Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị Viêm khớp khuỷu tay

Viêm khớp khuỷu tay là một trong những căn bệnh về xương khớp có thể tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ngoài ra Viêm khớp khuỷu tay nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, hạn chế khả năng vận động, thậm chí là tê liệt. Để tìm hiểu thêm những thông tin về căn bệnh này mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm khớp khuỷu tay: Biểu hiện và biện pháp điều trị
Viêm khớp khuỷu tay là một trong những bệnh lý xương khớp luôn tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

 

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị Viêm khớp khuỷu tay

Khuỷu tay được biết đến là bộ phận nối liền giữa cẳng tay và cánh tay. Vì vậy vùng khớp tại đây sẽ bao gồm 3 phần nhô ra liên kết với hệ thống dây chằng, gân cơ. Cụ thể:

  • Phần bên ngoài hay mỏm trên cầu lồi ngoài: Tại đây những nhóm cơ duỗi sẽ bám vào cổ tay và các ngón tay.
  • Phần bên trong hay mỏm trên cầu lồi trong: Đây là nơi bám của những nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay
  • Phần xung quanh: Nơi bám hệ thống dây chằng, bao khớp

Bệnh viêm khớp cổ tay thường xuất hiện ở phần mỏm cầu lồi ngoài dẫn đến rách và sưng viêm gân cơ và hệ thống dây chằng tại đây. Tổn thương do bệnh lý gây ra đặc trưng bởi tình trạng sưng đỏ, đau nhức, tê bì và có xu hướng nặng nề hơn khi người bệnh hoạt động mạnh.

Các biểu hiện viêm nhiễm tại vùng khuỷu tay gây ra những khó khăn trong những hoạt động cầm nắm, xoay cánh tay, co duỗi. Viêm khớp khuỷu tay nếu không được khám và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như cầm nắm, mở cửa, gõ bàn phím, lái xe,…

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp khuỷu tay

Viêm khớp khuỷu tay là một trường hợp của bệnh viêm khớp, bệnh lý khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm tác động bên ngoài môi trường và những bệnh lý tiềm ẩn. Cụ thể:

Yếu tố bệnh lý

Các triệu chứng viêm khớp khuỷu tay có thể bùng phát riêng biệt hoặc đây là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến xương khớp nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời. Tình trạng đau nhức, sưng viêm, tê bì xương khớp có thể là một số bệnh lý gây ra như:

  • Viêm khớp dạng thấp: Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh đau nhức, tê cứng khớp, sưng đỏ và kèm theo một số biểu hiện toàn thân như cơ thể mệt mỏi, sốt cao, phát ban,… Bệnh lý thuộc nhóm bệnh tự miễn, có tính chất mãn tính kéo dài dai dẳng. Các phương pháp điều trị nhằm kiểm soát các triệu chứng lâm sàng, ngăn ngừa bệnh tiến triển lâu dài.
  • Viêm bao hoạt dịch: Bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hoạt động của bao hoạt dịch. Đây là nơi chứa dịch nhầy bôi trơn ổ khớp, làm giảm ma sát trong di chuyển, hoạt động. Viêm bao hoạt dịch đặc trưng bởi tình trạng tê cứng khớp, đau nhức, khi sờ vào sẽ cảm nhận khu vực bị viêm nóng ấm, sưng đỏ.
  • Thoái hóa khớp: Tổn thương do bệnh lý gây ra có liên quan đến yếu tố lão hóa xương khớp do tuổi tác. Lúc này những mô sụn bị bào mòn, hoạt động tiết chất nhờn bôi trơn suy giảm, làm tăng ma sát khi vận động, di chuyển và có thể phát ra âm thanh lục cục khi cầm nắm, di chuyển.
  • Loạn sản xương: Các triệu chứng bệnh lý gây hoại tử xương bên dưới các mô sụn (nguyên nhân chủ yếu do hoạt động hệ tuần hoàn máu kém). Bệnh loạn sản xương nếu không được thăm khám và điều trị có thể gây ra các biến nguy hiểm như rạn xương, gãy xương, nứt xương.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, bệnh viêm khớp khuỷu tay cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe khác. Để xác định nguyên nhân cụ thể và tình trạng bệnh lý, bạn cần nhanh chóng bệnh viện để được chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Yếu tố tác động bên ngoài

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp khuỷu tay
Thực hiện những động tác sai kỹ thuật hoặc tập luyện thể thao quá sức là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm khớp khuỷu tay và một số vấn đề xương khớp

Không ít trường hợp bị viêm khớp khuỷu tay khởi phát bởi các tác nhân bên ngoài, bao gồm:

  • Bị chấn thương: Tai nạn, chấn thương trong vận động, điều khiển phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp khuỷu tay. Để ngăn ngừa bệnh lý, bạn cần xử lý những chấn thương triệt để, tránh ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp. Việc chủ quan không điều trị dứt điểm có thể gây ra các biến chứng như viêm khớp, xương tay phát triển không đồng đều, nhiễm trùng khớp,…
  • Tính chất công việc: Theo thống kê cho thấy, những người lao động nặng nhọc, thường xuyên mang vác vật nặng. Tổn thương do viêm khớp khuỷu tay gây ra thường do những hoạt động liên tục ở tay (thợ sửa chữa, thợ xây, nhân viên văn phòng,…)
  • Chơi thể thao quá sức: Thực hiện những động tác sai kỹ thuật hoặc tập luyện thể thao quá sức là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm khớp khuỷu tay và một số vấn đề xương khớp. Một số bộ môn vận động làm tăng nguy cơ tổn thương khớp khuỷu tay như chơi golf, chơi tennis, bóng chuyền,…

Các biểu hiện nhận biết bệnh viêm khớp khuỷu tay

Cũng giống với các bệnh viêm khớp khác, tổn thương do viêm khớp khuỷu tay gây ra có những biểu hiện tương tự. Tuy nhiên, với vị trí sưng viêm ở khuỷu tay nên người bệnh cần lưu ý một số triệu chứng điển hình sau:

  • Đau nhức ổ khớp: Đây là một trong những biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm khớp khuỷu tay điển hình nhất. Bên cạnh đó, mức độ của những cơn đau có xu hướng tăng lên khi người bệnh cử động tay, hoặc day ấn vào vị trí viêm.
  • Lực ở cánh tay bị suy giảm: Đa số các bệnh lý liên quan đến xương khớp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động tại khu vực bị tổn thương. Do đó, người bị viêm khớp khuỷu tay có thể gặp khó khăn trong điều khiển hoạt động, mất sức ở cánh tay,…
  • Cứng khớp: Khi bị viêm khớp khuỷu tay, bạn có thể cảm nhận được hiện tượng cứng khớp, tê bì, nhức mỏi khó chịu. Ngoài ra, ở khớp bị viêm có thể gây phù nề, sưng tấy, khi ấn vào sẽ có cảm giác nóng dần lên.
  • Hạn chế khả năng vận động: Trường hợp bệnh lý tiến triển kéo dài, không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của cánh tay. Những hoạt động cầm nắm, gõ bàn phím, duỗi tay,… sẽ trở nên khó khăn.

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, bệnh viêm khớp khuỷu tay có thể khởi phát nhiều biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, nguyên nhân và khả năng chống chịu của mỗi người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây nhầm lẫn với những bệnh lý liên quan đến xương khớp khác. Do đó, khi nhận thấy những biểu hiện bất thường ở khuỷu tay, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Bệnh viêm khớp khuỷu tay nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp khuỷu tay nguy hiểm không? là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia đầu ngành, mức độ nguy hiểm của bệnh lý còn phục thuộc vào nhiều yếu tố. Với những trường hợp viêm khớp khuỷu tay do những tác động bên ngoài có thể kiểm soát tốt nếu người bệnh tránh xa những tác nhân gây bệnh. Đồng thời kết hợp với các biện pháp chăm sóc, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tuy nhiên, trường hợp viêm khớp khuỷu tay là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến xương khớp, quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn và cần nhiều thời gian để kiểm soát bệnh lý. Những biểu hiện của bệnh lý thường ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của bệnh nhân.

Bệnh viêm khớp khuỷu tay nguy hiểm không?
Trường hợp viêm khớp khuỷu tay là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến xương khớp, quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn và cần nhiều thời gian để kiểm soát bệnh lý
  • Giai đoạn nhẹ: Khi mới khởi phát, bạn sẽ bị đau nhức, mỏi cơ thường xuyên, đặc biệt là khi hoạt động tay. Có lúc, cơn đau nhức bùng phát vào ban đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tâm lý và sức khỏe của người bệnh.
  • Giai đoạn nặng: Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng nề, các hoạt động, cử động ở cánh tay sẽ bị hạn chế, khó khăn, thiếu linh hoạt. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây bại liệt và teo cơ hoàn toàn.

Để kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị khi nhận thấy các biểu sau:

  • Tình trạng đau nhức dữ dội kéo dài kèm theo những biểu hiện sưng đỏ, bầm tím xung quanh khuỷu tay
  • Sốt cao và kéo dài, những biện pháp hạ sốt thông thường không mang lại hiệu quả
  • Cánh tay gần như mất khả năng hoạt động hoàn toàn
  • Khi quan sát vùng khuỷu tay xương nhô ra hoặc thấy dị tật tại khu vực này

Các phương pháp chẩn đoán viêm khớp khuỷu tay

Bác sĩ sẽ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng như mức độ đau nhức, thời điểm khởi phát, thời gian kéo dài tình trạng đau khớp khuỷu tay,… Từ đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số xét nghiệm nhằm xác định chính xác bệnh lý, mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh để đưa ra hướng điều trị phù hợp.

  • Chụp X Quang: Kỹ thuật chụp x quang là một trong những chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp nói chung và bệnh viêm khớp khuỷu tay nói riêng. Từ hình ảnh chụp được, bác sĩ có thể xác định cụ thể vị trí sưng viêm ở khuỷu tay. Trường hợp người bệnh bị chấn thương hoặc có dấu hiệu nứt xương, gãy xương sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm này.
  • Chụp MRI: Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ cho phép đánh giá chính xác mức độ tổn thương và vị trí phát sinh phản ứng viêm tại khớp khuỷu tay. Tuy nhiên, chi phí thực hiện kỹ thuật này khá cao nên không được áp dụng rộng rãi.
  • Điện cơ (EMG): Kỹ thuật xét nghiệm này có thể được bác sĩ chỉ định nhằm đánh giá các phản ứng của khối cơ bắp với dòng điện.

Ngoài những kỹ thuật xét nghiệm viêm khớp khuỷu tay phổ biến trên, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng khác khi nghi ngờ biểu hiện nhiễm trùng do vi khuẩn, virus tấn công.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm khớp khuỷu tay

Các phương pháp điều trị viêm khớp khuỷu tay phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, tổn thương do bệnh lý gây ra và khả năng đáp ứng từng trường hợp. Mục đích của việc điều giúp khắc phục các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng, kiểm soát các cơn đau nhức, sưng viêm, phục hồi khả năng hoạt động của cánh tay và ngăn ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Hầu hết các trường hợp bị viêm khớp khuỷu tay đều tìm đến các loại thuốc Tây kiểm soát tình trạng bệnh lý. Ưu điểm của phương pháp này là khắc phục tình trạng đau nhức, sưng viêm nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh tiến triển và phục hồi khả năng hoạt động của khuỷu tay. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất sử dụng.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Hầu hết các trường hợp bị viêm khớp khuỷu tay đều tìm đến các loại thuốc Tây kiểm soát tình trạng bệnh lý

Dưới đây là một số loại thuốc Tây thường được dùng trong điều trị viêm khớp khuỷu tay:

  • Thuốc giảm đau: Với những trường hợp đau nhức khớp khuỷu tay ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau thông thường giúp kiểm soát triệu chứng như Paracetamol, Ibuprofen,…
  • Nhóm thuốc kháng viêm: Các loại thuốc kháng viêm thường được bác sĩ chỉ định kết hợp với thuốc giảm đau nhằm khắc phục các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng. Bác sĩ có thể dùng thuốc kháng viêm ở dạng đường uống hoặc dạng tiêm tùy vào mức độ viêm và đau nhức của từng người bệnh.
  • Các loại thuốc giãn cơ: Thuốc được sử dụng giúp khắc phục tình trạng cứng khớp, căng cơ do bệnh viêm khớp khuỷu tay gây ra.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Với một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau gây nghiện. Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng cải thiện cơn đau nhức cấp tính và mãn tính nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nghiện cao nên nên không được sử dụng phổ biến. Thông thường, những loại thuốc giảm đau gây nghiện được bác sĩ chỉ định với những trường hợp không đáp ứng với nhóm thuốc trên.

Trong thời gian sử dụng thuốc Tây điều trị viêm khớp khuỷu tay có thể phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như dị ứng, buồn nôn, mẩn đỏ,… Bạn cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và xử lý đúng cách.

2. Các bài thuốc Đông y cải thiện bệnh lý

Bên cạnh điều trị viêm khớp khuỷu tay với thuốc tân dược, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bệnh lý qua các bài thuốc Đông y. Phương pháp này có độ lành tính cao, an toàn và phù hợp với những trường hợp điều trị trong thời gian dài.

Những bài thuốc Đông y chữa trị bệnh viêm khớp nói chung và viêm khớp khuỷu tay nói chung chú trọng điều hòa khí huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu đến xương khớp. Đồng thời hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, bồi bổ tạng phủ, giúp chắc khỏe xương.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị dược liệu quế chi, tri mẫu mỗi vị 9 gam, thạch cao 30 gam, ngạch mễ 6 gam, cam thảo 4 gam. Tất cả dược liệu mang đi rửa sạch rồi cho vào ấm đun sôi với lượng nước vừa đủ. Đến khi nước sắc còn 1/2 thì tắt bếp. Mỗi ngày sắc uống 1 tháng và thực hiện đều đặn từ 2 – 3 tháng để đạt kết quả tốt nhất.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các dược liệu đương quy, độc hoạt, tần giao, khương hoạt mỗi thứ 12 gam, hải phong, tang chi, kê huyết đằng mỗi thứ 30 gam, quê chi, nhũ hương mỗi thứ 8 gam, mộc hương, cam thảo mỗi thứ 6 gam. Các vị thuốc sau khi rửa sạch cho vào ấm đun với lượng nước vừa đủ, đến khi nước thuốc sắc còn 1/2 lượng nước thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày.

Những bài thuốc Đông y chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh viêm khớp khuỷu tay ở mức độ nhẹ, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, phương pháp này thường phát huy tác dụng chậm, do đó đòi hỏi người bệnh kiên trì áp dụng đều đặn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Các mẹo dân gian hỗ trợ điều trị

Song song với việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh viêm khớp khuỷu tay có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng đau nhức, giảm sưng viêm và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả. Ưu điểm của những mẹo chữa này là có độ lành tính cao, an toàn, hạn chế phát sinh tác dụng phụ và lạm dụng thuốc Tây.

Các mẹo dân gian hỗ trợ điều trị
Song song với việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh viêm khớp khuỷu tay có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng đau nhức

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa viêm khớp khuỷu tay được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực:

  • Liệu pháp chườm nóng/ lạnh: Để cải thiện triệu chứng đau nhức, sưng đỏ do bệnh lý gây ra, bạn có thể áp dụng liệu pháp chườm nóng/ lạnh. Đối với chườm nóng, hãy dùng chiếc khăn bọc chai nước ấm rồi chườm lên vị trí sưng đỏ, đau nhức. Còn chườm lạnh, bạn có thể sử dụng túi chườm, hoặc khăn bọc những viên đá rồi chườm trực tiếp lên khu vực cần điều trị.
  • Bài thuốc ngải cứu – rượu trắng: Chuẩn bị 100 gam lá ngải cứu và 2 chén rượu trắng. Dược liệu sau khi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút thì cho vào chảo sao nóng rồi cho rượu trắng vào. Bọc hỗn hợp vào miếng vải sạch rồi chườm trực tiếp lên vùng khớp bị đau nhức. Áp dụng mỗi ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc chữa viêm khớp khuỷu tay từ cà tím: Chuẩn bị 1 quả cà tím, sau khi rửa sạch thì cắt thành từng miếng nhỏ. Đun sôi lượng nước vừa đủ rồi cho cà tím vào đun khoảng 15 phút. Lọc lấy phần nước cà tím, bỏ bã, dùng nước cà tím mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng đau nhức hiệu quả.
  • Mẹo chữa bệnh từ lá lốt: Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá lốt mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ tạp, vi khuẩn. Vò nhẹ lá lốt rồi cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ khoảng 20 phút thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước, bỏ bã và dùng nước lá lốt uống mỗi ngày. Nên sử dụng sau bữa ăn và áp dụng thực hiện trong 10 ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Những mẹo chữa viêm khớp khuỷu tay bằng các thảo dược là một trong những biện pháp dân gian chưa được kiểm chứng trên cơ sở khoa học. Do đó, người bệnh cần cân nhắc trước khi thực hiện. Để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Cách kiểm soát và phòng ngừa viêm khớp khuỷu tay hiệu quả

Tổn thương do viêm khớp khuỷu tay gây ra có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động của cánh tay. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tê liệt, mất khả năng vận động hoàn toàn. Bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên sâu, người bệnh nên lưu ý áp dụng các biện pháp chăm sóc cũng như phòng ngừa bệnh tái phát lâu dài.

  • Không mang vác, bê vật nặng, thực hiện các tư thế đúng nhằm hạn chế ảnh hưởng đến khớp khuỷu tay.
  • Trong quá trình vận động, tập luyện, bạn nên lưu ý khởi động kỹ, thực hiện đúng kỹ thuật và lựa chọn những bộ môn thể thao nhẹ nhàng, tránh gây áp lực lên cánh tay như yoga, bơi lội, thiền,…
  • Tiến hành thăm khám và điều trị dứt điểm các vấn đề về xương khớp. Điều này làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng, bảo tồn chức năng vận động của hệ thống xương khớp và tránh khởi phát bệnh viêm khớp khuỷu tay.
Cách kiểm soát và phòng ngừa viêm khớp khuỷu tay hiệu quả
Xây dựng chế độ sinh dưỡng khoa học, lành mạnh là một trong những cách giúp kiểm soát và phòng ngừa viêm khớp cổ tay hiệu quả
  • Cẩn trọng trong thực hiện các hoạt động dùng lực ở cánh tay và trong tham gia giao thông. Trường hợp bị chấn thương cần xử lý triệt để và chăm sóc hợp lý tránh tổn thương khớp lâu dài và khởi phát các bệnh lý xương khớp.
  • Xây dựng chế độ sinh dưỡng khoa học, lành mạnh là một trong những cách giúp kiểm soát và phòng ngừa viêm khớp cổ tay hiệu quả. Người bệnh cần tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin cần thiết cho xương khớp như vitamin D, canxi, kẽm, sắt,…
  • Trong thời gian điều trị bệnh cần tránh xa các thực phẩm gây bất lợi như đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, gia vị, bia rượu, thuốc lá, nước có gas, cà phê,…

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm khớp khủy tay cũng như một số biện pháp kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả. Các triệu chứng của bệnh lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cánh tay, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chủ động trong thăm khám và điều trị nhằm khắc phục bệnh hiệu quả.

Post Comment