Nấm da đầu ở trẻ em là căn bệnh nếu không có hướng điều trị phù hợp rất có thể gây ra những tổn thương kéo dài cho đến khi trẻ trưởng thành điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của bé. Vì vậy việc thay đổi chế độ sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh da đầu và thân thể chính là cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này có thể xảy ra ở con em của chúng ta.
Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị nấm da đầu ở trẻ em
Nấm da đầu ở trẻ em là một dạng bệnh lý liên quan đến các vấn đề về da liễu. Nguyên nhân phổ biến chủ yếu do nhóm nấm Dermatophytes, Trichophyton, Pierdraiahortai hay Microsporum spp gây ra. Bệnh có xu hướng xuất hiện chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi do có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch tại da hoạt động kém hiệu quả nên dễ bị những vi khuẩn, nấm hay các dị nguyên khác tấn công và gây bệnh.
Triệu chứng chung của nấm da đầu chính là tình trạng ngứa ngáy, tróc vảy trên da đầu. Lúc này trên những vùng da đầu bị tổn thương sẽ xuất hiện ban hình vòng tròn, tóc ở khu vực này cũng bị gãy rụng. Các mảng ban này xuất hiện với kích thước to dần làm ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề thẩm mỹ của trẻ. Da đầu bé cũng có thể xuất hiện những mụn nhỏ, da đầu sừng mềm, đau nhẹ nếu nằm đè lên vị trí tổn thương rất khó chịu.
Nấm da đầu là bệnh có yếu tố lây truyền cao, do đó bé có thể mắc bệnh do dùng chung đồ như mũ, mũ bảo hiểm, nằm cùng gối với người bệnh; tiếp xúc với vật nuôi hay tiếp xúc trên da đầu trực tiếp khi nằm sát với người bệnh. Đặc biệt trẻ nhỏ trong độ tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Ngoài ra một số yếu tó thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm
- Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh bởi không khí ẩm ướt chính là môi trường sống tuyệt vời cho nấm. Những bé sống trong không khí nóng ẩm dễ ra mồ hôi cũng rất dễ mắc bệnh này.
- Trẻ không được chăm sóc và vệ sinh cẩn thận, phụ huynh đội mũ hay để bé nằm khi đầu còn ướt
- Trẻ có sức khỏe kém, hệ miễn dịch và lớp phòng ngự dưới da chưa được hoàn thiện. Do đó những trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn
- Trẻ đến độ tuổi đi học và lây nhiễm từ bạn bè xung quanh, thậm chí có thể thành lây lan ra toàn bộ lớp học nếu không sớm phát hiện và kiểm soát kịp thời
- Trẻ phải sử dụng các loại thuốc trị bệnh kéo dài cũng có thể là đối tượng dễ mắc bệnh
Nấm da đầu và vảy nến da đầu thường có các triệu chứng cơ bản rất giống nhau tuy nhiên những nguyên nhân và mức độ nguy hiểm hoàn toàn khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu thường liên quan đến chủng nấm và có thể điều trị dứt điểm được trong khi nguyên nhân gây vảy nến chưa thể xác định chính xác nên chỉ có thể kiểm soát bệnh tạm thời. Chính vì vậy người bệnh khi thấy có các triệu chứng bất thường trên cơ thể cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị chính xác nhất.
Nấm da đầu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nhìn chung nấm da đầu ở trẻ em không phải là bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe toàn diện nhưng nó lại gây ra rất nhiều vấn đề cho thẩm mỹ cũng như tinh thần. Những vùng da bị nấm cần phải cạo bỏ, thậm chí nếu tình trạng nhiễm nấm nặng cần phải loại bỏ tóc toàn bộ để hỗ trợ cho việc điều trị. Điều này gây ảnh hướng rất nhiều đến tính thẩm mỹ và ngoại hình bé, nhất là bé gái.
Các bé có thể bị bạn bè trêu chọc và xấu hổ, dần trở nên tự tin trước đám đông. Ngoài ra đây cũng là bệnh có tính lây nhiễm khiến nhiều người có xu hướng kỳ, thị, xa lánh và xua đuổi bé bị sợ mắc bệnh. Những ám ảnh này cũng có thể kéo dài đến khi lớn và để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Bên cạnh đó tình trạng viêm nhiễm trên da đầu có thể dẫn đến nguy cơ mắc Kerion – một dạng viêm ở đầu. Đây là tình trạng áp xe da đầu do nấm gây ra với triệu chứng đặc trưng là xuất hiện những cục u trên da đầu với kích thước vài cm. Trong các cục u này có chứa đầy các mủ, khi chảy ra sẽ để lại các mảng vảy màu vàng. Vùng da mủ này có thể bị bội nhiễm hay rụng tóc vĩnh viễn nếu tổn thương kéo dài.
Kerion cũng rất dễ nhầm lẫn với áp xe do nhiễm khuẩn nên người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở uy tín để điều trị và kiểm tra, phòng tránh những tác nhân gây hại khác cho sức khỏe.
Hướng điều trị nấm da đầu ở trẻ em
Phụ huynh nên sớm đưa bé đến những cơ sở y tế uy tín để thực hiện các kiểm tra thăm khám nhằm xác định chính xác bệnh cũng như tình trạng bệnh, qua đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Tùy từng tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc bôi trị nấm da đầu và dầu gội trị nấm chuyên dụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp bé cũng phải dùng các thuốc đường uống nếu tình trạng nhiễm nấm quá trầm trọng.
Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh còn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để có thể kiểm soát tối đa các triệu chứng bệnh.
Điều trị bằng Tây y
Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc bôi để ức chế sự phát triển của vi nấm cũng như đẩy nhanh tốc độ làm lành trên những tổn thương trên da đầu. Thường nếu điều trị đúng cách những tổn thương trên da đầu sẽ dần hồi phục sau 4- 6 tuần, tuy nhiên với những tình trạng trầm trọng hơn có thể kéo dài từ 6- 8 tuần hoặc lâu hơn.
Các thuốc được dùng phổ biến trong điều trị nấm da đầu ở trẻ em bao gồm
- Nizoral: thuốc giúp ngăn chặn sự phát triển và sinh sôi của nấm, nếu dùng với liều cao có thể tiêu diệt nấm hoàn toàn trong giai đoạn nhẹ.Bôi thuốc trên những vùng da mỏng và nhạy cảm có thể gây cảm giác chậm chích, nóng rát nhẹ.
- Itraconazole: có tác dụng ức chế sự phát triển và lây lan của nấm da, ngoài ra cũng hỗ trợ quá trình phục hồi, tái tạo lại các lớp sừng mới trên da giúp da
- Fluconazole: Cũng có tác dụng diệt nấm mạnh, tuy nhiên có thể gây ra cảm giác buồn nôn, đau bụng khi sử dụng theo đường uống
- Terbinafine: có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm khá mạnh, đồng thời giúp giảm các triệu chứng ngứa rát đóng vảy trên da đầu. Thường thuốc được chỉ định dùng trong 4- 6 tuần liên tiếp để điều trị dứt điểm các triệu chứng. Thường có hiệu quả tốt nhất với Trichophyton spp.
- Griseofulvin: được chỉ định dùng trong 6- 8 tuần, có hiệu quả trên những trường hợp nấm da đầu mãn tính hay tái phát thường xuyên để kiểm soát nhanh các triệu chứng. Thường có hiệu quả tốt nhất với chủng nấm Microsporum spp.,Nên dùng thuốc sau khi đã ăn bữa ăn có nhiều chất béo để tăng khả năng hấp thụ các chất nhất.
Khi sử dụng các loại thuốc trên đây, kể cả thuốc đường bôi hay đường uống phụ huynh vẫn cần thực sự cẩn trọng và tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ. Nếu sử dụng các thuốc bôi cần đảm bảo làm sạch da đầu trước khi bôi để đem đến hiệu quả tốt nhất. Với thuốc đường uống thì nên đảm bảo dùng đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định.
Đa số những thuốc trên đây đều có thể gây ra một số tác dụng không muốn muốn như cảm thấy châm chích nóng rát da, đôi khi kèm theo đau bụng buồn nôn. Vì vậy khi thấy bất cứ dấu hiệu nào sau khi bé dùng thuốc phụ huynh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ. Ngoài ra cũng không lạm dụng thuốc quá liều hay ngưng thuốc sớm với chỉ định đều có thể gây ra những vấn đề không như mong muốn.
Thay đổi loại dầu gội
Tương tự như các bệnh lý trên da đầu khác, với nấm da đầu ở trẻ em bác sĩ cũng sẽ chỉ định những loại dầu gội riêng nhằm ức chế sự phát triển của nấm, tránh sự kích ứng từ các chất trong dầu gội thông thường có thể làm da đầu tổn thương hơn.
Thường bác sĩ sẽ chỉ định các dầu gội có chứa Sulfide selenium hoặc Nizoral, Ketoconazole.. để ngăn chặn nấm da đầu phát triển và lây lan, giúp giảm ngứa đồng thời giảm tình trạng bong tróc, đóng vảy trên da đầu. Kết hợp với những loại thuốc uống trong quá trình điều trị bệnh sẽ giảm nhanh tình trạng bong tróc ngứa ngáy khó chịu có liên quan đến nấm da.
Sau khi đã điều trị bé không cần dùng những dầu gội này, tuy nhiên nên ưu tiên sử dụng những dầu gội có chiết xuất tự nhiên hoặc có độ PH dịu nhẹ để tránh kích ứng da. Phu huynh cũng có thể tự nấu nước gội đầu cho bé từ vỏ bưởi, bồ kết, hương nhu hay dùng bia để nhanh chóng phục hồi các tổn thương trên da đầu.
Áp dụng một số bài thuốc dân gian
Như đã nói phía trên, phụ huynh có thể tự nấu một số loại nước gội đầu đơn giản để nhanh chóng làm giảm các triệu chứng ngứa rát khó chịu trên da đầu. Đa số các dược liệu này đều khá quen thuộc, có sẵn xung quanh nên ai cũng có thể thực hiện được.
Dùng dầu dừa
Các acid béo trong dầu dừa sẽ giúp ức chế sự phát triển của nấm, kháng khuẩn chống viêm rất tốt. Ngoài ra dùng dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm cho da đầu để cải thiện các triệu chứng ngứa rát tróc vảy nên da hiệu quả.
Thực hiện như sau
- Gội đầu sạch trước khi dùng
- Bôi dầu dừa trực tiếp lên da đầu và chân tóc
- Ủ trong 30 phút rồi xả lại với nước sạch
Gội đầu bằng bồ kết
Từ xa xưa dân gian đã bắt đầu gội đầu bằng bồ kết để nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh, tóc suôn mượt và khỏe mạnh hơn. Dược liệu này cung cấp cho da đầu nhiều dưỡng chất cần thiết để tăng sức khỏe và có thể chống lại sự tấn công của nấm và vi khuẩn. Với những người gặp tình trạng tóc gãy rụng, xơ yếu có liên quan đến nấm da đầu càng nên dùng bồ kết để nuôi dưỡng lại mái tóc óng ả khỏe mạnh.
Thực hiện như sau
- Dùng vài quả bồ kết khô đem nướng trên than hồng cho thơm
- Cho bồ kết vào túi lọc riêng rồi đun cùng 2 lít nước
- Để tăng thêm hiệu quả nên cho thêm các dược liệu như hương nhu, vỏ bưởi, sả…
- Lọc lấy phần nước trong để gội đầu, không cần gội lại với nước sạch.
Bia giảm nhanh nấm da đầu
Trong bia có hàm lượng Protein cao có thể ức chế sự phát triển của một số nhóm nấm gây bệnh, trong khi đó thành phần vitamin B, Maltose sẽ giúp giảm ngứa ngáy khó chịu. Thực hiện gội đầu bằng bia còn giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi mái tóc hư tổn gãy rụng có liên quan đến nấm da đầu. Tuy nhiên chú ý trước khi dùng bia gội đầu bạn nên mở lon bia ra để bên ngoài từ 1- 2 tiếng để bay hơi một số chất độc hại và men bia không tốt cho tóc.
Thực hiện như sau
- Gội đầu sạch trước khi gội đầu với bia
- Đổ bia lên tóc và massage nhẹ nhàng sao cho đảm bảo bia làm ướt hết da đầu
- Ủ tóc trong 10- 15 phút
- Xả lại với nước sạch
Hướng chăm sóc trẻ bị nấm da đầu
May mắn nấm da đầu là bệnh có thể điều trị khỏi dứt điểm nếu tiến hành sớm và đúng cách. Theo đó chế độ chăm sóc và điều trị tại nhà cũng rất quan trọng để đẩy nhanh tốc độ điều trị bệnh cho bé. Cụ thể phụ huynh nên lưu ý các vấn đề sau đây
- Không nên cho bé đến trường hay đến những nơi đông người khi chưa điều trị xong để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh
- Loại bỏ hay làm sạch những đồ vật của bé nghi có tiếp xúc với nấm da đầu như mũ, lược, ga, gối… để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho những người thân trong gia đình
- Tắm gội thường xuyên
- Không nên để bé gãi ngứa nhiều vì có thể làm trầy xước, chảy máu gây viêm nhiễm da đầu trầm trọng hơn
- Ăn uống lành mạnh, đặc biệt tăng cường bổ sung kẽm, nhóm Allicin, vitamin B nhằm tăng sức đề kháng cho da đầu. Theo đó các thực phẩm người bệnh nên bổ sung như các loại rau củ, trái cây, hành tỏi, một số nhóm thịt đỏ..
- Vitamin C có thể tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các nhóm nấm nên không cần bổ sung quá nhiều. Hải sản và các thực phẩm có quá nhiều đường cũng có thể làm các phản ứng ngứa ngáy, viêm khó chịu hơn nên cần hạn chế tối đa
- Tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa vì sẽ khiến các triệu chứng trầm trọng hơn
- Tránh cho bé đi ngoài nắng hoặc tham gia các hoạt động mạnh làm đổ mồ hôi trên da đầu nhiều
- Dành thời gian cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý nghỉ ngơi nơi thoáng mát, tránh để bé đổ mồ hôi nhiều nhất là tại vùng đầu
- Thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh bất thường.
Phòng tránh nguy cơ nấm da đầu ở trẻ em
Dù nấm da đầu ở trẻ em không phải vấn đề quá nguy hiểm cho sức khỏe tuy nhiên lại ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và ngoại hình của bé nên cần có hướng phòng tránh càng sớm càng tốt. Cụ thể để phòng tránh bệnh tốt nhất, phụ huynh cần chú ý đến những vấn đề sau
- Đảm bảo giữ gìn vệ sinh da đầu và thân thể cho bé hằng ngày
- Chuyển sang dùng những loại dầu gội dịu nhẹ, sản phẩm dành riêng cho trẻ em, tránh dùng chung với cha mẹ. Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều các sản phẩm dầu gội đầu thuần chay có chiết xuất từ tự nhiên mà phụ huynh có thể tham khảo thêm
- Hạn chế cho bé dùng chung các vật dụng cá nhân như mũ nón, ly chén, quần áo.. Nếu bé còn trong độ tuổi đi học mầm non và có ngủ cùng các bạn trên lớp cũng cần chú ý tới vấn đề vệ sinh nệm, gối riêng cho bé thường xuyên
- Sau khi gội đầu nên làm khô tóc trước khi cho bé nằm hay cần ra ngoài, đội mũ. Nên ưu tiên để tóc khô tự nhiên hoặc dùng quạt nhẹ, tránh dùng máy sấy nhiều
- Để da đầu bé được thông thoáng thoải mái, tránh quấn khăn, mũ quá nhiều
- Theo dõi các dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ để kịp xử lý ngay từ những giai đoạn đầu tiên.
Trên đây là những nguyên nhân và dấu hiệu nấm da đầu ở trẻ em, hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Tốt nhất với những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ huynh nên ưu tiên đưa bé đến thăm khám để có hướng điều trị an toàn và hiệu quả nhất, tránh tự điều trị tại nhà có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.