Mề đay phù mạch là một trong những vấn đề về da do niêm mạc sưng phù trong thời gian ngắn. Bệnh lý này nếu không được kiểm soát và chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy hôm nay bạn đọc có thể cùng Diachiuytin cùng tham khảo những thông tin hữu ích về căn bệnh này trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh mề đay phù mạch cũng như các biện pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả căn bệnh này.
Dấu hiệu nhận biết và phương pháp trị dứt điểm mề đay phù mạch
Mề đay phù mạch hay có tên gọi khác là bệnh phù mạch được xem là một trong những trường hợp của bệnh nổi mề đay. Các triệu chứng của bệnh khởi phát ở dưới da gây sưng da và niêm mạc trong một khoảng thời gian ngắn. Thông thường bệnh sẽ thuyên giảm sau vài ngày mà không cần đến can thiệp y khoa.
Mề đay phù mạch khác với mề đay mẩn ngứa, bệnh có thể ảnh hưởng rộng đến các bộ phận trên cơ thể nhất là ở mắt, môi và bộ phận sinh dục. Các triệu chứng của bệnh ít xuất hiện ở phổi, lưỡi và cổ họng. Mề đay mạch phù tuy ít gặp nhưng đặt biệt nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Một số trường hợp các triệu chứng chuyển biến nặng có thể gây phù đường tiêu hóa, đường hô hấp, sốc phản vệ, nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Các triệu chứng mề đay phù mạch
Các triệu chứng bệnh mề đay phù mạch có thể khởi phát ở một khu vực sau đó lan sang các vùng khác. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cơ địa của từng người mà các dấu hiệu sẽ kéo dài từ 1 đến 2 ngày hoặc một số trường hợp kéo dài trở thành mãn tính.
Khi bị mề đay phù mạch, người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Bị sưng đỏ tại các khu vực như: Bàn tay, bàn chân, bàn tay, môi, mắt, cơ quan sinh dục. Các triệu chứng ít xuất hiện ở lưỡi, phổi và cổ họng.
- Những vùng da bị sưng nề gây đau rát, căng da khó chịu, có thể ngứa hoặc không. Trong vòng 1 đến 2 ngày đầu, vùng da bị sưng tương đối nhỏ, có xu hướng lan rộng ra các khu vực da khác, thời gian bệnh kéo dài có thể vài tuần hoặc thậm chí vài năm trở thành bệnh mãn tính.
- Người bệnh sẽ có biểu hiện đau đầu, giảm thị lực, lo lắng, cơ thể suy nhược.
- Một số trường hợp, các triệu chứng của mề đay phù mạch ở mức độ nặng sẽ có hiện tượng phù mạch ở họng và lưỡi dẫn đến khó thở. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây sốc phản vệ và tử vong.
- Trường hợp bị phù mạch ở đường tiêu hóa sẽ có các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, sụt cân bất thường, chán ăn,…
Nguyên nhân gây mề đay phù mạch
Các triệu chứng của bệnh mề đay phù mạch bùng phát do một số tác nhân trên trong cơ thể và bên ngoài môi trường như: Dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, dị ứng thời tiết, phấn hoa, mủ nhựa thực vật, do di truyền,…Dưới đây là một số cách nhận biết loại bệnh mề đay phù mạch theo từng nguyên nhân.
Mề đay phù mạch do dị ứng: Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ 1 – 2 giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng cao như: Phấn hoa, côn trùng, các chất cản quang, hạt latex,…
Mề đay phù mạch do thuốc điều trị: Trong quá trình sử dụng một số loại thuốc điều trị sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm các triệu chứng mề đay phù mạch.
Mề đay phù mạch tự phát: Đây là trường hợp bệnh mề đay tái đi tái lại trở thành mãn tính. Hiện y học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh, nhưng theo các nghiên cứu có đến 50% ca bệnh mề đay phù mạch tự phát do rối loạn tự miễn trong cơ thể.
Mề đay phù mạch do di truyền: Bệnh có thể di truyền từ ba mẹ sang con cái. Tuy nhiên, hiện tượng này hiếm gặp, nguyên nhân do sự bất thường của gen dẫn đến tình trạng thiếu hụt protein trong máu.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, bệnh mề đay phù mạch có thể gây ra bởi một số nguyên nhân khác như: Tác động từ môi trường (ánh sáng mặt trời, thời tiết, nước,…), căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài,..
Chẩn đoán bệnh mề đay phù mạch
Khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh mề đay phù mạch, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp chẩn đoán sau để biết chính xác bạn có bị mề đay phù mạch hay không.
- Chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh lý của bạn và gia đình
- Kiểm tra mức độ nhạy cảm của khu vực da bị phù nề, sưng đỏ
- Tiến hành lấy mẫu da để xác định dị nguyên
- Các trường hợp có dấu hiệu bệnh mề đay phù mạch do di truyền, sẽ làm xét nghiệm dựa vào nồng độ của các protein trong máu.
Các phương pháp điều trị bệnh mề đay phù mạch
Dựa vào nguyên nhân gây bùng phát các triệu chứng của bệnh mề đay phù mạch mà sẽ có từng hướng điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng sưng phù, đau rát, đồng thời ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng thuốc Tây
Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh mề đay phù mạch được hiệu quả nhanh chóng, ngăn ngừa các biến chứng. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị phổ biến, bao gồm:
- Thuốc Epinephrine dùng cho các phản ứng dị ứng cấp tính ở mức độ nhẹ
- Thuốc kháng Histamin như Zyrtec, Claritin dùng trong trường hợp ngứa ngáy dữ dội nhưng không tìm được nguyên nhân
- Với các trường hợp mề đay phù mạch do di truyền, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như: Bổ sung huyết tương, Ecallantide, chất ức chế C1 Esterase.
Các loại thuốc Tây trong quá trình sử dụng có thể gây ra các tác dụng phụ như rạn da, teo da, giãn mạch, ảnh hưởng đến thận, gan. Do đó, người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc ngoài điều trị tránh các rủi ro.
Các biện pháp giảm mề đay phù mạch tại nhà
Bên cạnh dùng thuốc Tây điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Một số biện pháp bao gồm:
- Chườm lạnh, chườm mát để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, làm dịu da. Tuy nhiên, trong quá trình chườm mát nên tránh làm tổn thương, trầy xước da.
- Tắm hoặc ngâm vùng da bị bệnh với các loại thảo dược tự nhiên như lá khế, tía tô giúp cải thiện các triệu chứng, làm sạch da.
- Chọn mặc các loại quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt để tránh kích ứng da.
Biện pháp phòng ngừa mề đay phù mạch
Song song với việc điều trị bệnh mề đay phù mạch, người bệnh cũng nên lưu ý các biện pháp để ngăn ngừa bệnh tái lại trở thành mãn tính. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa các triệu chứng mề đay phù mạch bùng phát:
- Tránh xa các tác nhân gây bệnh và có nguy cơ gây kích ứng dị ứng cao như: Thực phẩm, hóa chất độc hại, các loại thuốc có thành phần gây dị ứng.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn, trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường, hãy chủ động thông báo để được theo dõi và điều chỉnh thuốc phù hợp.
- Trường hợp điều trị bệnh bằng thuốc trong thời gian dài không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm chứa chất khoáng và vitamin cần thiết để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành tổn thương trong da và chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, tránh tình trạng da bị khô ráp, bong tróc, làm các triệu chứng mề đay mạch phù trở nên nghiêm trọng hơn.
Mề đay phù mạch là bệnh không phổ biến tuy nhiên các triệu chứng của bệnh nếu không kiểm soát kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị
- Mề đay da vẽ nổi: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả
- Cách chữa mề đay tại nhà với 9 vị thuốc dân gian