Bệnh khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm dến từ người bệnh. Lý do là vì chế độ dinh dưỡng khoa học có thể tăng lượng dịch nhờn cho ổ khớp, ngoài ra còn có thể hỗ trợ cải thiện chức năng vận động và làm chậm quá trình thoái hóa ở người bệnh.
Khô khớp gối là tình trạng thường xuất hiện khi màng bao hoạt dịch giảm tiết dịch nhờn khiến ổ khớp vận động trở nên khó khăn và thường phát ra âm thành “lục cục” mỗi khi hoạt động. Dịch nhờn được màng hoạt dịch sản xuất sẽ có chức năng giúp bôi trơn của các đầu sụn, cũng như làm giảm ma sát và tăng độ linh hoạt cho khớp gối. Tình trạng khô khớp kéo dài có thể khiến mô sụn bị bào mòn, xơ hóa, nứt rách và hậu quả là dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối.
Bị khô khớp gối nên ăn gì để cải thiện?
Khô khớp là dấu hiệu cho thấy ổ khớp đang trong giai đoạn lão hóa. Nếu không kịp thời khắc phục, mô sụn, xương dưới sụn và các cơ quan bên trong ổ khớp đều có thể bị ảnh hưởng. Để bổ sung dịch nhờn cho khớp, bạn có thể sử dụng viên uổng bổ sung hoặc cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng.
Các chuyên gia cho biết, việc sử dụng một số thực phẩm lành mạnh có thể kích thích hoạt động sản xuất dịch nhờn của màng bao hoạt dịch. Đồng thời cung cấp khoáng chất và chất chống oxy hóa để tái tạo, phục hồi mô xương và làm chậm quá trình thoái hóa.
Dưới đây là một số loại thực phẩm người bị khô khớp gối nên tăng cường bổ sung:
1. Cá béo – Nhóm thực phẩm tốt cho người bị khô khớp gối
Cá béo là các loại cá chứa hàm lượng chất béo cao. Khác với chất béo từ thịt, chất béo trong các loại cá mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe – đặc biệt là với hệ thống tim mạch và xương khớp. Trong đó, loại axit béo phổ biến là Omega 3 (axit alpha-linoleic).
Omega 3 được chứng minh có tác dụng chống viêm do các bệnh viêm khớp mãn tính gây ra. Bên cạnh đó, loại axit béo này còn kích thích màng bao hoạt dịch sản xuất dịch nhờn, tái tạo mô sụn và tăng khả năng hấp thu canxi của xương. Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy, Omega trong các loại cá béo còn có tác dụng tiêu hủy enzyme hủy cốt bào (các loại enzyme gây tiêu xương) và làm chậm quá trình thoái hóa.
Bên cạnh Omega 3, các loại cá béo còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, người bị khô khớp gối nên bổ sung từ 3 – 4 bữa cá/ tuần để cải thiện dịch nhờn và tăng cường sức khỏe xương khớp. Nhóm thực phẩm này cũng mang lại nhiều lợi ích đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng, khớp vai, thoái hóa cột sống và mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác.
2. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào hơn so với ngũ cốc đã qua tinh chế. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa dồi dào và mang lại vô số lợi ích đối với sức khỏe. Các chuyên gia cho biết, yến mạch, gạo lứt, mè, các loại đậu,… cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình tái tạo sụn, tăng tiết dịch nhờn và cải thiện hiện tượng khô khớp rõ rệt.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như phytochemical, vitamin E, kẽm và selen có khả năng tiêu trừ gốc tự do, bảo vệ mô sụn và xương khỏi tác động của quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa này còn giúp bảo vệ tế bào, ngăn quá trình hủy khoáng và duy trì độ ổn định của cấu trúc khớp gối.
Hơn nữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, ít đường và không gây tăng cân. Như đã biết, thừa cân – béo phì là yếu tố làm tăng áp lực lên khớp gối và là nguyên nhân dẫn đến khô khớp, thoái hóa khớp, gai khớp gối,… Bằng cách kiểm soát cân nặng, các loại ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn duy trì thân hình cân đối và phòng ngừa các bệnh lý ở khớp gối.
3. Một số loại dầu
Khô khớp thường xảy ra khi cơ thể không cung cấp đủ lượng lipid để màng hoạt dịch sản sinh dịch nhờn. Vì vậy để cải thiện tình trạng này, bạn có thể bổ sung một loại dầu lành mạnh như:
- Dầu ô liu nguyên chất: Dầu ô liu chứa hàm lượng chất béo không bão hòa dồi dào, có tác dụng bôi trơn ổ khớp, giảm tình trạng đau nhức xương và cải thiện sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, loại dầu này còn chứa các phenol được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa và kiểm soát tình trạng viêm mãn tính.
- Dầu óc chó: Dầu óc chó là nguồn cung cấp Omega 3 dồi dào cho cơ thể. Bổ sung loại dầu này vào chế độ ăn hằng ngày có thể cải thiện tình trạng khô khớp gối đáng kể. Bên cạnh đó, dầu óc chó còn giúp tái tạo mô sụn, cải thiện độ dẻo dai và duy trì sức khỏe tim mạch.
- Dầu quả bơ: Tương tự như dầu óc chó, dầu quả bơ chứa hàm lượng Omega 3 cao. Bên cạnh đó, loại dầu này còn chứa vitamin E và hơn 23 loại axit amin tốt cho sức khỏe. Thêm dầu bơ vào các món salad giúp cơ thể có đủ lượng axit béo để sản xuất dịch nhờn, bôi trơn ổ khớp và ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa mô sụn.
- Dầu cám gạo: Dầu cám gạo ít được sử dụng hơn so với các loại dầu trên. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy, loại dầu này chứa tocotrienol có khả năng tăng chuyển hóa các chất chống oxy hóa trong thực phẩm, từ đó giúp kiểm soát tình trạng viêm và tiêu trừ các gốc tự do trong cơ thể. Bổ sung dầu cám gạo vào chế độ ăn hằng ngày có thể cải thiện tình trạng khô khớp, đau nhức khớp và tăng độ linh hoạt, dẻo dai của mô sụn.
Người bị khô khớp gối nên sử dụng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật thay vì sử dụng mỡ động vật. Mỡ động vật không chỉ làm tăng cholesterol mà còn gây thừa cân – béo phì và kích thích phản ứng viêm ở các ổ khớp bị thoái hóa.
4. Sữa và chế phẩm từ sữa – Thực phẩm tốt cho người bị khô khớp gối
Sữa là nhóm thực phẩm tốt cho người mắc các bệnh xương khớp. Nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng canxi, vitamin D và khoáng chất dồi dào có tác dụng tái tạo, phục hồi xương, sửa chữa các tổn thương ở mô sụn và hỗ trợ điều hòa hoạt động sản xuất dịch nhờn của màng bao hoạt dịch.
Với những người bị dị ứng sữa bò, có thể thay thế bằng các loại sữa hạt như sữa đậu nành, sữa óc chó, hạnh nhân,… Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các chế phẩm từ sữa như sữa chua, sữa chua uống, phô mai,… để cải thiện độ dẻo dai và chắc khỏe của xương khớp.
Bên cạnh lợi ích đối với xương và sụn, các chất dinh dưỡng trong nhóm thực phẩm này còn giúp tăng kích thước và sức mạnh của khối cơ, hạn chế tình trạng yếu liệt các chi và giảm biên độ vận động.
5. Rau xanh và trái cây
Rau xanh và trái cây là nhóm thực phẩm tốt cho khớp gối mà ít người chú ý đến. Nhóm thực phẩm này không chỉ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào mà còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại axit amin và chất chống oxy hóa.
Các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất sulforaphane trong một số loại rau xanh có tác dụng chống viêm, làm chậm quá trình thoái hóa và tái tạo các tổn thương ở mô sụn. Bên cạnh đó, vitamin C (axit ascorbic) là chất chống oxy mạnh, giúp bảo vệ ổ khớp khỏi tác động của gốc tự do và hỗ trợ tăng độ đàn hồi, dẻo dai của mô sụn.
Ngoài ra, rau xanh và trái cây còn cung cấp cho cơ thể các thành phần tốt cho xương khớp như vitamin K, kẽm, mangan, magie, phốt pho, vitamin E,… Các thành phần này đều có chức năng ổn định khớp gối, điều hòa hoạt động sản xuất dịch nhờn và cải thiện tình trạng khô khớp đáng kể.
Hơn nữa, rau xanh và trái cây còn chứa nhiều chất xơ. Bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, duy trì cân nặng vừa phải và hỗ trợ phòng ngừa các chứng bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi như tiểu đường, cao huyết áp và bệnh gout.
6. Xương ống heo
Các món ăn từ xương ống heo có vị ngọt tự nhiên, hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Loại thực phẩm này cung cấp cho cơ thể hàm lượng protein, vitamin A, B12, vitamin nhóm B, sắt, canxi,… dồi dào. Đặc biệt, protein trong xương ống heo có khả năng kích thích xương và sụn sản xuất collagen – một loại protein đặc biệt có khả năng tăng độ dẻo dai của mô sụn và làm chậm quá trình lão hóa.
Bên cạnh đó, các món ăn từ xương ống heo còn kích thích cơ thể sản sinh glucosamine, axit hyaluronic và chondrotin nội sinh. Các thành phần này có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất dịch nhờn, tái tạo mô sụn và làm chậm quá trình lão hóa.
Một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy, hormone adiponectin trong xương ống heo còn giúp cải thiện tình trạng viêm ở các khớp và làm chậm quá trình thoái hóa đáng kể. Hơn nữa, hàm lượng đạm trong loại thực phẩm này chỉ ở mức vừa phải nên tương đối dễ tiêu hóa, hấp thu. Để cải thiện tình trạng khô khớp, bạn nên bổ sung các món ăn từ xương ống heo 1 – 2 lần/ tuần. Khi chế biến, nên kết hợp xương ống heo cùng với các loại rau củ để tránh tình trạng đầy hơi và khó tiêu.
7. Người bị khô khớp nên uống đủ nước
Uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày cung cấp cho cơ thể đủ lượng chất lỏng cần thiết. Ngoài vai trò cân bằng điện giải và giảm mệt mỏi, uống đủ nước còn giúp màng bao hoạt dịch tăng sản sinh chất nhờn và cải thiện tình trạng khô khớp gối đáng kể. Bên cạnh đó, thói quen này còn giúp mô sụn dẻo dai, đàn hồi và chậm lão hóa hơn.
Ngoài nước lọc bạn cũng có thể bổ sung các loại nước khoáng để cung cấp cho xương khớp các nguyên tố vi lượng cần thiết như canxi, magie, kali, natri,… Các nguyên tố này giúp xương duy trì độ chắc khỏe, dẻo dai và ổn định cấu trúc của ổ khớp.
Bị khô khớp gối nên kiêng ăn uống gì?
Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, người bị khô khớp gối cũng cần phải kiêng cử một số loại thực phẩm và thức uống tác động xấu đến hệ thống xương khớp như:
- Các món ăn lên men: Các món ăn muối, lên men như hành muối, củ cải ngâm, cà muối, kim chi,… thường chứa nhiều muối và axit. Sử dụng các món ăn này thường xuyên khiến cơ thể mất nước và khiến khớp gối giảm khả năng sản xuất dịch nhờn. Vì vậy, người bị khô khớp gối và thoái hóa khớp nên hạn chế các món ăn muối và lên men để bảo vệ sức khỏe.
- Nội tạng, mỡ động vật: Nội tạng và mỡ động vật không gây mất nước như các món ăn muối, lên men. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này chứa nhiều axit béo có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và khiến cơ thể tăng cân đột ngột. Các yếu tố này đều làm tăng áp lực lên khớp gối và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản sinh dịch nhờn của màng bao hoạt dịch.
- Đồ uống chứa cồn: Ethanol (cồn) không chỉ gây hại cho tế bào gan mà còn là nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp. Các nghiên cứu cho thấy, lạm dụng đồ uống chứa cồn trong thời gian dài có thể phá vỡ các mạch máu nhỏ ở ổ khớp. Từ đó gây gián đoạn quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và khiến khớp gối phải đối mặt hàng loạt các vấn đề như khô khớp, thoái hóa sụn, xương dưới sụn,…
Ngoài ra, người bị khô khớp gối cũng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, chất bảo quản và hương liệu. Bên cạnh đó, cần kiêng cử một số món ăn và thức uống có thể gây thừa cân béo phì – nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề ở khớp gối.
Người khô khớp gối cần lưu ý gì khi ăn uống?
Bên cạnh việc nắm bắt nên ăn gì, kiêng gì, người bị khô khớp gối cũng cần chú ý một số vấn đề khi ăn uống như:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối với các loại thực phẩm đa dạng. Không nên quá phụ thuộc vào một vài loại thực phẩm cố định hoặc ăn uống kiêng khem quá mức.
- Tránh ăn uống quá mức, thay vào đó nên điều chỉnh lượng thực phẩm trong mỗi bữa để cơ thể được cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng.
- Để hấp thu tốt các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong thực phẩm, cần tập thể dục thường xuyên. Hoạt động thể chất được chứng minh có tác dụng tăng khả năng hấp thu canxi, thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi mô xương bị hư hại.
- Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cần kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng. Đồng thời nên tránh sử dụng thuốc lá và chất kích thích. Các thói quen này đều đẩy nhanh tốc độ thoái hóa và tác động tiêu cực đến tiến triển của chứng khô khớp gối.
- Cân nhắc sử dụng một số loại TPCN có tác dụng giảm khô khớp, tái tạo sụn và ngăn ngừa thoái hóa khớp. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Người bị bệnh khô khớp nên ăn gì, kiêng gì?” và đề cập đến một số lưu ý khi ăn uống. Tuy nhiên bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, bạn nên kết hợp cùng với chế độ sinh hoạt lành mạnh để có thể tăng lượng dịch nhờn trong ổ khớp, cải thiện chức năng vận động và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác.