Giải đáp thắc mắc: Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để giải đáp chính xác cho vấn đề này, các chuyên gia đầu ngành đã đưa ra nhận định, các triệu chứng của bệnh lý không thể điều trị một cách dứt điểm nhưng có thể kiểm soát một cách hiệu quả nếu áp dụng đúng theo các biện pháp điều trị và chăm sóc mà các bác sĩ đưa ra.

Giải đáp thắc mắc: Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?

Bệnh tổ đỉa là một trong những biến thể của bệnh chàm eczema phổ biến. Tổn thương vùng da do tổ đỉa gây ra thường đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ nổi trên da mang đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các triệu chứng bệnh lý thường khởi phát tập trung ở lòng bàn chân, bàn tay, ngón chân, ngón tay.

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Giải đáp
Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, các biện pháp chữa trị hiện nay chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng bệnh tổ đỉa, hạn chế tổn thương lan rộng và tránh các rủi ro có thể xảy ra

 

Hiện nay, y học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận và chữa trị, các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy các biểu hiện của bệnh lý có liên quan đến dị ứng theo mùa. Tổn thương da do tổ đỉa gây ra thường kéo dài từ 2 – 4 tuần và có xu hướng tự cải thiện.

Bệnh lý thường điển hình bởi các triệu chứng:

  • Xuất hiện các mụn nước ở ngón tay, ngón chân
  • Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát ở vùng da bị tổn thương
  • Tiết mồ hôi, ẩm ướt ở xung quanh các mụn nước
  • Mụn nước do tổ đỉa gây ra xu hướng tự vỡ tiết dịch gây ngứa ngáy dữ dội
  • Sau khi các mụn nước tiết dịch sẽ đóng thành vảy tiết và hình thành da non bên dưới

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa, tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng bệnh lý, khả năng đáp ứng và độ tuổi mà các bác sĩ chuyên môn sẽ hướng dẫn các biện pháp cải thiện tại nhà, chỉ định các loại thuốc điều trị tại chỗ hoặc thuốc đường uống nhằm kiểm soát bệnh lý.

Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, các biện pháp chữa trị hiện nay chỉ có tác dụng kiểm soát các triệu chứng bệnh tổ đỉa, hạn chế tổn thương lan rộng và tránh các rủi ro có thể xảy ra. Bệnh lý không thể điều trị dứt điểm, khi gặp điều kiện thuận lợi, các triệu chứng sẽ có xu hướng bùng phát trở lại.

Mặc dù bệnh tổ đỉa không thể chữa trị dứt điểm, nhưng người bệnh vẫn có thể áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và kết hợp chăm sóc, phòng ngừa đúng cách sẽ hạn chế bệnh tái phát hiệu quả.

Các biện pháp kiểm soát bệnh tổ đỉa hiệu quả

Căn cứ vào mức độ bệnh lý, cơ địa của mỗi người mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đề nghị các biện pháp chữa trị kiểm soát các triệu chứng bệnh tổ đỉa khác nhau:

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Thông thường, để khắc phục các triệu chứng các bệnh ngoài da nói chung và bệnh tổ đỉa nói riêng, bác sĩ sẽ chỉnh định các loại thuốc điều trị tại chỗ, phổ biến là thuốc mỡ và kem bôi chứa corticosteroid.

Với các trường hợp có mức độ tổn thương ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kết hợp thuốc bôi chứa steroid, các loại thuốc uống, thuốc tiêm steroid giúp kiểm soát triệu chứng hiệu quả.

Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tổ đỉa:

Các biện pháp kiểm soát bệnh tổ đỉa hiệu quả
Căn cứ vào mức độ bệnh lý, cơ địa của mỗi người mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đề nghị các biện pháp chữa trị kiểm soát các triệu chứng bệnh tổ đỉa khác nhau

Kem bôi chứa corticosteroid: Thuốc có tác dụng nhanh chóng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, giảm ngứa ngáy, sưng đỏ. Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ như teo da, mỏng da, dày sừng, bội nhiễm,… Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần tuân thủ chỉnh định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc mỡ có tác dụng ức chế hệ miễn dịch: Một số loại thuốc mỡ thường được chỉnh định như Pimecrolimus và Tacrolimus có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Thuốc được sử dụng trong các người trường hợp không đáp ứng thuốc bôi chứa corticosteroid. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc mỡ có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da.

Nhóm thuốc kháng sinh bôi ngoài da: Thuốc thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh tổ đỉa có dấu hiệu nhiễm trùng. Thông thường, bác sĩ da liễu sẽ kết hợp thuốc bôi kháng sinh kết hợp với các kem bôi chứa corticosteroid nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng, đồng thời hạn chế tổn thương da.

Nhóm thuốc kháng histamin: Các loại thuốc uống kháng histamin có thể được chỉ định để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra.

Thuốc corticoid đường uống: Đối với các trường hợp có mức độ bệnh lý nặng nề, các bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chứa corticoid uống từ 5 – 10 ngày. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý theo dõi tình trạng sức khỏe trong thời gian dùng thuốc vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như suy tuyến thượng thận, tăng đường huyết, loãng xương.

Nhóm thuốc uống kháng sinh: Thuốc được chỉ định trong trường hợp các triệu chứng bệnh tổ đỉa bị bội nhiễm nghiêm trọng. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng phổ biến thuộc nhóm penicillin.

2. Quang trị liệu

Với các trường hợp bệnh tổ đỉa không đáp ứng điều trị khác, lúc này bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng phương pháp quang trị liệu nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, nhằm ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng ánh sáng đặt biệt cùng với tia cực tím chiếu trực tiếp lên vùng da cần điều trị giúp chữa lành các tổn thương.

Cơ chế hoạt động của phương pháp quang trị liệu là hạn chế chức năng hệ miễn dịch, ức chế quá trình tổng hợp ADN và các chất gây viêm, nhiễm. Với tác động này có thể kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm và các triệu chứng khác của bệnh lý nhanh chóng.

Liệu pháp trị liệu ánh sáng chỉ được chỉ định với các trường hợp bệnh tổ đỉa nghiêm trọng, các phương pháp điều trị khác không mang lại kết quả. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng sắc tố da, làn da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, xuất hiện các nốt phỏng nước, nguy cơ lão hóa da tăng,…

3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh áp dụng các biện pháp chữa trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tổ đỉa cần xây dựng và duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Điều này giúp hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, đồng thời phòng ngừa tái phát lâu dài.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Người bệnh tổ đỉa cần tránh các thực phẩm có chứa thành phần bột cacao và chocolate

Bên cạnh tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể như rau xanh, trái cây tươi thì người bệnh cũng cần tránh một số thực phẩm sau:

Các nhóm thực phẩm có chứa thành phần niken hoặc coban vì các kim loại vi lượng này sẽ khiến các triệu chứng bệnh tổ đỉa trở nên nặng nề hơn.

  • Thức ăn đóng hộp
  • Bột cacao và chocolate
  • Giá đỗ
  • Hạt điều
  • Một số loại hạt
  • Một số quả hạch
  • Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành

Ngoài ra, người bệnh có tiền sử dị ứng với một số loại thực phẩm cần tránh dung nạp để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả.

4. Sử dụng gel nha đam

Các thành phần có trong nha đam có công dụng làm dịu da, mềm da, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa. Trong một số nghiên cứu cho thấy, trong gel nha đam có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ đó mà dược liệu này có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng da do bệnh tổ đỉa gây ra.

Bạn có thể sử dụng gel nha đam tươi hoặc đã được bào chế phù hợp với tình trạng bệnh lý. Lưu ý, lauwj chọn gel nha đam không chứa cồn, chất bảo quản, màu sắc, chất tạo mùi. Bởi các thành phần có thể khiến da bị khô, gây kích ứng và khiến các triệu chứng bệnh tổ đỉa trở nên nghiêm trọng hơn.

Trước khi sử dụng lên vùng da bị tổn thương, bạn nên lấy một lượng nhỏ thoa lên vùng da bình thường để kiểm tra mức độ nhạy cảm của làn da. Trong một số ít trường hợp, gel nha đam có thể gây kích ưng dị ứng, châm chích, nóng rát.

5. Liệu pháp chườm lạnh

Liệu pháp này có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, nóng rát da do tổ đỉa gây ra. Bên cạnh đó, chườm lạnh còn có tác dụng làm giảm viêm, làm tê liệt dây thần kinh bị kích thích nhằm giảm đau tạm thời.

Với cách thực hiện đơn giản, bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh hoặc chuẩn bị một chiếc khăn thấm vào nước lạnh (có thể thêm vài viên đá) rồi vắt khô và chườm trực tiếp lên vùng da điều trị sau khi đã được vệ sinh sạch. Để yên khoảng 15 – 20 phút, mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần hoặc lúc cơn ngứa khởi phát giúp cải thiện nhanh chóng.

Lưu ý tránh ngâm tay, chân bị tổ đỉa trực tiếp vào nước đá vì có thể dẫn đến sốc mạch máu gây tê cóng. Ngoài ra, liệu pháp chườm đá chỉ áp dụng các trường hợp mụn nước đang vỡ và tiết dịch.

6. Sử dụng bột yến mạch

Dụng bột yến mạch cải thiện các triệu chứng bệnh tổ đỉa, làm dịu và mềm da được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả. Mẹo cải thiện này có tác dụng giảm ngứa ngáy, giảm viêm hiệu quả. Trong lúa mạch có chứa các thành phần chống viêm, kháng khuẩn nên phù hợp trong điều trị bệnh tổ đỉa.

Sử dụng bột yến mạch
Dụng bột yến mạch cải thiện các triệu chứng bệnh tổ đỉa, làm dịu và mềm da được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả

Bạn có thể hòa tan một ít bột yến mạch với nước lọc thành hỗn hợp dạng keo, có thể bảo quản lạnh. Sau khi làm sạch vùng da cần điều trị thì thoa hỗn hợp trực tiếp lên và để khô tự nhiên. Sau đó rửa da lại thật sạch với nước và dùng khăn bông sạch lau khô nhẹ nhàng.

Ngoài ra, người bị tổ đỉa cũng có thể sử dụng bột yến mạch hòa với nước rồi ngâm chân, tay từ 10 – 20 phút mỗi ngày để  cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

7. Thường xuyên giữ ẩm cho da

Dưỡng ẩm cho da mỗi ngày 2 lần ngay sau khi tắm sẽ cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ da tránh khỏi các tác nhân gây bệnh. Thông thường, bác sĩ có thể tư vấn người bệnh sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa dầu khoáng, dầu hỏa để cải thiện các triệu chứng bệnh chàm và bệnh tổ đỉa ở mức độ nghiêm trọng. 

Các loại kem Lubriderm, Eucerin thường được sử dụng phổ biến bởi các thành phần an toàn, lành tính, phù hợp với làn da nhạy cảm. Người bệnh nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, không chứa các hóa chất gây kích ứng.

Trong trường hợp những cơn ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn các loại kem bôi hỗ trợ cải thiện. Bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị kem hydrocortisone không kê đơn để giảm ngứa, sưng đỏ, đau rát.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng các phương pháp điều trị có thể kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ tái phát lâu dài. Cụ thể như:

  • Duy trì sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm để làm dịu và cung cấp độ ẩm cho da
  • Chọn mặc trang phục thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt có chất liệu từ sợi tự nhiên, cotton để tránh ma sát, kích thích phản ứng gây ngứa và bùng phát triệu chứng bệnh tổ đỉa
  • Tránh chà xát, cào gãi lên vùng da bị tổn thương, hành động này có thể gây tổn thương da, chảy máu dẫn đến nhiễm trùng và bội nhiễm sẽ khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ để lại thâm sẹo
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, lông động vật, phấn hoa, côn trùng, bụi bẩn,…
  • Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, nhất là khi thời tiết trở nên khô hanh. Máy tạo độ ẩm giúp cân bằng độ ẩm không khí, tránh tình trạng da bị khô ráp, dễ kích ứng.

Tổ đỉa là bệnh lý da liễu mãn tính, các triệu chứng của bệnh thường xuyên tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Bệnh tổ đỉa không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, tuy nhiên nếu người bệnh tuân thủ biện pháp chữa trị và chăm sóc đúng cách có thể ngăn ngừa bệnh tái phát lâu dài. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bệnh lý, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

Post Comment