng có thể xuất hiện với các biện pháp can thiệp ngoại khoa như nhiễm trùng hay xuất huyết khá nghiêm trọng.
Sau phẫu thuật cũng không thể đảm bảo bệnh sẽ chấm dứt hoàn toàn mà vẫn có nguy cơ tái phát với tiên lượng xấu hơn rất nhiều. Vì vậy phẫu thuật thường chỉ được chỉ định khi các biện pháp điều trị khác đã không còn đem lại hiệu quả trong điều trị đau thần kinh tọa.
Liệt nửa người
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của đau thần kinh tọa. Người bệnh điều trị quá muộn khiến các dây thần kinh bị tổn thương nặng nề, các cơ teo lại và dần mất cảm giác chính là nguyên nhân dẫn đến liệt nửa người. Người bệnh sẽ phải nằm một chỗ và cần sự trợ giúp từ những người thân trong sinh hoạt cá nhân rất bất tiện.
Ngoài ra với những trường hợp điều trị bệnh quá muộn nếu cứu chữa kịp thời dù không bị liệt nửa người nhưng cũng làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh đáng kể. Việc đi lại, chạy nhảy hay mang vác đồ gần như bị hạn chế.
Đau thần kinh tọa có chữa được không?
Đau thần kinh tọa có chữa được không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe và cách điều trị. Với những trường hợp bệnh nhẹ mới khởi phát thì vẫn có thể có tiên lượng điều trị rất cao do các tổn thương thần kinh chưa quá nghiêm trọng.
Đặc biệt nguyên nhân gây bệnh có liên quan trực tiếp đến việc điều trị bệnh. Ví dụ nếu bệnh có liên quan đến các vấn đề nhiễm khuẩn hay các bệnh lý xương khớp cần giải quyết triệt để vấn đề này thì mới có thể điều trị bệnh. Nếu liên quan đến các vấn đề chấn thương thì cần chú trọng đến việc phục hồi các tổn thương tại đây để tránh gây áp lực lên các dây thần kinh tọa.
Ngoài ra những người trẻ thường có tiên lượng điều trị tốt hơn do có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao đồng thời vẫn còn khả năng tự phục hồi nên có thể thời gian điều trị nhanh hơn. Trong khi đó với những người già yếu xương khớp thường đã bị bào mòn, khả năng nhận thuốc kém, khả năng tái tạo tế bào mới không còn nên việc điều trị cũng mất nhiều thời gian hơn.
Theo các nghiên cứu, nếu các triệu chứng đau thần kinh tọa mới ở giai đoạn cấp tính và được điều trị đúng cách thông qua các loại thuốc, vật lý trị liệu thì có khả năng chữa dứt điểm lên tới 95%. Đồng thời việc điều trị cũng sẽ chỉ trong thời gian ngắn từ 3- 6 tháng là người bệnh đã có thể phục hồi hoàn toàn, với những người trẻ có sức khỏe tốt thời gian có thể ngắn hơn.
Với những trường hợp đau mãn tính đã kéo dài vài tháng thì việc điều trị thường kéo dài rất lâu, khả năng chữa khỏi hoàn toàn cũng rất thấp, thường chỉ khoảng 8- 11%. Đồng thời bệnh cũng rất dễ tái phát kể cả sau phẫu thuật nếu người bệnh không có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.
Với những người sau phẫu thuật khả năng khỏi hoàn toàn cũng chỉ khoảng 70% nhưng lại đi kèm nhiều rủi ro và vẫn có thể tái phát nếu không thay đổi một lối sống khoa học hơn.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không”. Hãy đi khám bệnh định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn cũng như sớm có phương pháp phòng tránh đau thần kinh tọa để tránh các biến chứng nguy hiểm này có thể xảy ra.