Giải đáp thắc mắc: Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy là bệnh gì?

Hiện tượng da bị nổi mẩn ngứa tróc vẩy có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý ngoài da như viêm da dị ứng, chàm, vảy nến, bệnh vảy cá,…Tuy nhiên, những biểu hiện này cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn như suy giáp, lupus ban đỏ,…

Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Hiện tượng da bị nổi mẩn ngứa tróc vẩy có thể là biểu hiện lâm sàng của các bệnh lý ngoài da như viêm da dị ứng, chàm

 

Giải đáp thắc mắc: Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy là bệnh gì?

Da bị đỏ mẩn ngứa do tróc vẩy có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó bao gồm các vấn đề ngoài da hoặc những bệnh lý tiềm ẩn.

Để xác định chính xác nhất tình trạng cũng như mức độ nguy hiểm của các triệu chứng, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân có thể là nguồn gây khởi phát triệu chứng, từ đó áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc hợp lý. Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến hiện tượng da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy:

1. Bệnh vảy nến

Vảy nến thuộc bệnh ngoài da mãn tính, các triệu chứng của bệnh lý thường kéo dài dai dẳng và bùng phát nhiều lần trong năm. Bệnh vảy nến đặc trưng bởi hiện tượng dày sừng, da khô ráp, đỏ và bong tróc.

Các triệu chứng bệnh vảy nến không chỉ tác động trực tiếp đến làn da mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra căn nguyên cụ thể gây ra bệnh lý, do đó quá trình điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, hạn chế bệnh bùng phát mạnh.

2. Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng khởi phát khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên (thực phẩm gây dị ứng, phấn hoa, hóa chất, rượu bia, thời tiết, bột giặt, mỹ phẩm,…). Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng phát ban và nổi mụn nước nhỏ. Những mụn nước này khi vỡ ra sẽ tiết dịch và có xu hướng khô lại, đóng vẩy, bong tróc gây ngứa ngáy, khó chịu.

Tương tự với một số bệnh ngoài da khác, các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng có xu hướng khởi phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Viêm da dị ứng thường kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên lại không gây nguy hiểm nghiêm trọng cũng như không phát sinh các biến chứng nặng nề

Với các trường hợp thường xuyên bùng phát những triệu chứng bệnh lý, bác sĩ chuyên môn có thể chỉ định một số loại thuốc chống dị ứng để dự phòng bệnh tốt hơn.

Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng khởi phát khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên (thực phẩm gây dị ứng, phấn hoa, hóa chất, rượu bia,…)

3. Bệnh vảy cá

Vảy cá là bệnh lý ngoài da và có xu hướng di truyền, các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện lúc còn nhỏ hoặc khi đã trưởng thành. Bệnh vảy cá là một trường hợp dị dạng của da, điển hình bởi các biểu hiện như khô ráp, da đỏ, nổi mẩn ngứa, bong tróc từng mảng giống như vảy cá.

Tổn thương da do bệnh vảy cá thường có dấu hiệu sừng hóa nên ở lớp thượng bì sẽ dày hơn những vùng da bình thường.

4. Bệnh chàm (eczema)

Bệnh chàm là một trong các bệnh da liễu mãn tính, bệnh lý có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Eczema đặc trưng bởi các triệu chứng da bị đỏ, nổi mẩn, khô ráp, ngứa ngáy và có xu hướng bong tróc.

Hiện nay, y học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm (eczema). Do đó, vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh lý triệt để.

Tuy nhiên, nếu tuân thủ điều trị và áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách sẽ kiểm soát và phòng ngừa các triệu chứng tái phát hiệu quả.

5. Viêm da dầu

Bệnh viêm da dầu khởi phát khi các tuyến nhờn hoạt động mạnh dẫn đến dư thừa dầu trên bề mặt da. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng da nổi mẩn đỏ, nhờn, bong tróc vảy gây ngứa ngáy khó chịu. Các biểu hiện viêm da dầu thường tập trung ở khu vực da tiết nhiều dầu như mặt, lưng, ngực.

Viêm da dầu
Bệnh viêm da dầu khởi phát khi các tuyến nhờn hoạt động mạnh dẫn đến dư thừa dầu trên bề mặt da

6. Dày sừng quang hóa

Dày sừng quang hóa là hiện tượng da bị lichen hóa do thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tình trạng này đặc trưng bởi biểu hiện da bị sần sùi, dày lên.

Sau một gian vùng da bị tổn thương sẽ có xu hướng đóng vảy. Dày sừng quang hóa thường khó nhận biết khi quan sát bằng mắt. Tuy nhiên, khi chạm vào khu vực da bị bệnh sẽ có cảm giác nổi cộm và đau.

Hầu hết các trường hợp bị dày sừng quang hóa không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, theo thống kê có khoảng 10% trường hợp này có thể tiến triển thành ung thư da, cụ thể là ung thư biểu mô tế bào vảy.

Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu dày sừng quang hóa, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng nặng nề.

7. Rosacea (chứng đỏ mặt)

Rosacea hay còn gọi là chứng đỏ mặt thường xuất hiện ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Tình trạng này đặc trưng bởi biểu hiện nổi mẩn đỏ, đỏ hồng ở vùng má, mũi có thể bị phồng, dễ bị kích ứng. Trong một vài trường hợp, người bệnh có cảm giác bị bị nóng rát, ngứa ngáy, có xu hướng bong tróc và nổi các mạch máu ở khu vực da bị tổn thương.

Tuy các chuyên gia vẫn chưa tìm ra căn nguyên chính xác gây ra chứng đỏ mặt, nhưng trong quá trình điều trị, các bác sĩ nhận thấy bệnh lý có liên quan mật thiết đến hiện tượng rối loạn mạch máu, hệ thần kinh.

8. Lupus ban đỏ hệ thống

Đây là một trong các bệnh lý có liên quan đến tình trạng rối loạn miễn dịch. Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống khởi phát khi hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể tấn công vào những mô khỏe mạnh, bao gồm làn da.

Bệnh lý không chỉ gây tổn thương da mà còn tác động tiêu cực đến các cơ quan khác như xương khớp, tim, mạch máu, gan, thận và hệ thần kinh.

Lupus ban đỏ hệ thống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các triệu chứng nặng nề như viêm ngoài màng tim, viêm nội tâm mạc, viêm màng phổi, huyết niệu, tràn dịch màng phổi, thiếu máu, suy giáp,…

Lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống khởi phát khi hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể tấn công vào những mô khỏe mạnh, bao gồm làn da

Việc điều trị bệnh lý sẽ tập trung vào kiểm soát các triệu chứng, sử dụng các nhóm thuốc và một số liệu pháp ức chế hệ miễn dịch. Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ra tử vong, tuy nhiên nếu được thăm khám và điều trị sớm sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm.

9. Suy giáp

Suy giáp khởi phát khi chức năng hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm. Bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động trao đổi chất, đồng thời tác động xấu đến sức khỏe tổng thể.

Đa số các trường hợp bị suy giáp thường có một số biểu hiện lâm sàng như da bị khô ráp, dày sừng, ngứa ngáy, bong tróc vẩy, chậm nhịp tim, giảm tiêu hóa, suy giảm ham muốn tình dục,…

Suy giáp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng tim mạch, yếu sinh lý,…Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bệnh lý, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy do các bệnh ngoài da gây ra như vảy nến, viêm da dị ứng, bệnh vảy cá, viêm da dầu,…Tuy kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm nhưng  sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Bạn có thể kiểm soát và phòng ngừa tái phát bằng cách tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa và kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, trong trường hợp da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như suy giáp, lupus ban đỏ cần được tiến hành thăm khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa tính mạng.

Da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy nguy hiểm không?
Trong trường hợp da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như suy giáp, lupus ban đỏ cần được tiến hành thăm khám và điều trị sớm

Các biện pháp xử lý tình trạng da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy cũng như mức độ triệu chứng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý. Thông thường, việc điều trị nhằm kiểm soát các triệu chứng và phòng ngừa tái phát hiệu quả.

Một số biện pháp thường được áp dụng cải thiện tình trạng da bị đỏ mẩn ngứa tróc vảy, bao gồm:

  • Tích cực điều trị các bệnh ngoài da. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị tại chỗ kết hợp với thuốc đường uống để kiểm soát tình trạng bệnh lý.
  • Chăm sóc da đúng cách, kết hợp dưỡng ẩm thường xuyên, tẩy da chết, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa thành phần gây kích ứng. Hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các sản phẩm phù hợp với tình trạng da.
  • Tránh tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng, thay vào đó tắm nước ấm và tắm khoảng 15 phút. Thói quen này sẽ hạn chế tình trạng khô da, mất cân bằng độ ẩm và gây ngứa ngáy, bong tróc.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, uống nhiều nước lọc để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi các vùng da bị tổn thương.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng như hóa chất, lông động vât, phấn hoa, mỹ phẩm, mạt bụi,…
  • Kiêng rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm không tốt cho sức khỏe và các chất kích thích khác.

Trên đây là một số bệnh lý liên quan đến tình trạng da bị đỏ mẩn ngứa tróc vẩy. Triệu chứng khởi phát bởi các nguyên nhân khác nhau. Do đó, bạn nên chủ động thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Căn cứ vào bệnh lý cũng như mức độ triệu chứng mà bác sĩ chuyên khoa áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý.

Post Comment