Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ợ hơi, đau thượng vị gây nên những cảm giác khó chịu? Đó là câu hỏi của đa số những mẹ bầu đang trong giai đoạn thai nghén để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện cho con của mình. Vì vậy hãy cùng tham khảo ngay thực đơn những món ăn bổ dưỡng bà bầu nên và không nên ăn trong giai đoạn mang thai để có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh một cách tốt nhất.
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Các dấu hiệu trào ngược dạ dày thường sẽ xuất hiện trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, thông thường chúng sẽ gây ra rất nhiều sự khó chịu, mệt mỏi cho thai phụ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do chế độ ăn uống, do một số bệnh lý hoặc sự thay đổi hormone trong cơ thể bà bầu, trong đó nguyên nhân chủ yếu chính là do lối sống, ăn uống thiếu khoa học và lành mạnh.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị có khá nhiều bất cập do một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy thay đổi chế độ dinh dưỡng chính là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để có thể kiểm soát được các triệu chứng trào ngược dạ dày cho bà bầu.
Chế độ dinh dưỡng lúc này vừa phải đảm bảo cung cấp đủ chất cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời cần tăng cường các chất có lợi cho dạ dày. Vậy bà bầu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Các loại rau xanh
Rau xanh là thực phẩm vô cùng quan trọng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hàm lượng chất xơ và các vitamin trong rau xanh cực kỳ lớn, nhờ đó giúp quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi. Thức ăn được tiêu hóa hết, ngăn ngừa tình trạng tiết ra acid dịch vị quá mức hay tình trạng lên men các thức ăn dư thừa, nhờ đó cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu hiệu quả.
Một số loại rau xanh tốt cho bà bầu như
Rau cần tây
Hàm lượng chất xơ, vitamin cùng các khoáng chất khác như vitamin A, C, K, canxi, magie, photpho…có trong cần tây rất dồi dào. Bà bầu dùng cần tây sẽ giúp nhuận tràng, làm lành các tổn thương vùng niêm mạc, kiểm soát lượng axit dịch vị được tiết ra, nhờ đó giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Ngoài ra, ăn rau cần tây còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa cảm cúm, tăng cường sức đề kháng và ngủ ngon giấc hơn.
Rau xà lách
Vitamin, chất xơ, khoáng chất, protein có trong rau xà lách có tác dụng kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả, tăng quá trình co bóp dạ dày nên cải thiện được tình trạng ợ nóng, đau thượng vị hay buồn nôn. Loại rau này cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn, giảm stress, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh rất tốt cho phụ nữ có thai.
Tuy nhiên nhớ chú ý làm sạch xà lách trước khi ăn vì xà lách chủ yếu ăn sống nên nếu dùng xà lách bẩn hay có chứa hóa chất sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Rau tía tô
Rau tía tô không chỉ là loại rau ăn kèm tăng thêm mùi vị mà còn có tác dụng đem đến rất nhiều hoạt chất tốt cho hệ tiêu hóa. Terillaldehyd, limonen, dihydrocumin cùng một số chất chống oxy hóa trong lá tía tô có khả năng làm lành vết loét trên niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid, từ đó cũng cải thiện được tình trạng trào ngược dạ dày cho bà bầu.
Bên cạnh đó, rau tía tô còn giúp chống dị ứng, chống viêm, giảm ốm nghén, sưng phù chân tay, phòng chống cảm lạnh rất tốt nên bà bầu hãy thường xuyên bổ sung thực phẩm này hơn.
Rau mồng tơi
Theo dân gian, rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng khá tốt. Đặc biệt bà bầu dùng rau này còn giúp dễ sanh hơn. Các nghiên cứu cho thấy lượng calo và chất béo tuy thấp nhưng lại khá dồi dào vitamin A, C, khoáng chất, chất xơ. Đây đều là các chất có thể làm giảm cơn đau thượng vị đồng thời kích thích nhu động ruột giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
Bà bầu ăn rau mồng tơi còn giúp tăng cường canxi, giảm cholesterol trong máu, tăng cường đề kháng, cải thiện thị lực hiệu quả.
Rau súp lơ
Các thành phần dưỡng chất có trong súp lơ xanh như protein, thiamin, riboflavin…cùng các vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe bà bày, đặc biệt là những người mắc chứng trào ngược dạ dày. Đặc biệt hoạt chất sulforaphane còn được biết đến với khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP– nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày.
Bà bầu ăn rau súp lơ thường xuyên còn giúp ngăn ngừa thiếu máu, kiểm soát lượng đường, tăng cường hệ miễn dịch và chức năng xương rất tốt cho sức khỏe.
Có thể nói hầu hết các loại rau đều rất tốt cho bà bầu và là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng thường ngày. Bà bầu có thể nấu rau lành canh, xay nhuyễn nấu cháo hoặc ép làm nước uống hằng ngày đều đem lại hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe đồng thời cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày đáng kể.
Thực phẩm nhiều tinh bột
Bà bầu cần rất nhiều năng lượng và dưỡng chất trong suốt thai kỳ để giữ cho cơ thể khỏe mạnh cũng như đưa đến cho con đầy đủ. Trong đó tinh bột đóng vai trò cung cấp chất chủ yếu cho cơ thể. Bổ sung tinh bột đầy đủ sẽ giúp mẹ bầu có thể duy trì cân nặng ở mức ổn định, thể trạng khỏe mạnh tăng cường sức đề kháng nhờ đó có thể hạn chế các triệu chứng mệt mỏi khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm giàu tinh bột còn có khả năng thấm hút bớt lượng acid dịch vị còn tồn dư trong dạ dày đồng thời tăng sản sinh màng nhầy để bảo vệ các vùng bị tổn thương bên trong cơ thể. Lượng acid dịch vị được loại bỏ sẽ giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng hay đau tức ngực và thượng vị.
Một số thực phẩm nhiều tinh bột mà mẹ nên bổ sung như bánh mì, bột yến mạch, cơm, gạo lứt, khoai tây hay một số loại đỗ …
Một số loại trái cây có vị ngọt
Các loại trái cây giúp cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên bà bầu bị trào ngược thực quản nên ưu tiên ăn các loại trái cây có vị ngọt sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa. Một số loại thực phẩm mẹ bầu nên tăng cường bổ sung lúc này như
- Chuối: Chuối chín có thể trung hòa lượng acid dịch vị trong dạ dày, nhờ đó hạn chế các tổn thương mà có gây ra như ợ hơi, đau thượng vị. Chất xơ mền trong chuối cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Mận khô: Các nghiên cứu cho thấy, chất Dihydroxyphenyl tỏng mận khô giúp kích thích co bóp dạ dày, nhuận tràng, hỗ trợ hoạt động bài tiết thức ăn hiệu quả hơn.
- Táo: hàm lượng chất xơ và pectin trong táo rất dồi dào giúp hoạt động bài tiết diễn ra thuận lợi hơn, loại bỏ thức ăn thừa, ngăn ngừa tình trạng thức ăn lên men gây trào ngược dạ dày. Nên ưu tiên ăn táo đỏ nhiều hơn.
- Dừa: Nước dừa không chỉ cung cấp chất điện giải, tăng cường nước ối mà còn giúp thiện các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra rất hiệu quả. Tuy nhiên chú ý không dùng nước dừa cho bà bầu trong 3 tháng đầu hoặc bà bầu bị đa ối.
- Bơ: Qủa bơ có thể cải thiện tình trạng mệt mỏi, stress kéo dài – một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Lượng acid dịch vị được kiểm soát không tiết ra nhiều giúp cho mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn hơn hẳn.
Ăn sữa chua
Nếu băn khoăn không biết bà bầu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì thì đáp án không thể không có sữa chua. Đây là thực phẩm cực kỳ tốt cho bà bầu, đặc biệt là những người mắc các bệnh về dạ dày như trào ngược dạ dày. Món ăn này cũng giúp cung cấp một lượng lớn các axit amin, protein và khoáng chất đặc biệt là các lợi khuẩn (Probiotic ) rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Các Probiotic này có thể ức chế sự hoạt động của một số vi khuẩn có hại bên trong đường ruột, giải quyết tình trạng đầy hơi khó tiêu, ợ hơi thường gặp ở bà bầu. Đặc biệt với những bà bầu bị mắc các bệnh lý về dạ dày thì nên ăn ngày 2 hũ để có thể cải thiện bệnh nhanh chóng.
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày tốt nhất, bà bầu nên kết hợp sữa chua với nghệ, nha đam, cùng một số loại trái cây hằng ngày để dùng làm món ăn kèm đều đem lại những hiệu quả rất tốt cho cơ thể.
Ưu tiên các loại đạm dễ tiêu
Đạm là thành phần rất cần thiết cho dinh dưỡng của bà bầu, tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất, thai phụ nên ưu tiên chọn những loại đạm dễ tiêu để không làm kích thích tiết acid dịch vị dạ dày quá mức. Theo đó phụ nữ nếu bị trào ngược dạ dày nên ưu tiên ăn thịt thăn lợn, tim lợn, lưỡi lợn, cá hồi hoặc thịt ngan sẽ tốt cho hệ tiêu hóa hơn.
Một số loại thảo mộc
Gừng, hoa cúc đều là các loại thảo mộc được khuyên bà bầu nên dùng nhiều, đặc biệt những người mắc các triệu chứng liên quan đến dạ dày. Ưu điểm của các loại thảo mộc này là có mùi hương dễ chịu, có tính kháng khuẩn tốt, lành tính vì vậy rất an toàn khi dùng cho phụ nữ có thai.
Bên cạnh đó, các loại thảo mộc này còn đem đến rất nhiều tác dụng khác tốt cho bà bầu, bao gồm
- Gừng: Các chất như Zingiberol, Tecpen, Methadone và Oleoresin trong gừng có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày cực kỳ tốt, ngăn ngừa tình trạng ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn do trào ngược dạ dày gây nên. Đồng thời loại thảo mộc này cũng giúp làm dịu bụng, an thần rất tốt cho sức khỏe thai phụ. Mẹ bầu có thể ngậm một viên kẹo gừng khi cảm thấy buồn nôn sẽ giúp cải thiện tình trạng này đáng kể. Uống một tách trà gừng mỗi sáng hỗ trợ giải tỏa căng thẳng stress, tăng cường khả năng an thần để bà bầu ngủ ngon hơn.
- Hoa cúc: phơi khô hoa cúc hãm làm trà uống trước khi ăn khoảng 30 phút có tác dụng giảm nhanh chóng triệu chứng ợ hơi, ợ nóng khó chịu.
Nhai kẹo cao su
Nghe thì có vẻ lạ nhưng đây là cách để ngăn ngừa các tình trạng trào ngược dạ dày cực kỳ hiệu quả mà bà bầu nên thử áp dụng. Nhai kẹo này giúp cơ thể kích thích việc sản xuất nước bọt có tính kiềm, có thẻ trung hòa acid dịch vị đang có nguy cơ trào lên thực quản. Nhờ đó có thể làm dịu cơn đau thượng vị, ngăn ngừa ợ hơi, ợ nóng bằng cách đẩy axit xuống dạ dày.
Tuy nhiên chú ý không nhai kẹo cao su có vị bạc hà bởi bạc hà có thể làm giãn mạch, không tốt cho bà bầu và thai nhi.
Uống đủ nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng cho cơ thể, nhất là đối với bà bầu. Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần ít nhất 3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Cung cấp đủ nước sẽ giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, hoạt động tiêu hóa của dạ dày và ngăn ngừa táo bón.
Đồng thời uống đủ nước cũng giúp làm giảm tình trạng ốm nghén hay buồn nôn khó chịu cho bà bầu khi bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên chú ý dù nước dừa hay các loại nước ép cũng giúp cung cấp nước cho cơ thể, nhưng không thể thay thế nước lọc. Bà bầu vẫn cần uống đủ lượng nước lọc cần thiết mỗi ngày.
Việc tăng cường bổ sung các thực phẩm trên đây sẽ giúp bà bầu cải thiện đáng kể các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, đau vùng thượng vị hay nóng rát ngực do trào ngược dạ dày gây ra. Bên cạnh đó, các thực này đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho mẹ và bé nên cần ưu tiên sử dụng.
Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên kiêng gì?
Bên cạnh việc Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì thì những món ăn cần hạn chế cũng cần thai phụ đặc biệt chú ý. Hầu hết các vấn đề liên quan đến trào ngược dạ dày đối có mối liên mật thiết đến việc bà bầu thường ăn các thực phẩm kém lành mạnh khiến việc tiêu hóa gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt bà bầu là đối tượng rất đặc biệt, không chỉ ăn nhiều hơn mà còn thèm ăn các món lạ. Giờ giấc ăn thiếu khoa học kết hợp với việc nạp vào cơ thể các thực phẩm không tốt càng làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở bà bầu.
Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, bà bầu nên hạn chế hoặc không ăn các thực phẩm sau đây:
Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh
Bà bầu thường có xu hướng thèm ăn rất nhiều thứ, đặc biệt các món đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng thường có xu hướng kích thích khẩu vị của bà bầu nhiều hơi. Tuy nhiên, các thực phẩm này lại chính là nguyên nhân chủ yếu làm các acid dịch vị tiết ra nhiều hơn, gây dư thừa và đẩy ngược lên thực quản.
Đặc biệt nếu ăn các món ăn này về đêm, lượng acid không đủ để tiêu hóa, hoạt động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn tồn đọng lại, lên men, gậy ợ hơi làm bà bầu rất mệt mỏi, khó ngủ. Kèm theo đó bà bầu cũng cảm thấy bị buồn nôn, khó chịu do tử cung chèn ép vào dạ dày.
Các thực phẩm mà bà bầu nên kiêng ăn như Gà rán, các loại bánh chiên đi chiên lại nhiều lần, lẩu cay, cá viên, đồ chiên..
Các loại trái cây nhiều acid ( trái cây có vị chua)
Hầu hết trong giai đoạn ốm nghén bà bầu thường thèm chua hoặc thèm ngọt quá mức, tuy nhiên không nên quá lạm dùng các món ăn có vị chua như xoài, cóc, bưởi, hay cam quýt.. Các loại trái cây có vị chua cũng làm tăng tiết acid trong dịch vị và sẽ không thực sự tốt cho bà bầu trong giai đoạn này. Dù các loại nước này bổ sung rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể nhưng bà bầu vẫn nên hạn chế sử dụng để tốt cho thai nhi.
Lưu ý là kể cả với các loại nước ép, bưởi được pha đường để cân bằng vị cũng vẫn nên hạn chế sử dụng để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe mẹ và con.
Thức ăn tái sống
Sushi, sasimi, gỏi cá sống dù là những món ăn rất hấp dẫn nhưng đều không hề tốt cho dạ dày một chút nào, nhất là với những người có cơ địa nhạy cảm như bà bầu. Trong các thực phẩm này nếu không được sơ chế đúng cách có thể còn chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây rối loạn tiêu hóa, kích thích các tổn thương trong dạ dày thêm trầm trọng và gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Nếu nạp các thực phẩm chưa được nấu chín thường xuyên mẹ bầu còn có nguy cơ bị nhiễm trùng gây sinh non, thai chết lưu hoặc sảy thai do nhiễm các ký sinh trùng đặc biệt nguy hiểm.
Các thực phẩm lên men
Kim chi, dưa muối, củ cải chua đều là các thức ăn hấp dẫn tuy nhiên bà bầu cũng vẫn nên hạn chế sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho bà bầu. Ngoài ra, cũng không sử dụng các món ăn nấu cùng các thực phẩm lên men như dấm, canh chua, nước mẻ …
Tính lên men của các thực phẩm do có chứa lượng acid cao, khi vào đến cơ thể sẽ làm trầm trọng hơn các tổn thương trước đó của dạ dày, đồng thời làm tăng tiết acid dịch vị và đẩy khí lên thực quản nhiều hơn.
Các loại đồ ăn vặt
Hầu như bà bầu đều rất thèm ăn vặt và có thể ăn hằng ngày, hàng giờ. Tuy nhiên các loại bánh kẹo, snack đều không tốt cho hệ tiêu hóa có thể làm tăng nguy cơ chướng bụng, khó tiêu, táo bón. Nhiều người cho rằng các loại nước ngọt có ga như coca, pepsi giúp tiêu hóa dễ dàng hơn nhưng thực chất nó chỉ kích thích acid dịch vị tiết ra nhiều hơn mà thôi. Bởi thế sau khi uống nước có ga bạn thường bị ợ hơi là do dạ dày vừa đẩy khí ra.
Ngoài ra, việc lạm dụng thức ăn vặt quá nhiều còn có thể làm tăng nguy cơ lên cân không kiểm soát. Bà bầu ăn vặt nhiều sau sinh có thể bị béo phì, thừa cân rất khó lấy lại vóc dáng.
Cà phê, thuốc lá, bia rượu
Dân gian thường truyền tai nhau rằng mẹ bầu uống bia mỗi ngày sẽ giúp con sinh ra được trắng trẻo hơn nhưng quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Bia, rượu và các chất kích thích nói chung đều làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản đồng thời kích thích sự tiết ra quá mức của acid gây trào ngược dạ dày.
Các loại đồ uống này sẽ làm tăng nguy cơ chướng bụng, khó tiêu và gây ra các tác động xấu đến sự co thắt của dạ dày. Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ có thai nếu nạp các loại đồ uống này vào quá mức có thể dẫn tới tình trạng trẻ kém hấp thụ dinh dưỡng, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, gặp một số vấn đề về thần kinh khác vô cùng nguy hiểm.
Trong khi đó, chất cafein trong cà phê cũng có thể làm trầm trọng hơn các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày và có thể dẫn đến thủng dạ dày hay hẹp môn vị.
Đồ đóng hộp
Trong các loại đồ đóng hộp đều có thể sử dụng các chất hóa học để bảo quản thực phẩm, những chất này khi vào cơ thể đều gây ra các tác động không tốt cho dạ dày và có thể làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Đồng thời nếu nạp các chất này quá nhiều còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Các loại gia vị
Một số loại gia vị mà bà bầu bị trào ngược dạ dày không nên nên nêm nếm quá nhiều như tiêu, bột ớt, wasabi, tỏi, bạc hà… Khi ăn các món ăn được tẩm ướp quá nhiều gia vị này cũng có thể có cảm giác nóng rát bụng, khó tiêu hóa hơn trước.
Các món ăn này đều là các món ăn quen thuộc mà hầu như bất cứ bà bầu nào cũng thường ăn. Chính vì thế mà tình trạng trào ngược dạ dày ngày càng trầm trọng hơn khiến bà bầu mệt mỏi, đau nhức, xanh xao, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ.
Các chú ý trong việc xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu
Sự thay đổi về hormone khiến cơ thể bà bầu có thể xuất hiện rất nhiều sự thay đổi, đôi khi liên quan đến cả các vấn đề khẩu vị, thói quen ăn uống. Việc thèm ăn khi mang thai mà không được ăn rất khó chịu, tuy nhiên bà bầu cần cố gắng cải thiện từ thói quen này không chỉ vì sức khỏe của thản thân mà còn liên quan đến cả sự phát triển của thai nhi.
Do đó, bà bầu có thể áp dụng các phương pháp sau đây để có thể cải thiện chế độ ăn uống cũng như kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày tốt nhất:
- Chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày: mẹ bầu nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để bụng không bị đói, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Hãy tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một chế độ dinh dưỡng cân bằng và phù hợp, trong đó chủ yếu tập trung vào các nhóm thực phẩm lành mạnh, hạn chế tối đa việc ăn các thực phẩm không tốt cho dạ dày.
- Thiết lập thời gian ăn đồng đều: Dạ dày thường hoạt động theo một quy tắc cố định. Nghĩa là nếu bạn bỏ bữa vào thời điểm này thì các acid dịch vị vẫn được tiết ra theo thói quen, điều này khiến acid bị dư thừa và làm tổn thương dạ dày. vì thế hãy cố gắp thiết lập một thời điểm ăn cố định để tạo thói quen khoa học cho dạ dày.
- Ăn vặt bằng các món ăn tốt cho dạ dày: Mẹ bầu thường rất thích ăn vặt. Tuy nhiên thay vì ăn snack, uống nước ngọt thì bà bầu nên thay thế bằng ăn trái cây, ngũ cốc, uống nước ép từ rau củ sẽ tốt hơn rất nhiều.
- Ưu tiên các món ăn mềm: Canh rau củ hầm, cháo, súp là các món ăn mà nên ưu tiên hơn quả để tốt cho việc tiêu hóa.
- Không nằm ngay sau khi ăn: Nằm hoặc ngồi sau khi ăn sẽ làm việc tiêu hóa thức ăn gặp phải sự cản trở. Vì vậy mẹ hãy đi dạo nhẹ nhàng để thức ăn tiêu hóa bớt sau đó mới nên đi nghỉ ngơi. Sau ăn ít nhất hai tiếng mới nằm là phương pháp giảm trào ngược dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ bầu khi nằm cũng nên nằm nghiêng sang bên trái sẽ tốt cho hệ tiêu hóa nhiều hơn.
Ngoài ra, để nâng cao sức đề kháng, mẹ cũng nên thử các bài tập yoga cho bà bầu tại nhà. Các bài tập này vừa giúp mẹ khỏe mạnh hơn đồng thời cũng hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày đáng kể. Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn có thể thông tin về việc Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, từ đó có thể thiết lập chế độ ăn uống phù hợp hơn. Đừng quên đi khám bác sĩ định kỳ thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiềm ẩn ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi.