Trĩ ngoại tắc mạch là một trong những biến chứng thường gặp nguyên nhân đến từ việc hình thành những cục máu đông tại mạng mạch trĩ do sự phá vỡ mạch máu. Trĩ ngoại tắc mạch là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị dứt điểm, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như hoại tử hậu môn, nhiễm trùng huyết, viêm phần phụ…
Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị Trĩ ngoại tắc mạch
Bệnh trĩ thong thường được chia thành 3 loại như: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ ngoại thường sẽ gặp phải biến chứng như tắc mạch trĩ ngoại. Trĩ ngoại tắc mạch sẽ gây ra những tình trạng nguy hiểm như mạch trĩ bị vỡ do tĩnh mạch sưng phồng, liên tục gây đau nhức trong khoảng thời gian từ 5 đến 6 ngày vì sung huyết tụ máu đông. Nghiên cứu cho thấy, thực tế có khoảng 60% người mắc phải bệnh bệnh trĩ ngoại vì không có cách điều trị kịp thời và đúng cách mà dẫn đến biến chứng tắc mạch trĩ ngoại.
Có thể hiểu, trĩ ngoại tắc mạch là sự hình thành những cục máu đông khi mắc trĩ ngoại do sự phá vỡ mạch máu tại mạng mạch trĩ. Đây là một trong những biến chứng thường gặp, là sự tiến triển ngấm ngầm của bệnh trĩ.
Căn bệnh này xảy ra vì nhiều nguyên nhân:
- Do thói quen sinh hoạt: lười vận động với chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, suy giảm thể lực, làm giảm hoạt động thể lực, gây ảnh hưởng đến lưu thông máu, khiến máu tụ. Đây là những nguyên nhân làm cho tình trạng trĩ ngoại kéo dài dẫn đến trĩ ngoại tắc mạch.
- Người bị táo bón kéo dài thường có nguy cơ mắc trĩ ngoại và gặp phải tình trạng trĩ ngoại tắc mạch. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống ( nhiều chất béo, thiếu chất xơ), thói quen đi đại tiện, đặc biệt rất dễ gặp ở người cao tuổi.
- Việc ăn cay, thường sử dụng rượu bia, chất kích thích cũng là một trong những điều kiện tạo thuận lợi cho trĩ ngoại xuất hiện và phát triển dẫn đến trĩ ngoại tắc mạch.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ rất dễ gặp phải tình trạng trĩ ngoại tắc mạch vào những tháng cuối của thai kỳ, do sự phát triển của thai nhi gây sức ép lên tĩnh mạch của trực tràng.
- Một số nguyên nhân khác gây bệnh tắc mạch trĩ ngoại có thể kể đến như chế độ ăn uống không phù hợp, không sớm điều trị trĩ dẫn đến phát sinh biến chứng, thường xuyên mang vác vật nặng…
Trĩ ngoại tắc mạch có nguy hiểm không?
Người bị trĩ ngoại tắc mạch kể từ khi bắt đầu đau cơn đau sẽ kéo dài trong 48 giờ dẫn đến những khó chịu cho người bệnh cũng như khó khăn trong việc điều trị. Những ảnh hưởng của bệnh bắt đầu xuất hiện có thể kể đến như:
- Gây đau buốt, đau nhức khó chịu
- Gây mất tập trung, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt do cơ thể mất nhiều máu
- Tụ huyết ở các mô chặn đường đào thải độc tố của các tế bào ra ngoài, làm cho chúng xâm nhập vào vùng xung quanh búi trĩ dẫn đến viêm nhiễm
- Gây hoại tử ở các búi trĩ, sau khi khô lại sau vài ngày lại hình thành từng mảng da và những vết sẹo lớn, những điều này là yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải phân làm giúp vi khuẩn tích tụ mà dẫn đến nhiễm trùng
- Gây hại tại trực tràng có thể gây biến chứng thành tế bào ung thư
Các biến chứng có thể xảy ra nếu không kịp thời điều trị như:
- Nhiễm trùng hậu môn
- Hoại tử hậu môn
- Nhiễm trùng huyết
- Viêm nhiễm
- Viêm phần phụ
Dấu hiệu nhận biết
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng này như sau:
- Khả năng thực hiện chức năng thắt hậu môn suy giảm, thắt chặt búi trĩ và đóng lại làm cho người bệnh muốn đại tiện nhưng không đi được
- Người bệnh bị đau nhức liên tục trong khoảng từ 5 đến 6 ngày, bị đau khi đi đứng, ngồi và khi đi đại tiện
- Khi bị tắc mạch, ban đầu những cơn đau buốt sẽ ngày một tăng lên, nhất là trong 3 – 5 ngày đầu, tiếp đó vùng bị trĩ sẽ xuất hiện một mảng hoại tử khô ở bề mặt của chỗ sưng tấy
- Ở chỗ hoại tử sẽ loét ra, có cục máu được loại ra kèm theo chảy máu, tình trạng sưng đau cũng giảm dần
Sau khi cục máu được lại ra ngoài, tình trạng sưng đau do tắc mạch sẽ giảm dần, di tích mà nó để lại ở vùng hậu môn được gọi là mảnh da thừa. Tuy nhiên, nếu mắc trĩ nội tắc mạch thì cơn đau sẽ ngày một nghiêm trọng, các búi trĩ sa lồi ra ngoài, người bệnh sẽ không thể đẩy búi trĩ bị tắc mạch trở lại lòng ống hậu môn. Khi bị trĩ nội tắc mạch, dịch rỉ viêm ngày một nhiều, bệnh nhân mỗi lúc một đau hơn, hậu quả là rối loạn tuần hoàn mạng mạch trĩ nặng.
Phương pháp điều trị
Trĩ ngoại tắc mạch là một biến chứng thường gặp của bệnh trĩ, có những trường hợp các triệu chứng của bệnh rầm rộ, đau dữ dội, sưng ở vùng hậu môn nhưng do tâm lý e ngại, nhiều người vẫn chủ quan, ngại đi khám. Hơn nữa, tình trạng sưng đau ở hậu môn khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ngồi xe nên tự ý điều trị bằng thuốc kháng sinh, ngâm rửa nước muối. Kết quả là tình trạng sưng đau ngày một nghiêm trọng hơn, khi đến chuyên khoa hậu môn thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Thông thường, với bệnh nhân ở giai đoạn sớm, được điều trị kịp thời thì sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc chống viêm nhiễm
- Thuốc chống phù nề
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống táo bón
- Thuốc kháng sinh
Tùy vào tình trạng bệnh mà có phác đồ điều trị trĩ ngoại tắc mạch cụ thể, việc xử trí sẽ được chỉ định với từng cơ sở chuyên khoa hậu môn, dựa vào giai đoạn, tình trạng bệnh và kinh nghiệm của thầy thuốc. Với người đáp ứng với điều trị nội khoa, tình trạng đau và sưng, phù nề sẽ nhanh chóng thuyên giảm ở ngay lần xử trí kỳ đầu. Tuy nhiên, nếu thầy thuốc chỉ nghe bệnh nhân kể mà không khám cụ thể ở hậu môn, có thể nhầm lẫn với các bệnh như kẽ hậu môn, áp xe hậu môn..
Trong trường hợp bệnh nhân đáp ứng kém với thuốc, nếu chưa có hiện tượng viêm nhiễm, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật. Nếu búi trĩ ngoại tắc mạch của bệnh nhân bị nhiễm trùng, cần điều trị nhiễm trùng trước khi can thiệp ngoại khoa.
Một số lưu ý cho người bệnh trĩ ngoại tắc mạch
Khi bị tắc mạch, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Khi bị bệnh trĩ, người bệnh nên bổ sung đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây để ngăn ngừa, cải thiện tình trạng táo bón
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, nên kiêng cữ thực phẩm nhiều gia vị, kiêng cữ đồ ăn cay nóng
- Thực hiện các động tác yoga, các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường hoạt động của nhu động ruột
- Hạn chế mang vác nặng, tránh ngồi xổm hoặc ngồi quá lâu, nên đi lại 5 – 10 phút sau 1 – 2 giờ làm việc
- Không nên ăn mặn, không nên ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng khó tiêu, tránh làm cơ thể bị nóng để không bị táo bón
- Không ăn socola, bánh ngọt để tránh táo bón và tránh gây tăng phản ứng ngứa của hậu môn.
Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng của bệnh trĩ, nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại tắc mạch, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc. Cần chủ động đến cơ sở y tế uy tín, tốt nhất trong 48 giờ đầu tiên khi các cơn đau của bệnh trĩ dữ dội xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm:
- Trĩ ngoại huyết khối? Biểu hiện và phương pháp điều trị
- Bệnh trĩ ngoại khi nào cần phẫu thuật?