Giải đáp thắc mắc: Bệnh nấm da đầu có lây không?

Những biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh nấm da đầu bao gồm: xuất hiện vảy trắng tương tự gàu, da đầu nổi mụn khi sờ thấy đau và ngứa ngáy thường xuyên. Bệnh lý thường sẽ gây ra nhiều vấn đề phiền toái cho người bệnh. Vì vậy có không ý độc giả thắc mắc: “Bệnh nấm da đầu có lây không?” Mời bạn cùng Diachiuytin tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây nhé.

Bệnh nấm da đầu có lây không?
Bệnh nấm da đầu có lây không?

 

Giải đáp thắc mắc: Bệnh nấm da đầu có lây không?

Nấm da đầu hay còn có tên gọi dân gian là giun gai được biết đến là bệnh lý da liễu tương đối phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn. Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này là triệu chứng ngứa ngáy, rụng tóc, xuất hiện vảy ngứa…

Nhìn chung, biểu hiện của bệnh nấm da đầu khá giống bệnh á sừng và vảy nến da đầu. Để phân biệt chính xác tình trạng nấm da đầu và á sừng, vảy nến da đầu, độc giả cần nắm vững các dấu hiệu sau:

  • Ở giai đoạn đầu, bệnh nấm da đầu biểu hiện khó đoán, hình thành vảy trắng bám trên da đầu gần giống gàu. Lúc này, da đầu bắt đầu nổi mụn hoặc mẩn đỏ, đi kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu, thậm chí đau rát.
  • Khi bệnh tình trở nên tồi tệ, bệnh nhân bị rụng tóc nhiều (có thể rụng từng mảng lớn), đồng thời xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm.

Nấm microsporum, pierdraiahortai, dermatophytes, candida, trichophyton… chính là những “thủ phạm” hàng đầu dẫn đến bệnh lý này. Nếu người bệnh vệ sinh da đầu không đúng cách, để tóc đổ nhiều mồ hôi hoặc ẩm ướt qua đêm, thường xuyên tắm gội ở ao hồ hay nguồn nước ô nhiễm thì các loại vi nấm đến từ môi trường bên ngoài trên sẽ phát triển mạnh mẽ và tấn công ồ ạt vào da đầu.

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, chúng ta có thể thấy rằng nấm da đầu là một căn bệnh nhiễm trùng ngoài da. Do đó, tình trạng này có thể dễ dàng lây nhiễm. Hai con đường lây lan chủ yếu của tình trạng này là:

  • Lây trực tiếp khi người lành ôm ấp thú cưng bị bệnh hoặc tiếp xúc với người bệnh
  • Lây gián tiếp nếu người lành dùng chung nón, lược, chăn mền, quần áo… với bệnh nhân

Ngoài ra, vi nấm thường tồn tại rất lâu trong môi trường ẩm ướt (phòng tắm, nhà vệ sinh, phòng thay đồ). Do đó, chúng có thể dễ dàng bám vào làn da người lành hoặc xâm nhập trực tiếp thông qua các vết thương hở.

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh nấm da đầu

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh nấm da đầu
Bạn nên thường xuyên gội đầu sạch sẽ với tần suất 2 – 3 lần/tuần.

Để chủ động giảm thiểu rủi ro mắc phải bệnh lý này, độc giả cần lưu ý:

  • Đảm bảo da đầu luôn sạch sẽ, khô thoáng, nhất là trong thời điểm nắng nóng
  • Sử dụng dầu gội chứa thành phần tẩy rửa phù hợp, ưu tiên các sản phẩm có chiết xuất thiên nhiên và phù hợp với đặc điểm da đầu
  • Lau khô tóc thật cẩn thận sau khi gội đầu hoặc đi mưa về, tuyệt đối không ngủ qua đêm với mái tóc bết ướt
  • Gội đầu với tần suất 2 – 3 lần/tuần, tránh gội đầu quá nhiều
  • Hạn chế cào gãi da đầu
  • Không đội nón quá lâu và quá chật
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân (gối, nón, lược, khăn tắm, quần áo…) với người khác
  • Tránh xa thuốc nhuộm tóc và các hóa chất tạo kiểu khác
  • Thường xuyên tắm rửa thú cưng kỹ lưỡng
  • Ăn uống khoa học, làm việc hợp lý, tập luyện thường xuyên, nghỉ ngơi điều độ

“Bệnh nấm da đầu có lây không?” Câu trả lời là có. Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt ngay từ bây giờ để phòng ngừa bệnh lý truyền nhiễm này. Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.

Post Comment